Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
Ngày 23.12.2011 - Thứ Sáu sau Chúa Nhật IV Mùa Vọng

Đêm Củ Cải

Đêm Củ Cải (Noche de Rabanos, Radish Night) là một lễ hội Giáng Sinh ở Oxaca, Mexico, tất cả các trang trí, hình tượng đều được làm từ củ cải, đặc sản của địa phương. Một vài củ cải có thể nặng đến 5 ký.



Lễ hội cũng có trò chơi "pinata" (tiếng Mexico: piñatas = nồi mong manh) và pháo bông, cùng bánh nướng bọc sirô. Sau khi ăn bánh, người ta ném đĩa qua vai. Họ tin rằng, càng nhiều mảnh vỡ thì càng có nhiều may lành trong Năm Mới.





“Pinata”

Pinata hiện nay là một đồ trang trí bằng giấy bồi hoặc giấy cứng nhiều màu sắc, để trưng bầy, khi chơi người ta đặt vào bên trong đồ chơi, kẹo, có khi đầy nước. Pinata có nguồn gốc từ Trung Quốc (trò chơi đập niêu). Khi chơi, người ta bịt mắt và tìm cách đập cho đúng mục tiêu.

         

 

Pinata đến châu Âu vào thế kỷ 14, đến thế kỷ 16 du nhập vào Mexico, ban đầu người ta sử dụng nồi đất sét không trang trí gì cả. Về sau để khỏi nguy hiểm (mảnh nồi vỡ), người ta dùng giấy bồi, giấy màu cứng. Pinata có nhiều kích cỡ và nhiều hình dạng, trong Mùa Giáng Sinh, thường làm pinata hình ngôi sao, con lừa… nhưng đối với các sự kiện khác, thiết kế truyền thống được thay thế bằng các nhân vật phim hoạt hình hầu hết trẻ em đều biết đến (Batman, Superman, Spiderman, Nemo, The Lion King…)

Mỗi địa phương, người ta mặc cho trò chơi này một ý nghĩa khác nhau.

***

Sám hối - Thay đổi não trạng

Sách Malaki được viết sau khi dân Do Thái lưu đầy ở Babylon trở về. Đây là quyển cuối cùng của Cựu Ước trong bộ Kinh Thánh Công giáo, cùng với những điều khác cho ta thấy hình ảnh của cộng đồng Do Thái vào giữa thế kỷ thứ 5, trước Thiên Chúa giáng sinh.

Malaki có nghĩa là “Người đưa tin”.

Sách Malaki nhấn mạnh đến sự tức giận của Thiên Chúa, vì một khi dân chúng quay về quê nhà, họ hưởng thụ nhiều hơn, trở nên bê trễ việc thờ phượng Chúa.

Phần cuối, tiên tri Malaki cũng đề cập đến “Ngày của Chúa”, khi những người tội lỗi bị luận phạt, và những người công chính sẽ được thưởng.

Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Ðiện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông đang đến” (Ml. 3;1-4,23-24).

Vào khoảng năm 440 trước Công nguyên, tiên tri Malaki đã rao giảng về “Ngày của Chúa”
(Ngày đoán phạt khủng khiếp) sẽ đến, nhưng có một sứ giả sẽ đi trước dọn đường cho Người. Bài đọc hôm nay miêu tả sự việc này.

Sách Malaki mang ý nghĩa là cầu nối giữa Cựu Ước và Tân Ước.

Nhiều người cho rằng bài đọc 1 hôm nay là dấu hiệu báo trước của Gioan Tiền Hô.
Thánh Gioan đã dọn đường cho Đức Giêsu, bằng việc rao giảng “kêu gọi mọi người chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Mc 1,1-8).

Sám hối là từ thích hợp trong mùa Vọng, nhưng chữ có ý nghĩa hơn là “nghĩ lại, quay lại”. Đây là từ được dùng nhiều trong Kinh Thánh.

Sám hối, theo tiếng Hy lạp là “Metanoia” có nghĩa là “thay đổi” = meta… não trạng = noia. Như vậy sám hối có nghĩa là sự đổi mới từ trong con người, từ trong tâm hồn, biểu lộ qua ngôn ngữ và hành vi.  Không phải chỉ như người bộ hành xoay mặt ngó lui thấy mình đi lầm đường rồi thôi, mà phải đi trở lại để đi vào đúng con đường chính.

Sám hối mang ý nghĩa nhìn lại những suy tư đã có, nhìn lại những hình ảnh đã xảy ra, và nhận thức được những gì mình đã mất trong cuộc sống vội vã hằng ngày. Sám hối là nhìn mọi việc khác hơn, và kết quả là, ta sẽ sống khác hơn.

Việc Chúa đến nằm trong chương trình sáng tạo, và Ngài đến với một thân phận con người, nên mọi sự phải khác. Tất cả mọi thứ. Con người chúng ta phải thay đổi hết.

Chúa đến làm người, chúng ta là anh em với Chúa. Đôi khi, ta quên điều này. Việc cần nhất là, nhận ra tôi là ai - con trai hay con gái của Thiên Chúa, em trai hay em gái của Đức Giêsu - và cố gắng sống tốt vai trò đó trong đời.

Mùa Vọng để chúng ta chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Tôi nghĩ lại xem, ngay bây giờ trong tâm tình sám hối, tôi cần làm gì?

Dành vài phút thinh lặng với Chúa.

Jos. Nguyễn Hùng Cường


Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B (28/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm B (21/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B (15/2/2024)

Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B (1/12/2023)

Tây Bắc - Trời Xanh, Mây Trắng, Nắng Vàng… (27/11/2023)

Lời nguyện truyền giáo (19/10/2023)

Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia (23/9/2023)

Danh sách Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (7/7/2023)

Viết về người cha nhân ngày hiền phụ (18/6/2023)

Cảm nghiệm về một Mùa Chay – Mùa Phục Sinh (9/4/2023)

Bài ca của bà An-na (22/12/2011)

Thiên Chúa đến giữa thế gian (20/12/2011)

Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta (20/12/2011)

Những phụ nữ hiếm muộn trong Cựu ước (19/12/2011)

Vai trò ngôn sứ (18/12/2011)

Điệp Ca Tin Mừng Mùa Vọng (17/12/2011)

Ngày Chúa Nhật (16/12/2011)

“Xmas” (14/12/2011)

“Adeste Fidelis” (13/12/2011)

Anawim – Dân được chọn (12/12/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối


 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn