Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

BỆNH ĐÀN ÔNG!

Được mệnh danh là phái mạnh, nên đương nhiên là các ông phải khỏe, phải xứng đáng đảm trách những công việc có tính chất vĩ mô, những việc cần đến sức mạnh và lòng dũng cảm. Đàn ông lại là chỗ dựa, chí ít là về mặt tinh thần cho phái yếu. Đàn ông còn là mục đích để cho các quý cô quý bà chứng tỏ cái sự đẹp… của phái đẹp (chứ không lẽ mấy cô mấy bà làm đẹp để tự ngắm nhau?) Một số đại diện của các ông còn vinh dự được làm “Thần tượng” của phái đẹp nữa. Có bà ái mộ quá mà dám rút nửa tỷ đồng tiền Nhà nước mua nhà tặng thần tượng. Lại có nhiều cô đánh răng đến 4 ống kem một lúc, chỉ để đổi một cái vé đứng cách 200 mét mà ngắm, mà la, mà sụt sịt cùng một “ngôi sao” từ nước Hàn xa xôi mới qua. Thế mới biết, làm đàn ông cũng sướng lắm chứ! Nếu sau đây tôi có kể “bệnh đàn ông”, thì cũng không phải để kể xấu, để… hạ giá trị quý vị đàn ông, mà chỉ mong quý cô, quý bà thêm hiểu, thêm thương cánh mày râu, biết bệnh mà chữa thôi.
 
Bệnh sĩ

Đầu tiên khám tổng quát, thì trên 90% các ông bị mắc “bệnh sĩ”. Đây là một bệnh đường máu, có thể lây nhiễm và bộc phát rất nhanh chóng. Như đã nói, các ông rất có ý thức về vai trò cao cả của mình. Thậm chí không có vai trò gì cả, thì các ông cũng cứ tưởng tượng ra một vai trò ảo rất rõ rệt (ta thường gọi là sĩ diện hão). Có ông cơ hội, rất giỏi khâu nịnh nọt, luồn cúi cấp trên, nhưng đối với cấp dưới thì dẫn “oách” như thường. Có ông ở cơ quan sợ từ cô thư ký trở đi, nhưng ở nhà có thể hét ra lửa với vợ, và ra đường hoặc chỗ đông người thì cứ phải chứng tỏ ta là chủ… hộ. Kho tàng chuyện dân gian của ta không thiếu những bệnh lý này. Khi bầu máu nóng sĩ diện sôi sục, ai không biết mà lỡ dại đụng chạm vào nỗi đau, thì có khác chi châm đầu vào lửa?! Thế nên quý cô, quý bà nên biết mà chữa trị cho các thần tượng của mình. Đừng dại mà “sờ vào lửa” khi lửa đang cháy phừng phừng nhé.

Bệnh nổ

Đây là một bệnh đường… miệng lưỡi, nhưng cũng có thể do di căn từ “bệnh sĩ” ở trên. Không có gì cũng nổ, mà có một chút xíu thì cũng nổ văng miểng, nhất là ở nơi… bàn nhậu. Chuyện Đông Tây kim cổ, từ vi mô đến vĩ mô, lĩnh vực nào mấy ông cũng có vẻ thông thạo, uyên bác cả. Càng nổ lại càng hăng. Gặp dân tay mơ không có kinh nghiệm thì rất dễ là nạn nhân của mấy ổng. Càng nổ nhiều càng tỏ rõ những lỗ hổng về kiến thức. Người ta nói “thùng rỗng kêu to” mà. Đối với mấy ông mắc bệnh này, chỉ có cách giả bộ nghe, ráng chắc lọc lấy vài phần trăm sự thật để mà đặt cược lòng tin vào đấy. Chẳng thà chịu tiếng “đa nghi Tào Tháo” còn hơn là… tiền mất tật mang. Nếu chỉ dừng ở… bàn nhậu, cái sự nổ ấy cũng chẳng tác hại nhiều lắm. Nhưng nhiều ông lại nổ cả trong công việc Nhà nước, thế mới khổ. Có ông một chút chức quyền, một chút chuyên môn lại khoái “sáng kiến, tối kiến” can thiệp thô bạo vào lĩnh vực chuyên môn khác mà ổng chẳng thạo, “ý kiến ý cò” chỉ đạo tham mưu, thể nghiệm thể nghiếc, bắt người khác phải vắt chân lên cổ mà chạy, chẳng cần biết thiệt hại mình gây ra như thế nào. Mà có biết đi nữa thì cũng “lý gio lý trấu” tại, bởi, vì, khách quan này nọ, cùng lắm là… rút kinh nghiệm lần sau.

Bệnh hảo ngọt

Bệnh này không gây biến chứng tiểu đường, mà là… bệnh về tim. Con tim nó lớn quá, nhiều ngăn quá, máu nhóm 4 (theo mẫu tự chữ cái) lại chảy rần rật trong huyết quản nên nó mới sinh chuyện. Có thể nói rằng, bệnh này ông nào cũng có (thế mới là đàn ông), nhưng nếu biết kiềm chế cái đầu, kiểm soát được con tim thì không phát bệnh. Còn cái đầu mà “cuốn theo chiều gió” cùng con tim thì sinh bệnh nặng. Hậu quả của cái này trong luật gọi là “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Có điều là các ông thích nhận trách nhiệm phát sinh trong mấy vụ này. Khi phát sinh hậu quả, là thủ phạm hoặc chối bay chối biến, hoặc cao chạy xa bay. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách” (36 chước, chước chuồn là hơn) mà! Vậy, quý bà, quý cô nên biết ông nào có bệnh này mà tránh. Còn quý bà lỡ có đức lang quân mắc bệnh này, thì nên “lấy ngọt trị ngọt”, cố gắng lay chuyển trái tim không ngủ yên của ổng bằng câu “Ta về ta tắm ao ta, An toàn, phòng HIV – ao nhà vẫn hơn”!
 
Bệnh ì

Còn chứng bệnh khác ít thấy ở ngoài đường, mà thường chỉ thể hiện trong nhà. Đó là “bệnh ì”. Bệnh này thể hiện sự teo cơ hoặc nhão cơ bắp, vì được chiều chuộng thái quá. Các ông đi đâu thì thôi, ở nhà là cứ ì ra đó cho vợ con hầu. Thậm chí còn làm công chuyện tối quan trọng là… nhậu vì quan hệ công tác, về nhà là tất cả những thứ quan trọng đó được output (xuất) ra cho vợ con dọn dẹp. Các ông quên rằng, ở nhà cũng có rất nhiều việc cần đến bộ óc kiệt xuất của các ông, cần đến sứ mệnh cao cả của các ông. Các ông còn là cái cột, cái nóc nhà của mái ấm gia đình nữa. Ở đây cũng xin các quý bà cũng đừng vội nhầm lẫn: nam nữ bình quyền không có nghĩa là các ông cũng phải đi chợ, phải chui vào bếp nấu nướng, nếu các ông không có năng lực về chuyện đó. Trong nhà, việc nào cũng quan trọng cả, phân công nhau mà làm sao cho hợp lý, hợp khả năng. Có nhiều việc chỉ có bàn tay các ông mới làm được. Trên hết là làm cho các ông tự nguyện, hứng thú với công việc gia đình và vui vẻ thể hiện sự quan tâm đến người bạn đời yêu quý, hơn là cứ bực dọc, cằn nhằn coi chồng như… con, chỉ tổ đẩy các ông ra ngoài đường nhiều hơn mà thôi. Bệnh này không gây tác hại lớn, chữa trị cũng dễ. Quý bà, quý cô hãy học tập chiêu khuyến mãi của các công ty, ví dụ như “ làm hay… có thưởng”, chắc chắn là các ông sẽ… hết bệnh.
 
Bệnh nhậu

Đàn ông không phải chỉ có chừng đó bệnh, ví như chứng bệnh ai cũng biết, ấy là “bệnh nhậu”. Nhậu mọi lúc mọi nơi. Đây là chứng bệnh… tổng hợp. Xét một cách khoa học thì nó có liên quan các bệnh ở trên. Nhậu bình dân thì nó giúp các ông thỏa mãn cái bệnh “nổ” (cứ thử đi ngang các quán nhậu sẽ thấy nó ồn ào cỡ nào). Nhậu cao cấp hơn, phòng máy lạnh, “mát mẻ” thì nó đáp ứng cái bệnh “sĩ”, bệnh “nổ”, bệnh “hảo ngọt” lẫn bệnh “ì” (có người phục vụ từ A… tới Z), tuy rằng hơi hao tốn cái khoản tiền… bo. Phạm vi bài viết thì có giới hạn, nên không đề cập sâu. Nếu các bà vợ ở nhà điều trị tốt các bệnh trên của các ông, thì bệnh nhậu cũng thuyên giảm nhiều lắm. Mong có dịp khác trở lại vấn đề này.
 
Nữ Ký Giả
(Phụ Nữ) 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Hôn nhân khởi đầu và kết thúc bằng tình yêu (16/2/2011)

Có nên đọc lén thư từ, tin nhắn của bạn đời? (14/2/2011)

10 dấu hiệu khi vừa thụ thai (10/2/2011)

Sự hiệp nhất trong tình yêu vợ chồng (7/2/2011)

23 điều cần làm trước khi sinh con (29/1/2011)

Ngôi nhà nhỏ có tình yêu lớn (22/1/2011)

Thập giới đời lứa đôi (21/1/2011)

Sức mạnh của bữa ăn gia đình (19/1/2011)

Ông nói gà Bà nói vịt (12/1/2011)

Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần? (2/1/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn