Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐỒ CÔNG NGHỆ KHIẾN GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC QUÊN NGƯỜI GIÀ

Văn hóa Trung Quốc đề cao tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ và ông bà, nhưng ngày nay, một bộ phận người già ở Trung Quốc cảm thấy cô đơn do con và cháu của họ chỉ quan tâm tới điện thoại di động, máy tính.


Giới trẻ Trung Quốc "chơi" với điện thoại ở mọi nơi, ngay cả khi người thân, bạn bè ngồi ngay bên cạnh. Ảnh: ecns.cn.
 
Trong nhà hàng, trên xe buýt và thậm chí tại nhà riêng, thiếu niên và thanh niên chat, chơi game hay truy cập mạng xã hội trên những chiếc điện thoại di động thông minh. Họ làm những việc đó ngay cả khi người thân, bạn bè ngồi ngay cạnh họ.

Một ông lão ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã tỏ ra tức giận và đập vỡ một chiếc đĩa trong bữa ăn tối khi những đứa cháu của ông chú ý tới điện thoại đến nỗi chúng không nói chuyện với ông.

“Chúng mày chỉ sống với điện thoại di động”, ông lão nói trước khi rời khỏi bàn ăn.

Sau khi câu chuyện trên được đưa lên mạng Internet, dư luận đã thảo luận sôi nổi về mối quan hệ gia đình trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

“Sau khi đọc câu chuyện ấy, tôi nhận ra khoảng cách xa nhất trên thế giới chính là: Tôi đứng trước mặt bạn, còn bạn thì bận rộn với chiếc điện thoại di động”, Trương Phùng, một phụ nữ chào đời trong thập niên 80, nhận xét.

Làm việc cho một công ty kiểm toán tại Thượng Hải, Phùng nói rằng áp lực trong công việc và những chuyến công tác dày đặc khiến cô không còn thời gian và tâm trạng để nói chuyện với bố, mẹ.

“Tôi hiếm khi nói chuyện sau khi làm việc. Các mạng xã hội trở thành kênh chính để tôi liên lạc với bạn bè. Có lẽ tôi sẽ cảm thấy lạc hậu nếu tôi không thể thường xuyên cập nhật tình hình của mọi người trên những mạng xã hội”, Zhang tâm sự.

Cô Phùng dành phần lớn thời gian rảnh để “lướt web”. Ngay cả khi đang ăn bữa tối, cô cũng chụp ảnh các món ăn và tải ảnh lên mạng xã hội - một cụm từ mà Zhang nghĩ rằng bố, mẹ cô không hiểu.

“Thông thường bố, mẹ xem tivi trong phòng khách, còn tôi ngồi trong phòng ngủ của tôi để chơi với điện thoại di động”, Phùng kể.

Trong công viên Từ Gia Hối ở thành phố Thượng Hải, một phụ nữ ở độ tuổi lục tuần mang họ Vương đưa cháu tới đây để chơi. Bà kể rằng con trai và con dâu của bà luôn trở về nhà vào lúc 7 hoặc 8 giờ tối. Sau đó họ lại lướt web trên điện thoại hay máy tính xách tay tới tận nửa đêm rồi ngủ.

“Chúng hiếm khi nói chuyện với tôi. Thậm chí chúng còn chẳng cảm ơn tôi vì đã chăm sóc con của chúng”, bà Vương nói.

Bà từng đề nghị họp gia đình, để thảo luận việc những đứa con không quan tâm tới người già và trẻ em. Nhưng con trai bà phản đối, vì anh cho rằng anh chẳng có gì để nói.

“Điều duy nhất tôi muốn là nói chuyện với con, cháu thường xuyên”, Vương bày tỏ.

Theo truyền thống, bữa tối là khoảng thời gian để mọi người trong gia đình trò chuyện. Nhưng ngày nay, những chức năng đa dạng của điện thoại thông minh đang đe dọa thói quen này của người dân Trung Quốc. Số lượng thiếu niên và thanh niên muốn chơi với điện thoại di động hơn là nói chuyện trực tiếp ngày càng tăng.

Giới chuyên gia tin rằng, sự mê mẩn thái quá của giới trẻ đối với điện thoại di động, đã hủy hoại các mối quan hệ cá nhân của họ và làm thay đổi những cách thức giao tiếp. Zhang Youde, một nhà xã hội học của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, nói rằng kiểu giao tiếp giữa người với người, đã biến thành kiểu giao tiếp giữa người với điện thoại. Xu hướng đó khiến người dân cảm thấy cô đơn và nới rộng khoảng cách giữa các thế hệ.

“Người già, vốn quen với kiểu nói chuyện trực tiếp, cảm thấy tụt hậu trong kỷ nguyên thông tin”, Zhang nhận xét.

Trong thời đại mà phần lớn thanh niên, thiếu niên Trung Quốc là con duy nhất trong gia đình, họ trở thành mục tiêu giao tiếp duy nhất của bố, mẹ. Zhang khuyên giới trẻ quan tâm tới cảm xúc của các đấng sinh thành và tăng cường giao tiếp với họ.

Su Hao, một chuyên gia của Viện Khoa học Xã hội, nói rằng công nghệ thông tin đã làm tăng khả năng giao tiếp xã hội và giúp con người tiết kiệm thời gian trong hoạt động giao tiếp, song nó cũng làm tăng sự phụ thuộc của con người vào điện thoại di động.

Việt Linh
(Vnexpress)


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Những thói quen xấu cần tránh khi sử dụng điện thoại di động (19/10/2012)

Ông Blair: Hãy cởi mở để đón nhận cơ hội (15/10/2012)

Từ bi với mình (11/10/2012)

Mạng xã hội Facebook chính thức cán mốc 1 tỷ người dùng (6/10/2012)

Sự im lặng đáng sợ của người tốt (18/9/2012)

'Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác' (14/9/2012)

Ý nghĩa của bông hồng cài áo dịp lễ Vu Lan (30/8/2012)

10 sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại (20/8/2012)

Phạt VietJet 20 triệu đồng vụ múa bikini trên máy bay (9/8/2012)

Vụ Muaban24: Chết vì “hoa hồng” và “chém gió” (5/8/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn