Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHỮNG THÓI QUEN XẤU CẦN TRÁNH KHI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
 
Hãy thử điểm ra một vài thói quen không tốt trong cách dùng điện thoại của nhiều người.
 
1. Đừng cố bịt microphone
 
Đây là một thói quen của khá nhiều người dùng điện thoại di động. Đôi khi chúng ta dùng tay bịt microphone khi tạm thời dừng cuộc đối thoại để nói điều gì đó với những người xung quanh. Cách này chỉ hiệu quả trên điện thoại bàn mà thôi. Độ nhạy của microphone trên điện thoại di động lớn hơn rất nhiều, và vẫn có thể bắt được âm thanh ngay cả khi bạn đã bịt nó lại.
 
Vậy giải pháp nào cho trường hợp này? Chúng ta có thể sử dụng một trong 2 chức năng mà gần như điện thoại nào cũng có. Đầu tiên là phím Hold để đưa người ở đầu dây bên kia vào trạng thái chờ, trong lúc chờ họ có thể nghe nhạc từ điện thoại của bạn. Chức năng thứ hai là Mute, microphone sẽ được tắt hoàn toàn và bạn có thể yên tâm nói chuyện với người bên cạnh. Đây là 2 phương pháp hiệu quả 100%, chắc chắn đầu dây bên kia sẽ không thể biết bạn đang nói gì.
 
2. Nếu bạn sử dụng microphone đi kèm tai nghe, không cần phải dí nó lên miệng
 
Thêm một trường hợp khác cho việc đánh giá thấp khả năng của microphone. Người ta mô tả sản phẩm này với cụm từ “rảnh tay đàm thoại” là có lý do. Microphone đi kèm bộ tai nghe có độ nhạy cực lớn và có thể thu lại giọng nói của bạn rất rõ ràng kể cả khi nó được thả xuống ngực. Vì vậy việc cầm microphone và đưa lên miệng mỗi lúc nói là điều không hề cần thiết.
 
Có thể trong một vài trường hợp khi bạn đang ở một nơi quá ồn ào, việc đưa microphone lên giúp loại bỏ tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên, vẫn nhiều người có thói quen đưa microphone lên gần miệng mọi lúc mọi nơi.
 
3. Nói nhỏ thôi
 
Nói chuyện quá to trên điện thoại là một thói quen rất xấu. Không những làm người nghe máy cảm thấy khó chịu mà còn gây ác cảm cho những người xung quanh. Một người lịch thiệp và có văn hóa luôn nói chuyện một cách nhỏ nhẹ để tránh làm phiền những người xung quanh. Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một kẻ thô lỗ thì hãy bỏ thói quen này ngay.
 
4. Hãy gỡ miếng dán màn hình có sẵn trên điện thoại
 
Những miếng dán trên màn hình di động của bạn chỉ có tác dụng bảo vệ màn hình từ lúc xuất xưởng tới khi bạn đã mua nó. Sau đó người dùng nên bóc miếng dán này ra, tuy nhiên nhiều người vẫn tiếc rẻ và cho rằng miếng dán này vẫn còn có ích. Thậm chí một số hãng còn in chữ hoặc hình lên miếng dán này để buộc người dùng phải bóc ra.
 


Miếng dán đi kèm khiến màu hiển thị sai lệch.
 
Tuy mỏng và trong suốt, nhưng miếng dán đi kèm vẫn có thể là màu sắc hiển thị bị sai lệch. Nếu là màn hình cảm ứng thì độ nhạy sẽ giảm đi đáng kể.
 
5. Đừng để “đũa mốc chòi mâm son”
 


Còn đâu là iPhone?
 
Vài người mua những chiếc điện thoại cực kỳ đắt tiền và phong cách, nhưng lại khoác cho nó 1 bộ vỏ cũng cực kỳ xấu xí. Thế mới biết chẳng phải ai cũng có khiếu thẩm mỹ. Nếu bạn muốn bảo vệ chiếc điện thoại thân yêu, thì cũng đừng nên đặt nó trong một cái bao cục mịch và xấu xí. Giá trị và vẻ đẹp của chiếc điện thoại bạn sở hữu dễ dàng bị hủy hoại chỉ vì một phụ kiện rẻ tiền. Vì vậy sẽ là ý kiến hay nếu hỏi ý kiến bạn bè để lựa chọn một chiếc vỏ phù hợp.
 
6. Để chuông điện thoại quá to
 
Trừ khi bạn bị lãng tai hoặc thường xuyên làm việc trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thì chớ nên đặt chuông điện thoại âm lượng lớn. Tiếng chuông quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn. Hãy đặt mức âm lượng vừa phải để bạn có thể nghe thấy mỗi khi có người gọi hoặc tin nhắn, nếu không bạn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu của mọi người.
 
7. Tự tin vào các loại "màn hình siêu bền".
 
Các loại smartphone màn hình cảm ứng hiện đại thường được trang bị 1 lớp thủy tinh được quảng cáo là siêu bền, chống xước và chống va đập. Một sản phẩm điển hình cho kiểu quảng cáo này là Gorilla Glass, mà nhà sản xuất thông tin rằng nó có độ cứng và dẻo gấp nhiều lần thủy tinh thông thường. Dĩ nhiên, không ai bảo Gorilla Glass là không bền, nhưng như thế không có nghĩa là nó sẽ đủ sức đương đầu với tất cả mọi vật cứng trong túi quần của bạn, càng không có nghĩa là nó sẽ không vỡ nếu bạn đánh rơi. 
 
Vài chiếc chìa khóa, một chiếc dũa móng tay kết hợp với túi quần bò chật đều có thể khiến mặt màn hình của bạn  thành ra xước như... mặt giặc. Hơn thế nữa, có rất nhiều sản phẩm sử dụng Gorilla Glass vẫn dễ dàng vỡ tan màn hình khi rơi hoặc va đập. Thử lên Google tìm kiếm và bạn sẽ gặp không ít máy rơi vào trường hợp này.
 


Quả đắng vẫn đến cho những ai quá cả tin hoặc quá bất cẩn.
 
Giải pháp? Dùng dán màn hình, cẩn thận hơn khi nhét máy vào túi, tránh để chung máy với vật cứng và trên hết là chớ có đánh rơi.
 
8. Dùng ảnh bản thân làm hình nền cho điện thoại
 
Những người để ảnh bản thân mình làm phông nền thường bị đánh giá là người tự phụ, đặc biệt là nam giới. Điều này chẳng khác gì mang theo một bức ảnh của bản thân bên mình, thi thoảng lại giở ra... ngắm nghía. Nếu bạn có nhu cầu ngắm nghía bản thân, có lẽ 1 chiếc gương là hoàn toàn đủ, hãy để hình nền trên điện thoại được yên.
 
Trái lại, nếu như bạn sử dụng một bức ảnh của người thân để làm hình nền thì lại là chuyên hoàn toàn bình thường, thậm chí còn chứng tỏ rằng bạn là con người có tính cách hướng nội, thích sống vì gia đình. 
 
9. Chờ đến lúc máy hết sạch pin mới sạc
 
Một vài người có thói quen chờ đến khi máy tắt ngóm mới đem đi sạc. Họ cho rằng pin sẽ bị “chai” nếu sạc quá sớm. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những loại pin cũ, hiện nay đa số thiết bị di động đều sử dụng pin Li-Ion chống “chai” pin. Hơn nữa, sạc liên tục và giữ cho pin luôn đầy sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống khẩn cấp phải dùng điện thoại nhưng chẳng may hết pin.
 


Hậu quả của việc sạc pin không thường xuyên.
 
Bạn nên có ít nhất 2 bộ sạc, để ở nhà và nơi làm việc. Không nên quá hà tiện vì chúng chẳng hề đắt. Dự phòng một bộ sạc tại nơi làm việc sẽ giúp bạn luôn giữ pin ở trạng thái đầy. Hơn nữa đỡ phải đi hỏi mượn các đồng nghiệp, một vài lần thì không sao nhưng đừng để đến lúc “giọt nước làm tràn ly”.
 
10. Vứt điện thoại lung tung, hay quên không mang theo điện thoại bên mình.
 
Nhiều người có thói quen quẳng điện thoại linh tinh rồi biến đi đâu mất. Chẳng may có cuộc gọi đến thì những người xung quanh sẽ phải ngồi nghe nhạc chuông của bạn. Tất nhiên những người lịch sự thì chẳng bao giờ động đến điện thoại người khác và họ sẽ chờ đến khi cuộc gọi chấm dứt, nhưng nhỡ đầu dây bên kia liên tục gọi lại thì sao? Kể cả những người dễ tính nhất cũng phải phát khùng lên.
 
Hơn thế nữa, những người nóng tính cũng sẽ cảm thấy rất bực mình khi bạn có điện thoại di động mà chẳng khác gì điện thoại... cố định. Gọi nhiều lần không được dễ gây cảm giác ức chế, nhất là khi có việc gấp.
 
Để điện thoại hớ hênh cũng tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội, đây là kinh nghiệm đau thương của nhiều người, họ đã không bao giờ được gặp lại chiếc điện thoại thân yêu của mình nữa. Tốt nhất là nên giữ điện thoại bên mình mọi lúc mọi nơi, “cẩn tắc vô ưu”.
 
11. Dùng nhạc chuông "khó chịu" và không tắt chuông lúc cần thiết.
 
Nhạc chuông của bạn không phải chỉ 1 mình bạn nghe thấy. Hãy chọn nhạc chuông phù hợp và đừng để những người xung quanh bạn phải phì cười hoặc liếc mắt ác cảm. Ở nơi công cộng hoặc làm việc, chống chỉ định những loại nhạc chuông “xì-tin”, tục tĩu v.v… Người ta sẽ đánh giá bạn đấy. Hơn nữa, khi đi vào những nơi trang trọng như đám tang tốt nhất là tắt chuông điện thoại. Đừng để giữa lễ viếng lại vang lên tiếng gà gáy hay 1 tràng cười khanh khách. Trong phòng học, phòng họp cũng vậy.
 
12. Nhá máy và đợi người khác gọi lại
 
Rất nhiều người tỏ ra khó chịu bị nhá máy và phải gọi lại. Điều này có thể châm chước được nếu bạn đang dùng gói trả trước và còn rất ít tiền. Tuy nhiên, việc này chỉ nên xảy ra một vài lần, bằng không bạn sẽ bị coi là một đứa keo kiệt. Và mọi người thì ghét tính keo kiệt.
 
13. Gọi điện thoại ngay cả khi có thể nhắn tin
 
Một cuộc gọi đòi hỏi người nghe phải bỏ dở công việc họ đang làm để bắt máy. Nếu không có việc gì gấp, tin nhắn là một giải pháp tốt để người nhận có thể đọc lúc họ rảnh tay.
  
Ai chẳng bực khi đang có việc quan trọng mà nhận phải một cuộc gọi “tâm sự”, họ chỉ muốn dập máy càng sớm càng tốt mà thôi. Hoặc nếu bạn nghĩ rằng cuộc gọi chỉ trong khoảng 10 giây thì tốt nhất nên nhắn tin.
 
14. "Nấu cháo" điện thoại
Có lẽ ai cũng từng ít nhất 1 lần phải tiếp chuyện những đối tượng... lắm mồm qua điện thoại. Có những người (đặc biệt là phái yếu) có sở thích buôn chuyện dông dài hết phút này qua phút khác, hết... tiếng này qua tiếng khác. Tất nhiên buôn chuyện giữa 2 người cùng đồng tâm nhất trí thì không có gì để nói. Nhưng thảm họa sẽ xảy ra, nếu bạn bắt đối tượng phải tiếp chuyện mình cả tiếng đồng hồ trên điện thoại, trong khi người ta chẳng mấy hứng thú với những gì bạn nói. Chưa kể đến việc "nấu cháo điện thoại" còn có thể làm trầm trọng thêm những triệu chứng của bệnh... "viêm màng túi".
 
Cố gắng giữ cuộc gọi thoại ngắn gọn và có đầu đuôi mới là cách làm của người lịch sự.

15. Sử dụng điện thoại khi đang sạc



Sử dụng điện thoại khi đang sạc có thật nguy hiểm như "giang hồ đồn đại" ?

Có lẽ trong số chúng ta, ai cũng từng ít nhất 1 lần nhận được những tin nhắn từ bạn bè khuyến cáo về việc này. Tuy nhiên, lý do mà bạn không nên sử dụng điện thoại khi nó đang được cắm sạc khác rất xa so với những gì mà bạn được nghe.
Hầu hết những "câu chuyện cảnh giác" về việc sử dụng điện thoại di động khi đang sạc đều có liên quan đến việc điện thoại của bạn sẽ nổ tung hoặc sóng điện từ cao gấp hàng nghìn lần lúc bình thường. Xin nói luôn, nếu bạn sử dụng điện thoại của bạn khi nó đang được cắm vào ổ sạc, sẽ không có chuyện pin của chiếc điện thoại đó "chuyển đổi mục đích sử dụng" sang lựu đạn cỡ nhỏ hoặc sóng điện thoại "tự nhiên" được tăng cường độ lên hàng nghìn lần, gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Có lẽ, lý do dẫn đến kết luận rằng pin điện thoại nguy hiểm hơn khi vừa sạc vừa xả là bất kỳ điện thoại nào được sử dụng trong lúc đang sạc đều bị nóng lên rất rõ rệt. Vấn đề này liên quan đến cơ chế sạc/xả của pin điện thoại và là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Sự thật là: nếu bạn sử dụng điện thoại di động ngay trong lúc nó đang được sạc, thì xác suất về việc chú dế yêu biến thành 1 quả lựu đạn ngay bên tai bạn cũng không hề cao hơn khi điện thoại hoạt động ở chế độ bình thường. Tương tự như vậy, khi điện thoại đang được sạc, sóng điện từ phát ra cũng vẫn ở mức bình thường. Việc khẳng định sóng điện thoại tăng cường độ khi máy đang sạc là hoàn toàn phản khoa học.
Dù vậy, nếu bạn đang sạc điện thoại, tốt nhất hãy để nó yên vị một chỗ. Lý do? Thứ nhất là việc vừa sạc vừa gọi điện sẽ khiến máy rất nóng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết nhạy cảm với nhiệt độ như màn hình, bo mạch. Thứ 2 là việc sử dụng điện thoại khi đang sạc khiến trong pin xuất hiện đồng thời 2 dòng sạc/xả, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của pin.

16. Chặn tay lên vị trí đặt ăng-ten của máy



Các điện thoại thế hệ cũ từ thập kỷ 90 hầu như đều trang bị ăng ten ngoài.

Nếu bạn còn nhớ vụ scandal của iPhone 4 về việc mất sóng khi bị cầm vào những vị trí nhất định. Steve Jobs trả lời khách hàng rằng họ đã cầm điện thoại sai cách. Tất cả cộng đồng mạng cùng tỏ thái độ phẫn nộ và tẩy chay Steve vì tuyên bố thiếu trách nhiệm này.
Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kĩ hơn, những gì Steve nói không phải hoàn toàn vô căn cứ. Trong thời kì sơ khai của ngành công nghiệp điện thoại, tất cả mọi loại điện thoại cầm tay đều phải đi kèm 1 ăng-ten để hỗ trợ việc thu sóng.



iPhone 4 và vụ scandal rớt sóng.

Và Nokia đã thay đổi khái niệm về ăng-ten của điện thoại khi cho ra đời những mẫu điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ ăng-ten chìm. Công nghệ này giúp các nhà sản xuất giấu bộ phận thu phát sóng vào một phần nào đó trên vỏ điện thoại, và triệt tiêu chiếc ăng-ten dài ngoằng, xấu xí của các thế hệ điện thoại trước đó. Vướng mắc lớn nhất của công nghệ này đó là nếu như bạn đặt tay lên những vị trí đặt ăng-ten trên vỏ điện thoại, cường độ sóng mà thiết bị thu được sẽ suy giảm đến mức thảm hại (4 cột sóng nay chỉ còn 1,2 thậm chí là "rớt sóng" hoàn toàn). Đặc biệt là với các smartphone, việc đặt tay vào nơi bố trí ăng-ten trên vỏ điện thoại sẽ làm tốc độ mạng trên điện thoại sụt giảm nghiêm trọng.
 
Giải pháp cho vấn đề này thật ra khá đơn giản và cũng đúng như lời Steve Jobs: "Đừng cầm điện thoại theo cách đó nữa". Sau 1 thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy 1 số tư thế cầm điện thoại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi, hoặc tốc độ truy cập internet trên điện thoại. Và hầu hết người sử dụng đều nhanh chóng tìm được cho mình tư thế cầm máy tối ưu để tránh việc rớt sóng hoặc cuộc gọi bị gián đoạn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian mày mò, thì tốt nhất hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm, các nhà sản xuất đều ghi chú rất cụ thể về vị trí đặt ăng ten trên máy và lưu ý khách hàng tránh đặt tay vào những nơi đó.

18. Nhắn tin/gọi điện khi đang tham gia giao thông

Có lẽ, chẳng cần nói thì ai cũng hiểu việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông nguy hiểm đến mức nào, nhất là ở những nước có tình trạng giao thông công cộng hỗn loạn như ở Việt Nam. Tại Mỹ, 15% số vụ tai nạn giao thông xảy ra là do có liên quan đến điện thoại di động. Ở Việt Nam không có những thống kê cụ thể về vấn đề này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông có "dính líu" đến điện thoại di động cũng chẳng thấp hơn ở Mỹ chút nào.



Nhắn tin thì không lái, đã lái thì đừng nhắn tin.

Trong danh sách những việc không nên làm với điện thoại khi đang đi trên đường, có lẽ "nhắn tin" sẽ đứng đầu bảng. Việc 1 tay nhắn tin, 1 tay điều khiển phương tiện giao thông chắc chắn sẽ khiến bạn chịu rất nhiều rủi ro. Vì thế, hãy nhớ 1 nguyên tắc bất di bất dịch: Dùng điện thoại thì không lái xe, mà đã lái xe thì đừng dùng điện thoại.

19. Gọi điện thoại lúc nửa đêm khi không thực sự cần thiết

Có lẽ trong những thói xấu của việc sử dụng điện thoại, không gì xấu bằng việc gọi điện thoại cho người khác lúc nửa đêm chỉ để nói vài câu tầm phào. Một cú điện thoại lúc nửa đêm luôn báo hiệu những tin tức khẩn cấp và thường là rất xấu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho những ai nghe điện.  Chưa kể đến việc điện thoại đêm khuya còn có thể phá hoại giấc ngủ của người nghe, gây cảm giác bực mình, khó chịu.



1 cú điện thoại nửa đêm bao giờ cũng khiến người nghe lo lắng.

Vì thế nếu không có việc gì thật cần, hãy bằng mọi cách tránh việc gọi điện thoại cho người khác vào lúc nửa đêm.

20. Đặt niềm tin vào các tin nhắn quảng cáo

Thế giới mà chúng ta đang sống không dành cho những người nhẹ dạ, cả tin: Cuộc đời luôn đầy rẫy cạm bẫy và hiểm nguy. Ngay cả trong việc sử dụng điện thoại di động cũng vậy. Nếu bạn quá cả tin vào những gì mà người khác nói, bạn sẽ dễ ăn phải "quả đắng". Giờ đây, các kiểu lừa đảo liên quan đến điện thoại di động tồn tại ở muôn hình vạn trạng. Nếu bạn nhận được những tin nhắn kiểu như "Bạn đã trúng giải thưởng xxx, xin mời nhắn tin về số yyy theo cú pháp zzz để nhận giải thưởng" thì phương án ứng xử hợp lý nhất là bạn hãy phớt lờ chúng. Làm theo lời "dụ khị" của những tin nhắn như thế, chắc chắn đến 99,99% là bạn sẽ rước phiền toái cũng như thiệt hại về phía mình.
 
(genk.vn)


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Ông Blair: Hãy cởi mở để đón nhận cơ hội (15/10/2012)

Từ bi với mình (11/10/2012)

Mạng xã hội Facebook chính thức cán mốc 1 tỷ người dùng (6/10/2012)

Sự im lặng đáng sợ của người tốt (18/9/2012)

'Giáo dục Việt Nam đến lúc phải lột xác' (14/9/2012)

Ý nghĩa của bông hồng cài áo dịp lễ Vu Lan (30/8/2012)

10 sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại (20/8/2012)

Phạt VietJet 20 triệu đồng vụ múa bikini trên máy bay (9/8/2012)

Vụ Muaban24: Chết vì “hoa hồng” và “chém gió” (5/8/2012)

Tản mạn chuyện ăn mặc (8/7/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn