Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI
TRƯỚC HÀN LÂM VIỆN GIÁO HOÀNG PHÒ SỰ SỐNG

Kính thưa quý chư huynh thuộc hàng Giám Mục và Linh Mục
Kính thưa quý thành viên thuộc Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Phò Sự Sống
Kính thưa quý vị,

\"\"\"\\"\\"\"Tôi hân hạnh đón tiếp và thân ái chào mừng quý vị trong khóa họp của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Phò Sự Sống. Khóa họp lần này suy tư về một chủ đề quan trọng, là mối liên hệ giữa Đạo Đức Sinh Học và Luật Luân Lý Tự Nhiên. Tương quan này đã trở nên rất đáng quan tâm trong bối cảnh ngày nay, trước sự phát triển liên tục của nhiều lãnh vực khoa học.

Tôi đặt biệt kính gởi lời chào đến Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ Tịch Viện Hàm Lâm. Cám ơn Đức Cha đã đại diện những người có mặt nơi đây dành cho tôi những lời tốt đẹp. Tôi cũng muốn gởi lời cám ơn đến tất cả mọi người, những người trong những bối cảnh rất khác biệt nhau, đã có những cống hiến quý giá và bất khả thay thế trong việc phò sự sống.

Những vấn đến xoay quanh chủ đề Đạo Đức Sinh học đòi chúng ta phải kiểm tra lại xem có bao nhiêu vấn đề đang còn tiềm ẩn trước hết là những vấn đề thuộc về nhân học. Như tôi đã khẳng định trong thông điệp gần đây nhất của tôi, Bác Ái Trong Chân Lý: “Trong cuộc đấu tranh văn hóa ngày nay giữa sự thống trị của kỹ thuật và trách nhiệm luân lý của con người, lãnh vực đạo đức sinh học là trận địa then chốt. Đó là nơi mà chính khả thể phát triển con người toàn diện bị đặt thành vấn đề ở mức độ triệt để nhất. Trong lãnh vực tế nhị và có tính quyết định này, câu hỏi nền tảng là: con người là sản phẩm của chính mình hay con người lệ thuộc vào Thiên Chúa? Những khám phá khoa học trong lãnh vực này và những khả năng can thiệp về mặt kỹ thuật đã tiến rất xa, đến độ đòi chúng ta phải chọn lựa giữa hai loại lý luận: hoặc là lý luận mở ra với siêu việt hoặc là lý luận khép kín trong chính mình”. Đây là những câu hỏi đụng chạm đến sự sống con người một cách quyết định, trong sự căng thẳng dai dẳng giữa tính nội tại và tính siêu vượt. Những câu hỏi này có tầm quan trọng lớn lao đối với văn hóa của những thế hệ tương lai.  Đứng trước những câu hỏi như thế, thật hết sức cần thiết đặt ra một kế hoạch có tính giáo dục toàn diện, là kế hoạch cho phép chúng ta đối diện với những chủ đề này trong một cái nhìn tích cực, quân bình, có tính xây dựng, và trên tất cả, trong tương quan giữa đức tin và lý trí.

Những vấn về Đạo Đức Sinh Học thường xuyên đặt ra trước hết lời kêu gọi về phẩm giá của con người. Phẩm giá con người là một giá trị nền tảng mà niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và là Đấng Phục Sinh đã luôn luôn bảo vệ, nhất là ở những nơi mà  những đối tượng đơn giản nhất và vô phương chống đỡ nhất bị xem nhẹ; bởi vì Thiên Chúa yêu thương mỗi một con người theo một cách thức độc đáo và sâu xa. Đạo Đức Sinh Học, cũng như mọi nguyên tắc khác, cần đến một sự cảnh báo để đảm bảo có một sự nhất quán liên tục trong những vấn đề đạo đức. Một cách bất khả tránh né, những vấn đề này có thể sẽ làm nổi lên những lối diễn giải xung đột nhau. Trong bối cảnh ấy, cần đến sự hướng dẫn mang tính quy chuẩn của Luật Luân Lý Tự Nhiên.

Quả vậy, phẩm giá con người là điều bất khả xâm phạm và bất khả thay thế. Việc nhìn nhận này có nền tảng đầu tiên trong một luật lệ không phải được viết bởi bàn tay con người, nhưng bởi bàn tay Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc vào trong con tim của con người. Đó là điều mà mà mỗi quy phạm pháp luật được kêu gọi phải nhìn nhận như một điều bất khả xâm phạm, và mỗi cá nhân con người đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và thăng tiến. Đứng trước thực trạng những thành tựu của khoa học luôn can thiệp trực tiếp vào sự sống con người, nếu không có một nguyên tắc nền tảng về phẩm giá con người thì thật khó tìm được một nguồn quy chiếu cho các quyền của con người, và quả là không thể đạt tới một phán quyết luân lý. Do đó, cần phải kiên định lặp lại rằng không thể hiểu phẩm giá con người chỉ trong tương quan với những yếu tố bên ngoài của tiến trình khoa học, với sự tiệm tiến trong việc hình thành nên sự sống con người hay với chủ nghĩa trắc ẩn (pietismo) hời hợt trước những tình huống giới hạn. Chỉ khi nào người ta nhìn nhận sự sống của con người, thì khi đó mới có sự tôn trọng phẩm giá của con người như một điều có giá trị nền tảng và tròn đầy tự nó, như một tổng thể và vô điều kiện. Chắc hẳn, sự sống con người luôn cần đến sự phát triển thích hợp và những chân trời tìm tòi khám phá của khoa học và của Đạo Đức Sinh Học .. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, trong những vấn đề liên quan đến con người, các nhà khoa học không bao giờ có thể nghĩ rằng mình nắm sự sống con người trong tay như đang nắm những chất liệu vô hồn và có thể lèo lái sử dụng. Thực vậy, ngay từ giây phút đầu tiên, sự sống con người đã có đặc tính là sự sống nhân linh, và vì thế sự sống ấy luôn mang phẩm giá riêng, bất luận ở đâu và trong hoàn cảnh nào đi nữa. Chẳng vậy, chúng ta sẽ luôn đứng trước nguy cơ lạm dụng khoa học, với hậu quả không thể tránh khỏi là dễ rơi vào thái độ độc đoán, kỳ thị và phục vụ lợi lộc kinh tế của những kẻ mạnh hơn.

Việc kết hợp giữa Đạo Đức Sinh Học và Luật Luân Lý Tự Nhiên cho phép chúng ta xác lập tốt hơn sự cần thiết và bất khả loại trừ của những khẳng định về phẩm giá con người, rằng: sự sống con người tự bản chất phải được nhìn nhận từ giây phút khởi đầu cho đến lúc chết tự nhiên. Ngược lại, trong bối cảnh ngày nay, trong khi ngày càng gia tăng những đòi hỏi chính đáng về quyền và về sự đảm bảo cho phẩm giá con người, chúng ta nhận thấy rằng không phải những quyền ấy đã luôn được nhìn nhận nơi sự sống con người trong những phát triển tự nhiên và trong những tình trạng yếu đuối nhất. Nghịch lý ấy thôi thúc chúng ta dấn thân trong những bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau, bởi lẽ sự sống phải luôn được nhìn nhận như là  một đối tượng không thể bị tha hóa bởi luật pháp và không bao giờ được xem như là một đối tượng bị sát tế cho những kẻ mạnh. Lịch sử đã chứng tỏ rằng: thật là một điều nguy hiểm và tai hại khi một nhà nước ban hành luật lệ về những vấn đề liên hệ tới con người và xã hội lại tự nhận mình chính là nguồn mạch và là nguyên lý của luân lý đạo đức. Không có những nguyên tắc phổ quát được xác định như một mẫu chung cho toàn thể nhân loại, nguy cơ của việc tương đối hóa cách lệch lạc ở cấp độ luật dân sự là khó tránh khỏi. Luật Luân Lý Tự Nhiên, với điểm mạnh là đặc tính phổ quát, cho phép chúng ta loại bỏ những nguy cơ ấy, và trên hết cho những người làm luật dân sự một đảm bảo trong việc tôn trọng thật sự những gì là con người, những gì thuộc về trật tự nội tại của tạo vật. Đây chính là điểm quy chiếu nguồn để đạt đến sự đồng thuận cho những người thuộc về những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, cho phép họ vượt ra khỏi những khác biệt. Chính luật này xác định sự hiện hữu trong trật tự đã được Đấng Tạo Hóa ấn định trong tự nhiên và được nhận ra như là điển hình cho một phán quyết đạo đức đúng đắn của lý trí, để làm điều lành và tránh điều dữ. Luật Luân Lý Tự Nhiên “thuộc về một di sản lớn lao trong sự khôn ngoan của nhân loại, điều mà Sách Khải Huyền, với ánh sáng của mình, đã giúp để thanh tẩy và phát triển hơn nữa”.

Kính thưa quý thành viên của Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng Phò Sự Sống, trong bối cảnh thực tế ngày nay, việc dấn thân của quý vị dường như luôn trở nên tế nhị và khó khăn hơn. Tuy nhiên, sự nhạy cảm lớn dần trước sự sống con người sẽ thôi thúc chúng ta theo đuổi với một sự nhiệt tâm lớn hơn và với một sự can đảm lớn hơn trong cộng việc phục vụ quan trọng này, là phục vụ sự sống và giáo dục về những giá trị Tin Mừng cho các thế hệ tương lai. Tôi chúc cho tất cả quý vị tiếp tục công việc nghiên cứu và tìm kiếm, để nhờ đó, công việc thăng tiến và bảo vệ sự sống luôn đạt hiệu quả và hoa trái tốt đẹp nhất. Tôi đồng hành với các bạn bằng Phép Lành Tòa Thánh. Tôi cũng muốn ban Phép Lành này cho tất cả những ai cùng chia sẻ với các bạn mỗi ngày công việc này. 

Vatican 13.02.2010
Biển Đức XVI
 
(Nguồn : Radio Vatican
Chuyển ngữ : Gia An)
x. Thông Điệp “Bác Ái Trong Chân Lý”, số 74.
x. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, các số 1954 – 1960.
x. Bộ Giáo Lý và Đức Tin, Huấn Thị Dignitas Personae, về những vấn đề của Đạo Đức Sinh Học, số 5.
 x. Gioan Phaolo II, Diễn Văn trước toàn thể các thành viên của Bộ Giáo Lý và Đức Tin, ngày 6 tháng 2 năm 2004.


Sứ điệp của Đức Phanxicô cho ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2022: Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu (27/5/2022)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi 2022 (6/5/2022)

Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi 2022 (20/4/2022)

Tông thư dưới dạng tự sắc ADMIRABILE SIGNUM của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh (4/12/2019)

“Hãy về nhà”: Lời tâm huyết ĐGH Phanxicô dành cho người trẻ Công giáo Việt Nam (24/11/2019)

Tông huấn "Niềm vui của tin mừng" (30/8/2014)

Tông huấn Familiaris Consortio (4/7/2012)

Thông điệp Humanae Vitae (4/7/2012)

Tìm hiều sắc lệnh Ad Gentes (Đến với muôn dân) (11/5/2012)

Sắc lệnh Ad Gentes (Đến với muôn dân) trong đời sống Giáo hội hôm nay (11/5/2012)

Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu (3) (18/11/2010)

Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu (2) (18/11/2010)

Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu (1) (18/11/2010)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha BêNêĐicTô XVI nhân ngày thế giới sứ mạng 2010 (18/11/2010)

Huấn thị DIGNITAS PERSONAE (Phẩm giá con người) về một số vấn đề đạo đức sinh học (18/11/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn