Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Vẫn còn gần 30 triệu nô lệ trên Thế Giới, Việt Nam cũng có chỉ số cao. 

Vẫn còn có gần 30 triệu nô lệ sống ở nhiều vùng khác nhau trên Thế Giới ngày nay, là kết luận cuả Tổ Chức Walk Free Foundation (Quĩ Bước Chân Tự Do) trong một công bố mới nhất goị là Global Slavery Index (Chỉ số nô lệ toàn thế giới).

Tổ Chức Walk Free Foundation là một tổ chức tư nhân thành lập ở Australia bởi 'ông vua' hầm mỏ Andrew Forrest, nhằm mục đích chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại trong thế hệ của chúng ta, bằng cách phát huy một phong trào lan rộng ra khắp toàn cầu, dùng các nghiên cứu có chất lượng cao nhất, tranh thủ sự ủng hộ cuả các nghiệp vụ kinh doanh và nâng cao mức tài trợ lớn chưa từng có để làm thay đổi chính sách cuả các quốc gia và cuả các ngành công nghiệp đang mang trách nhiệm cho chế độ nô lệ cuả ngày hôm nay.

Bản công bố 'Chỉ Số Nô Lệ' năm 2013 đã được nhiều nhân vật nổi danh tán trợ như Hillary Clinton (cựu ngoại trưởng HK), Tony Blair (cựu thủ tướng Anh) và Bill Gates (cựu chủ tịch Microsoft).

'Chỉ Số Nô Lệ' năm 2013 cho thấy Mauritania, Haiti, Pakistan, India, Nepal, Moldova, Benin, Cote D'Ivoire, Gambia và Gabon là những quốc gia có chỉ số (phần trăm tính theo đầu người) cao nhất thế giới theo thứ tự vừa kể.

Nhưng nếu kể đến nhân số nô lệ trong từng quốc gia, thì thứ tự là India, China, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Russia, Thailand, DR Congo, Myanmar, Bangladesh.

Danh từ 'nô lệ' ở đây được dùng chung cho nhiều trường hợp như cưỡng bức lao động, buôn bán người, buôn bán con trẻ, ép buộc hôn nhân.

Trong số 29.8 triệu nô lệ, gần một nửa sống ở ấn độ (14.7 triệu) đại diện cho 10% dân số.

Nước có nhiều nô lệ kế tiếp là Trung Quốc với số 4 triệu. Tại Trung Quốc, sự nô lệ bao gồm cưỡng bức lao động trong nền kinh tế, làm tôi đòi trong tư gia, ăn mày cho các băng đảng, đĩ điếm, ấu dâm và hôn nhân cưỡng bức.

Tổ Chức Walk Free Foundation cho biết họ bao gồm nhiều trường hợp mà hồi trước không coi như là nô lệ vì, "cho dù nó được gọi là buôn người, lao động cưỡng bức, nô lệ hay nô tì... thì những nạn nhân đều có đặc điểm chung là quyền tự do của họ bị tước đoạt, họ bị sử dụng, kiểm soát và khai thác bởi một người khác để thu lợi, hưởng lạc, hay đơn thuần là đạt đươc sự thoả mãn có quyền thống trị trên kẻ khác."

Cũng có những trường hợp con cái sinh ra bởi một người nô lệ đương nhiên trở thành nô lệ như ở một số nước Tây Phi và Nam Á châu.

Bản 'Chỉ Số Nô Lệ' liệt kê 162 quốc gia, trong đó Mỹ Quốc đứng hàng thứ 134, thua Barbados (135), South Korea (137), Hong Kong (141), Costa Rica (146), và Cuba (149).

Mặc dù Mỹ và Canada là những quốc gia 'khá an toàn', nhưng đây là những điểm đến cuả nhiều tổ chức buôn người vì có nhu cầu lao động cao và biên giới không được kiểm soát chặt chẽ.

Anh Quốc, Ireland và Iceland là những quốc gia an toàn nhất, đứng đồng hạng 160.

Điều này không có nghiã là những quốc gia này không có nô lệ. Bản Công bố cho biết có tới 4600 người coi như là nô lệ đang sống ở Anh Quốc.

Còn Viêt Nam ta?

Việt Nam đứng hạng cao thứ 64 trên Thế Giới.

Kể riêng ở Á Châu thì VN đứng hạng khá cao, đứng thứ 9, có chỉ số nô lệ cao hơn những quốc gia lân cận như Bangladesh, China và Philippines, nhưng khá hơn (đứng sau) Parkistan, India, Nepal, Thailand, Laos, Cambodia, Myanma và Afghanistan.

Tình trạng nô lệ ở VN bao gồm lao động con trẻ, mãi dâm và nạn khai thác những người có gốc nông dân và người thiểu số.

Nhưng đó là chỉ là chỉ số nô lệ ở trong nước mà thôi. Nếu kể đến việc người VN đang làm nô lệ ở các nơi khác trên Thê Giới thì con số sẽ tăng cao hơn nhiều.

Theo bá caó cuả bộ Ngoại Giao HK năm 2009 thì phụ nữ và trẻ em VN bị buôn bán sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Ma Cao để khai thác tình dục.

Nhiều thanh niên thiếu nữ VN đi lao động ở nước ngoài qua nhiều mạng lưới không chính thức cũng như qua nhiều công ty xuất khẩu lao động cuả nhà nước và cuả tư nhân trong các lĩnh vực xây dựng, đánh cá, hoặc sản xuất tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Tây Âu, và Trung Đông, nhưng sau đó họ phải đối mặt với những điều kiện lao động cưỡng bức hoặc bị gán nợ không thể trả được như việc các công ty xuất khẩu lao động có thể tính chi phí cho một người lao động xuất khẩu lên đến $ 10.000.

Số thanh niên xuất khẩu lao động trong năm 2009 là trên 200 ngàn người. Theo tài liệu cuả chính quyền thì năm 2011 có 500 ngàn người lao động ở nước ngoài.

Ngoài những báo cáo cuả bộ Ngoại Giao HK kể trên, những năm vừa qua còn có nhiều báo cáo tư nhân (cuả đài BBC) về việc những người VN bị cưỡng bức lao động tại Nga và một số nước Đông Âu, cưỡng bức lao động taị Anh Quốc trong nghề làm móng tay (cuả báo Daily Mail và the Guardian) và nhiều báo caó không chính thức cuả các nhân viên ngoại giao Anh và HK cho thấy nhiều nhóm phụ nữ VN buôn bán tình dục công khai cho khách ngoại quốc ở Thailand và Cambodia (td: điểm K11* gần Phnom Peng) vv..

Tuy thế Việt Nam không bị đặt vào số những quốc gia vô vọng nhất. Đó là những quốc gia có một nền văn hoá, pháp luật hoặc phong tục hưởng ứng chế độ nô lệ, thí dụ như Mauritania, Haiti, Pakistan và Ấn Độ.

----------------------------------------------------
*: Một làng VN cách Nam Vang 11 km.

 
Trần Mạnh Trác
(Vietcatholic)


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Cân nhắc trước khi nói về một người khác (14/10/2013)

Những Lời Khuyên Tuyệt Vời Của Một Người Vừa Ly Dị (4/10/2013)

Chiều mai siêu bão Wutip đổ bộ vào miền Trung (29/9/2013)

Hội nghị chuyên đề gia đình Đông Nam Á lần thứ VII tại Yangon, Myanmar (21/9/2013)

Một chút tình cỏ hoa (22/8/2013)

Kiến nghị không xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (17/8/2013)

Siêu bão sắp tiến vào biển Đông (12/8/2013)

Bài học về thứ tự ưu tiên (3/8/2013)

Đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Brazil (27/7/2013)

Nói với báo chí trên không (24/7/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn