Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
SIÊU ÂM TRONG THAI KỲ 
 
Siêu âm là phương pháp dùng sóng tần số cao để kiểm tra bên trong cơ thể. Sóng tần số này cao đến mức, con người không thể nghe được. Sóng siêu âm hướng đến khu vực cần được siêu âm bằng một máy dò cầm tay nhỏ. Máy này sẽ phản chiếu hình ảnh trên màn hình siêu âm.

Thực hiện

Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ thoa lên bụng bầu một loại thuốc nhờn, giúp sóng siêu âm có thể chuyển dịch từ máy dò vào bên trong cơ thể. Máy dò được xoa lên khắp bề mặt bụng bầu cho đến chỗ hình ảnh được nhìn thấy rõ nhất thì dừng lại.

Không cần nhịn tiểu để có đầy nước trong bàng quang

Trong những tuần lễ đầu của thai kỳ, tử cung (dạ con) và buồng trứng nằm sâu bên trong khung chậu và thường bị ruột che lấp, vì vậy, sóng siêu âm không đi xuyên qua được. Khi đó, nếu siêu âm sẽ không thấy khung chậu và tử cung. Khi bàng quang căng đầy do nước tiểu, ruột bị đẩy ra chỗ ngay bên cạnh.

Giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung lấn cao lên khỏi khung chậu. Nếu bàng quang căng nước tiểu thì dễ dàng thấy phần dưới của tử cung hơn. Nhưng điều này cũng không cần thiết. Vì thế, trước khi siêu âm bạn không cần nhịn tiểu để bàng quang được đầy.

Ảnh hưởng của sóng siêu âm

Siêu âm là phương pháp khám thai phổ biến gần 30 năm nay. Nhiều nghiên cứu chứng minh, chưa có bằng chứng của việc siêu âm gây hại cho mẹ và bé. Tần suất siêu âm của mỗi thai phụ là khác nhau. Có người chỉ siêu âm vài ba lần nhưng cũng có người siêu âm đến hàng chục lần trong toàn bộ thai kỳ.

Giới hạn của siêu âm

Siêu âm giúp phát hiện bất thường trong bào thai nhưng không phải phương pháp chính xác để chấn đoán những bất thường đó. Phần lớn trường hợp, để kết luận dị tật bào thai, siêu âm phải được tiến hành cũng những phương pháp xét nghiệm khác như chọc dò ối…

Mục đích của siêu âm

Siêu âm có một số vai trò như sau:

- Tính ngày sinh dự kiến.

- Kiểm tra thai có phát triển bình thường trong giai đoạn đầu không.

- Xác định số bào thai (song thai, đa thai).

- Kiểm tra vị trí nhau thai.

- Theo dõi sự phát triển của bào thai ứng với tuổi thai.

Sau tháng thứ ba, siêu âm có thể cho kết quả rõ, chi tiết về chân tay và nhiều bộ phận của thai nhi, kể cả xương sống, tim, bàng quang… Ngoài ra, siêu âm còn cho những hình ảnh liên tục, không bị gián đoạn nên là công cụ đắc lực khi tiến hành chọc dò ối.

Hình ảnh từ siêu âm

Siêu âm cho hình ảnh từng lớp hay từng phần một. Hình siêu âm giống như lát bánh lấy ra từ một ổ bánh mỳ. Hình hiển thị trên máy có thể không cho thấy toàn bộ cơ thể của bé mà chỉ cho biết từng bộ phận. Chẳng hạn, một bức hình cho thấy đầu và thân của bé, bức khác hiển thị chân của bé.

Tìm hiểu phương pháp dùng máy dò âm đạo

Thai phụ có thể được bác sĩ kiểm tra với một máy dò đặc biệt ở âm đạo. Phương pháp này hơi khó chịu nhưng không gây hại cho thai.

Băng Tâm ( Thewomens)
(http://www.menviet.com.vn)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Tình yêu và trách nhiệm: Việc Ngừa Thai Phá Hủy Tình Yêu Thế Nào? (7/11/2010)

Sốc sau cưới vì quá ảo tưởng về hôn nhân (7/11/2010)

Không bao giờ giết bào thai nữa! Xin dốc lòng chừa cho tới chết! (27/10/2010)

Giám mục Philippines hoan nghênh dự luật bảo vệ bào thai (27/10/2010)

Cần một ngày hòa giải và yêu thương (25/10/2010)

Cha Thánh Piô và tệ nạn phá thai (23/10/2010)

Nói với nhau và cho nhau nghe (17/10/2010)

Triệu chứng trầm cảm và hạnh phúc hôn nhân (17/10/2010)

Để làm mẹ bạn cần biết (17/10/2010)

Xung khắc trong quan hệ vợ chồng - nguyên nhân và giải pháp (17/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn