Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng trở nặng, cha mẹ cần phải biết
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.
Giai đoạn khởi phát của tay chân miệng, trẻ có dấu hiệu đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy… Giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có triệu chứng viêm loét miệng, sốt (37,5-38 độ C), phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.
Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.
 
 
Tay chân miệng có triệu chứng phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.
 
 
3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng diễn biến nặng
Trong trường hợp trẻ có 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. 3 dấu hiệu gồm:
- Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt
- Trẻ giật mình: Trẻ mắc tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ nhớ chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần xuất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
- Trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài: Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng do bé có các nốt đau trong miệng nên quấy khóc nhưng thực tế đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
 
 
Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau khiến trẻ kém ăn có thể dẫn đến hạ đường máu. Cha mẹ cần khắc phục bằng cách:
- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo loãng, sữa…
- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn như: Tắm cho trẻ bằng các loại nước tắm có tính sát trùng nhẹ như: nước lá chè xanh, lá chân vịt…
- Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thường ngoài da sau khi tắm
 
 
Phòng ngừa tay chân miệng
- Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tại ra kháng thể với một loại virus nhất định. Trẻ có thể mắc tay chân miệng trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirrus. Do vậy cần phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt bảo vệ trẻ khỏi tay chân miệng.
- Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi bế ẵm trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.
- Nên ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Không mớm thức ăn cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống và đồ chơi khi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
 
BS. Hương Giang
(suckhoedoisong)
 


5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất (8/5/2024)

Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

Những thực phẩm ăn càng nhiều càng hại · (14/6/2023)

7 thói quen thường gặp gây hại cho sức khỏe tim mạch (10/5/2023)

5 lỗi khiến món rau xào không ngon (26/4/2023)

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein (10/4/2023)

Sáng ngủ dậy làm ngay 7 việc này, về già sẽ ít phải lo bệnh tật (30/3/2023)

5 mẹo ăn ngũ cốc buổi sáng rất tốt cho sức khỏe (18/3/2023)

Những sai lầm phổ biến về dinh dưỡng (25/2/2023)

15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên (7/2/2023)

Món nên hạn chế ăn ngày Tết (15/1/2023)

10 bệnh thường mắc khi thời tiết thay đổi (5/1/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn