LỊCH NĂM THÁNG ĐƯỢC BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?
Khi bắt đầu có nền văn minh, con người đã quan sát mặt trời mọc và lặn, để ý đến hiện tượng ngày và đêm. Ý tưởng về tháng có thể nảy ra từ việc quan sát chu kỳ của mặt trăng, và sự thay đổi về mùa màng có thể đã nảy sinh ra ý tưởng về năm. Với sự phát triển khoa học, người ta đã biết được nhiều điều chính xác hơn. Người ta đã tính được chu kỳ quay của trái đất quanh mặt trời là một năm, thời gian hết một vòng quanh trục của mình là một ngày.
Lịch ban đầu của Ai Cập gồm có 12 tháng trong một năm, mỗi tháng có 30 ngày. Như vậy, 5 ngày dôi ra được cộng vào tháng cuối của năm để tròn 365 ngày. Người Hy Lạp sử dụng âm lịch theo lịch này, cứ 8 năm thì dôi ra 3 tháng. Vào năm 432 trước Công nguyên, Meton, nhà thiên văn học, đã khám phá ra rằng 234 tháng âm lịch bằng với 19 năm.
Năm 46 trước Công nguyên, Julius Caesar đã đưa ra một bước quan trọng đầu tiên trong việc định hướng lập ra lịch năm tháng. Ông đã nhờ sự trợ giúp của nhà thiên văn học người Hy Lạp, Sosigenes, làm công việc này. Lịch này căn cứ vào thời gian mà trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời, được gọi là dương lịch. Trái đất quay một vòng quanh mặt trời mất 364 1/4 ngày.
Một phần tư ngày dôi ra đó gây ra sự nhầm lẫn, rối rắm.
Các nhà thiên văn học xác định một năm có 365 ngày và cứ bốn năm thì có một năm 366 ngày cốt để một phần tư ngày dôi ra của mỗi năm được dồn vào năm thứ tư. Năm thứ tư này được gọi là năm nhuần. Bất cứ năm nào chia được cho 4 đều là năm nhuần. 365 ngày trong một năm được chia thành 12 tháng. Tháng Một, tháng Ba, tháng Năm, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Mười và tháng Mười Hai có 31 ngày. Tháng Tư , tháng Sáu, tháng Chín và tháng Mười Một có 30 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày nhưng vào năm nhuần, tháng Hai có 29 ngày. Lịch này đã sử dụng được 1600 năm. Tuy nhiên, sau đó, người ta tìm ra một sai lệch đến 10 ngày, bởi vì trái đất thật sự phải mất 365.2422 ngày để quay quanh một vòng mặt trời. Như vậy, trong 1000 năm sẽ bị sai lệch mất 7 ngày 8 giờ. Năm 1582, Gregogy XIII đã quyết định bỏ đi mười ngày của năm 1582 và ông ta ra lệnh rằng trong năm cuối của mỗi thế kỷ, năm nhuần sẽ được bỏ đi trừ phi nó chia được cho 400. Như vậy năm 1700, 1800 và 1900 không phải là những năm nhuần nhưng vào năm 2000 sẽ là năm nhuần có tháng Hai 29 ngày. Lịch này được gọi là lịch Gregogy hiện đang được sử dụng trên thế giới.
Hiện nay, có một loại lịch khác đang được sử dụng đó là âm lịch. Lịch này căn cứ vào chu kỳ của mặt trăng. Mặt trăng quay quanh trái đất phải mất 29 ngày rưỡi. Để thực hiện 12 vòng quanh trái đất, mặt trăng phải mất 354 ngày (29 1/2 x 12). Như vậy một năm âm lịch có 354 ngày, ít hơn năm dương lịch là 11 ngày. Do đó cứ 3 thì dôi ra 33 ngày, nên theo âm lịch cứ mỗi 3 năm thì có một tháng nhuận và trong 19 năm sẽ có 7 tháng nhuận.
Ngoài hai loại lịch này ra, một số nước cũng có vài loại lịch khác được sử dụng với mục đích tôn giáo của xứ họ.