Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
5 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ MỘT MÙA CHAY ĐẦY LÒNG XÓT THƯƠNG
THEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
 
Bạn đã làm gì đặc biệt cho Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này? Hay là bạn có rất nhiều dự địnhnhưng rốt cuộc chưa làm được gì? (Trừ việc tham gia nghi thức mở Cửa Thánh của giáo phận?)

Tham gia cho có hội!

Tuy nhiên, tôi đã đọc bài viết của ĐTC Phanxicô cách đây vài tháng – “Gương mặt của Lòng Thương Xót”. Và tôi để ý ngài nhấn mạnh phải để cho mùa Chay trở thành thời gian quan trọng đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót này: “Mùa Chay trong Năm Thánh nên… dành  thời gian ưu tiên để sống mạnh mẽ hơn để trải nghiệm Lòng Chúa Thương Xót”.

Vì thế mới đây tôi đọc lại “Gương mặt Lòng Thương Xót” và thông điệp mùa Chay của ĐTC Phanxicô. Tôi dự định sẽ lên một kế hoạch nhỏ để đánh dấu mùa ăn năn, thống hối này.

Đây là 5 lời khuyên dành cho Mùa Chay mà tôi đọc được của ĐTC Phanxicô:

1.       
Khám phá Lòng Chúa Thương Xót trong Kinh Thánh: Gương mặt nhân từ của Chúa Cha đã tỏ lộ cho chúng ta trong Kinh Thánh, qua con người của Đức Giêsu Kitô. Kết hợp Kinh Thánh trong đời sống thường ngày dường như không quá khó. Dành ra 10-15 phút mỗi ngày để đọc và ngẫm nghĩ Lời Chúa (của ngày hôm đó). Nếu bạn có thời gian, hãy dùng trọn 30 phút để cầu nguyện kết hợp với việc đọc Lời Chúa. Nếu bạn chưa bao giờ đọc Kinh Thánh trước đó, hãy thử đọc và suy gẫm theo phương pháp Lectio Divina: Đọc - Suy Gẫm - Cầu Nguyện - Chiêm Ngắm.

Có biết bao nhiêu trang Kinh Thánh phù hợp với suy ngẫm trong những tuần mùa Chay để giúp chúng ta khám phá gương mặt nhân từ của Chúa Cha! (Gương mặt của Lòng Thương Xót, 17)

2. Đón nhận Lòng Chúa Thương Xót qua việc Xưng Tội:
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh và làm nổi bật Bí tích Hòa Giải khi nói về lòng thương xót. Để có lòng nhân từ với người khác, chúng ta phải thật sự có trải nghiệm về tiếc nuối và ăn năn vì những tội lỗi của chính mình. Vì thế, khi ra khỏi tòa giải tội chúng ta phải hiểu sâu sắc rằng Thiên Chúa đã nhân từ với chúng ta, chúng ta cần thật lòng thương xót người khác.

Hãy đặt Bí tích Hòa Giải làm tâm điểm sao cho mọi người có thể chạm đến lòng nhân từ vĩ đại của Thiên Chúa. Đối với mỗi hối nhân, nó sẽ trở nên nguồn bình an thật sự trong tâm hồn.
(Gương mặt của Lòng Thương Xót, 17)

3. Suy ngẫm những việc của Lòng Thương Xót và hành động:
Tại sao những công việc của lòng thương xót lại bị quên lãng? Tôi không thể kể về những kỷ niệm trước đây. Tôi nghĩ đây là trường hợp thường xảy ra, vì chúng tôi thấy bị xúc phạm bởi sự phân chia sai lệch trong việc coi trọng thương phần xác hơn thương linh hồn, hoặc ngược lại. Là người Công giáo, chúng ta được mời gọi cho cả hai. Theo ĐTC Phanxicô, “công việc thương xót thân xác và linh hồn không bao giờ tách biệt ra”.

Hãy thử chọn một việc thương linh hồn và thương thân xác trong mùa Chay này và kết hợp chúng trong cuộc sống một cách đơn giản. Thí dụ, để một gói thực phẩm trong xe, một quyển sách đạo đức hay một đồ dùng thờ phượng. Tặng nó cho người nghèo, người vô gia cư đầu tiên bạn gặp. Với người nghèo và trẻ em ở láng giềng, không chỉ biếu tặng thực phẩm, mà kiếm giờ ngồi nói chuyện với họ.

Ao ước cháy bỏng nơi tôi trong Năm Thánh này, là người Kitô hữu suy ngẫm việc thương người phần xác và phần hồn. Đó là cách để đánh thức lương tâm của chúng ta đã quá thường xuyên được nuôi dưỡng theo tối tăm, thiếu thốn. Và chúng ta hãy tiến sâu vào trọng tâm Tin Mừng nơi người nghèo khổ sẽ được trải nghiệm một cách đặc biệt lòng nhân từ của Thiên Chúa.
(Gương mặt của Lòng Thương Xót, 15)

4. Tái khám phá sự thinh lặng
: Để trải nghiệm Lòng Chúa Thương Xót trong cuộc sống, trước tiên chúng ta cần lắng nghe Lời nhân từ của Chúa. Chúng ta có thể lắng nghe Lời Chúa khi cầu nguyện kết hợp với đọc Kinh Thánh, và đồng thời cũng kết hợp với sự thinh lặng để có thời gian nghe tiếng Chúa nhiều hơn, rõ hơn.

Mẹ tôi đã có một ‘căn phòng cầu nguyện’ riêng. Khi còn nhỏ, chúng tôi không được vào đó, nơi mà mẹ tôi đang cầu nguyện bắt đầu cho một ngày mới. Dù cuộc sống có bất cứ tình huống nào, chúng ta vẫn có thể tìm ra cho mình một ít thời gian thinh lặng để tâm sự riêng với Chúa.

Vì thế, để có khả năng thương xót, trước tiên chúng ta phải sắp xếp để có thời gian lắng nghe Lời Chúa. Điều này có nghĩa là, chúng ta phải tái khám phá giá trị của việc thinh lặng, để suy ngẫm Lời sẽ nói với chính chúng ta. Theo cách này, chúng ta mới có thể suy ngẫm và nuôi dưỡng Lòng Chúa Thương Xót trong đời sống của mình.
(Gương mặt của Lòng Thương Xót, 13)

5. Hãy đến với những người lìa bỏ và xa rời Giáo hội:
Điều này có nghĩa là phải đi ra ngoài, nhưng nếu bạn đã đọc “Gương mặt của Lòng Thương Xót” của ĐTC Phanxicô, bạn có thể lưu ý việc ngài nhấn mạnh đến Phúc Âm hóa, đặc biệt là Tân Phúc Âm hóa đời sống. Lòng thương xót có liên quan mật thiết đến Phúc Âm hóa, vì Giáo hội phải nhìn người khác bằng cặp mắt của Thiên Chúa Cha nhân từ, để dẫn đưa họ trở về cùng Chúa. Không có lòng thương xót, Phúc Âm hóa sẽ mất tính hiệu quả, xác thực và đáng tin.

Bạn có thể suy nghĩ cách nào để đến với những người thân đã xa lìa Giáo hội cho hiệu quả. Có thể chỉ là mời họ đi uống cà phê, làm một vài việc thiện nguyện mùa Chay, hoặc chia sẻ những lời được đánh động trong đời sống đức tin. Đến với họ một cách đơn giản nhất.

Trong những ngày này, Giáo hội đang quan tâm đến việc Tân Phúc Âm hóa, chủ đề Lòng Thương Xót cần được đưa ra luôn với nhiệt huyết mới và những hoạt động canh tân mục vụ.
(Gương mặt của Lòng Thương Xót, 12)

Mùa Chay sắp qua, nếu bạn chưa làm gì, hãy làm ngay trong tuần thánh. Đừng chần chừ. Chúa đang cần bạn. Chúa đang chờ bạn.

(Biên soạn lại theo 5 Tips from Pope Francis for a Merciful Lent / Sr. Theresa Aletheia Noble )

Cành Dương


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Yêu người ta không thích: Một điều khó trong mùa Chay và Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót (5/3/2016)

Ngài không biết con sao? (26/2/2016)

6 thông điệp mạnh mẽ nhất của ĐTC Phanxicô tại Mexicô (21/2/2016)

Sứ điệp mùa Chay 2016 của ĐTC Phanxicô (15/2/2016)

Xin tạo cho con quả tim trong sạch: Tai họa của nghiện phim đen (27/1/2016)

10 tư tưởng hay của Mẹ Têrêsa (18/1/2016)

Quy Định Của Tổng Giáo Phận Tp.HCM Về Cử Hành Nghi Thức Hôn Phối Cho Một Đôi Hôn Nhân Khác Đạo (12/1/2016)

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế Hòa Bình 01.01.2016 (31/12/2015)

ĐGH Phanxicô trình bày "12 danh mục của các đức tính cần thiết" (24/12/2015)

7 cử chỉ mạnh mẽ nhất của Đức Thánh Cha trong 1000 ngày đầu (12/12/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn