Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Mẹo chọn cua biển ngon mà người làm nội trợ cần biết
 
 
Các mẹo chọn cua biển ngon, chắc thịt, nhiều gạch dưới đây sẽ giúp bạn không lâm vào tình huống thất vọng, hẫng hụt khi mời cả nhà ăn món hải sản này.

Cua biển là một trong những món hải sản cao cấp được nhiều người ưa thích nhất. Do đi ăn cua biển ngoài nhà hàng hải sản rất tốn kém, khó có cảm giác "đã" nên nhiều người thỉnh thoảng mua về nhà. Tuy rẻ hơn rất nhiều nhưng bạn rất dễ gặp phải tình trạng cua bị óp, khiến cả nhà đang háo hức, hăm hở bỗng ỉu xìu vì thất vọng. Vì vậy, bạn cần trang bị các mẹo chọn cua biển ngon, chắc thịt đối với cua thịt và nhiều gạch đối với cua gạch.
 
Mẹo chọn cua biển ngon

 
Tránh những con cua hiền lành

Cua biển càng để lâu càng yếu và kém chắc, vì vậy bạn cần chọn được những con mới đánh bắt hoặc thu hoạch. Những con cua để lâu tuy phần thịt bên trong đã bị teo ngót nhưng vẻ ngoài vẫn to lớn, cầm vẫn nặng tay như thường. Vì vậy, bạn hãy để ý chọn những con cua khỏe mạnh, nhanh nhẹn, "hung hăng hiếu chiến" càng tốt. Những con này phản ứng rất nhanh và mạnh khi có người chạm vào. Còn những con trông hiền lành, chậm chạp thường đã nằm ở hàng hải sản khá lâu, thịt đã nhão.
Người làm nội trợ cần biết các mẹo chọn cua biển ngon.
 
Bỏ qua những con lõm yếm
Kiểm tra yếm là mẹo chọn cua biển ngon của những người sành ăn. Nếu cua tươi ngon, chắc thịt thì khi bạn ấn vào yếm, nó sẽ không bị lõm hay vỡ. Hãy bỏ qua con cua nếu thấy yếm lõm sâu khi bạn ấn tay vào, vì chắc chắn nó bị óp, bóc ra chỉ có nước chứ thịt chẳng được bao nhiêu, vị cũng nhạt nhẽo.   
Ngoài ra nếu bạn có chủ định chỉ mua cua đực hoặc cua cái thì việc kiểm tra yếm cũng giúp phân biệt. Cua cái có yếm to bản hơn, nhưng nếu quanh yếm có nhiều lông bao quanh thì đừng mua vì nó đã sinh sản nhiều lần, thịt không ngon. Những con có phần trứng lộ ra ở yếm thường ngon, nhiều gạch, thịt thơm. 
Nếu muốn biết cua có nhiều gạch hay không, bạn chỉ cần ấn lõm phần yếm xuống để bên trong, nếu thấy lộ ra phần gạch màu đỏ tươi thì nên chọn con cua này .
 
Quan sát gai trên mai cua
Xem xét những chiếc gai trên mai là mẹo chọn cua biển ngon không nhiều người biết. Gai ngắn, nhỏ, mềm giòn dễ gãy chứng tỏ con cua còn non, trong khi cua già có gai to, cứng chắc và đều nhau. 
 
Để ý màu sắc cua
Những con cua sậm màu, độ màu của càng và phần mai tương đương nhau là cua ngon, thịt ngọt đậm. Màu càng sẫm cho thấy tuổi con cua này càng lớn. Cua non nhạt màu hơn, thịt cũng kém chắc, nhạt hơn.
Màu sắc của yếm cũng cần được bạn lưu ý. Những con cua có yếm sẫm màu thường ngon hơn con có yếm sáng màu.
Ngoài ra, bạn còn nên lưu ý thời điểm mua cua biển. Nếu mua cua biển vào ngày rằm hoặc xung quanh ngày này, bạn phải đối diện với nguy cơ mua cua óp. Để có cua ngon, bạn nên mua cua vào mùa nước, những ngày cuối tháng, đầu tháng hay những đêm không trăng. Đây là những thời điểm cua béo và chắc thịt nhất. 
 
Lưu ý khi sơ chế cua biển
Khi mua cua biển về, bạn không nên cho vào trong nước ngay vì chúng sẽ dễ chết do bị "sốc nhiệt". Cua chết trước khi chế biến thì chất lượng món ăn sẽ giảm nghiêm trọng. Vì thế sau khi đem cua về nhà, bạn hãy để nó ở nơi thoáng mát, ẩm, thỉnh thoảng rưới nước để cua không bị "chết khô".
Đừng cắt bỏ dây buộc cua khi chúng còn sống vì bạn sẽ rất vất vả, khó khăn để xử lý chúng, thậm chí bị thương do cua kẹp. Bạn cũng sẽ dễ lâm vào tình huống đuổi con cua khắp nhà.
Cách xử lý tốt nhất là dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua để nó bất động rồi mới tháo bỏ dây. Một cách khác là cho cua đang buộc dây vào nước đá để chúng tê liệt rồi mới sơ chế.
 
MINH ANH(Tổng hợp)
(VTC News)


5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất (8/5/2024)

Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

Người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì? (15/9/2023)

Người dùng thực phẩm bổ sung cần biết 6 lưu ý này (31/8/2023)

Những món ăn tốt cho sức khỏe đường ruột (19/8/2023)

8 mẹo kiểm soát đường huyết khi ăn đồ ngọt (2/8/2023)

Để duy trì sức khỏe tốt, người cao tuổi nên làm gì? (7/7/2023)

3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng trở nặng, cha mẹ cần phải biết (25/6/2023)

Những thực phẩm ăn càng nhiều càng hại · (14/6/2023)

7 thói quen thường gặp gây hại cho sức khỏe tim mạch (10/5/2023)

5 lỗi khiến món rau xào không ngon (26/4/2023)

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein (10/4/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn