Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ
 
Rau cải cúc thường mọc vào mùa Đông Xuân, được nhiều gia đình sử dụng để nấu canh hay ăn lẩu vừa ngon lại tốt cho sức khoẻ.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, cải cúc không chỉ là rau ăn thông thường, mà còn là vị thuốc, có thể phơi khô hoặc dùng tươi. Cải cúc giàu vitamin, canxi, phốt pho, sắt và các axit amin, protein.
Trong Đông y, rau cải cúc có vị cay, ngọt. Thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng.
Vị thanh, mát ngon của rau có tác dụng tốt đến thần kinh, trí não, thích hợp với người mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh.
Rau cải cúc có ngoài là thực phẩm còn là vị thuốc chữa bệnh. (Ảnh minh hoạ)
 
Tác dụng trị bệnh của rau cải cúc
 
Giải cảm, chữa ho
Tác dụng nổi bật của cải cúc phải kể đến trị cảm cúm, ho, nhất là cho trẻ em. Những người bị ho lâu ngày có thể dùng cải cúc chữa ho bằng cách nấu canh ăn hàng ngày.
Để trị cảm cúm, bạn lấy 150g rau cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô, sau đó nấu cùng cháo. Sau đó đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc, để 5 -10 phút rồi trộn rau lên ăn, mỗi ngày cần ăn 2 - 3 lần, tác dụng giải cảm nhanh, hiệu quả.
Bạn cũng có thể dùng rau cải cúc nấu cùng thịt lợn nạc, cho thêm chút gừng đập dập, ăn khi còn nóng.
 
Trị đau đầu
Người đau đầu kinh niên, thổ huyết có thể dùng cải cục khô sắc lấy nước uống với liều lượng mỗi ngày 16g.
 
Giúp hạ huyết áp
Một tác dụng rất tuyệt vời khác của rau cải cúc là giúp hạ huyết áp. Khi bị huyết áp cao, ngoài việc phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... thì có thể bổ sung cải cúc vào thực đơn hàng ngày.
Cải cúc có thể nấu canh rau hoặc ép lấy nước cốt uống khoảng 50ml mỗi lần, chia làm 2 lần/ngày. 
 
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.
 
Tăng sữa sau sinh
Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.
Rau cải cúc chế biến thành canh giúp bồi bổ sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)
Rau cải cúc chế biến thành canh giúp bồi bổ sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)
"Rau cải cúc có nhiều tác dụng với cơ thể, có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau từ xào, nấu canh hoặc nhúng lẩu", ông Sáng nói.
Rau cải cúc là loại thân mềm, vì thế khi nấu, mọi người không nên nấu quá lâu để tránh rau nát và mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt, khi ăn lẩu bằng loại rau này nếu không chú ý sẽ vừa nát rau, làm nước bị nồng, chỉ nên ăn chín tới để vừa đảm bảo độ ngon, vừa giữ lại nhiều dinh dưỡng.
 
Những người không nên ăn rau cải cúc
Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ, dù cải cúc có nhiều tác dụng nhưng khi chế biến và sử dụng cũng cần lưu ý. Người bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn loại rau này do cải cúc có tính mát, chứa nhiều nước có thể khiến tình trạng nặng thêm.
Rau có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao, vì thế những người bị huyết áp thấp không nên dùng cải cúc, ăn vào có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.
Trước khi chế biến, nên rửa sạch nhưng tránh vò nát cải cúc, có thể khiến lượng vitamin hòa tan trong nước.
Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều rau cải cúc, chỉ nên ăn khoảng 100-150g mỗi lần và không quá 3 - 4 lần/tuần. Bởi dù bất kể thực phẩm nào, nếu lạm dụng quá mức cũng gây hại cho sức khỏe.
 
NGUYỄN NGOAN
 
(VTC News)
 


Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

5 sai lầm khiến thịt luộc bị khô, kém vị (6/12/2023)

Ăn khoai lang có tác dụng gì? (27/11/2023)

Thường xuyên ăn măng có tác dụng gì? (10/11/2023)

7 điều nên làm phòng tránh đột quỵ (31/10/2023)

Ai không nên ăn đu đủ? (25/10/2023)

7 cách để điện thoại bớt độc hại (19/10/2023)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn