Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

KHỦNG HOẢNG, XUNG ĐỘT VÀ NGUYÊN NHÂN PHÂN LY
 
1. Sự mong manh của quan hệ vợ chồng

Trong những thập niên cuối này, gia đình đặc biệt là đôi vợ chồng, trụ cột của gia đình, đã phản chiếu những căng thẳng và mọi thứ xáo trộn đã làm thay đổi xã hội chúng ta. Có những dấu hiệu, một đàng là càng ngày người ta càng ít chọn lựa sống hôn nhân so với sự gia tăng những hình thức sống chung khác, đàng khác càng ngày càng có nhiều vụ ly thân, ly dị hơn.

Thế nhưng, giữa khủng hoảng và hy vọng, hoàn cảnh đó có thể trở thành một thách đố: nó có thể khiến chúng ta phải lao vào cuộc để làm thay đổi thực trạng hiện nay của liên kết hôn phối; nó có thể trở nên nguồn cho một thứ năng lượng mới, khả dĩ phát minh ra những nguồn tài nguyên đúng đắn, khả dĩ chỉ ra những viễn tượng mới, canh tân lời tiên tri.

Nếu người ta ý thức được tính chất phức tạp của hoàn cảnh chung và tìm cách phân tích, dầu chỉ tối thiểu nhưng một cách cởi mở để có thể đào sâu tìm ra những nguyên nhân của tình cảnh ấy, thì sẽ hữu ích. Bởi đó, người ta sẽ có thể làm sáng tỏ hơn một vài nhân tố của sự thay đổi hoặc của sự khủng hoảng tiềm tàng liên hệ tới chính tương quan vợ chồng. Hơn nữa, nếu thiếu ý thức về những hoàn cảnh, tình hình thực tế, của chính tương quan vợ chồng, thì sẽ vô ích khi ta cố tìm những giải pháp, cao và sâu hơn, dù là nhân văn hay đức tin, và nỗ lực làm cho tương quan ấy bắt rễ sâu vào chúng.

Việc nhìn nhận quyền tự do lựa chọn người bạn đời là một trong những cuộc cách mạng âm thầm mà lịch sử tây phương thế kỷ XIX vừa qua đã biết đến. Từ mấy ngàn năm qua việc lựa chọn bạn đời đã được định và phải tuân thủ theo những bận tâm hay lợi ích khác xa lạ với đôi bạn, và dĩ nhiên, cũng khác tùy theo họ thuộc giai cấp thống trị hay bị trị. Người ta đã bị (được) kết hôn chứ không kết hôn. Những cuộc hôn nhân ấy có thể bền chặt hơn bởi vì được bủa vây bởi một loạt những kiểm soát khá cứng cỏi từ phía xã hội, thế nhưng mối quan hệ nam-nữ sẽ khó có thể phát triển theo chiều sâu vì thiếu điều kiện tiên quyết là sự quí trọng nhau và sự tự do chọn lựa nhau. Hôn nhân bởi tình yêu chắc hẳn là mỏng manh, nhưng khá là phong phú hơn hôn nhân bởi sắp đặt. Ngày nay người ta lấy nhau vì tình yêu và cưới nhau mà không có tình yêu thì không còn ý nghĩa gì nữa. Mỗi người chọn lựa cho mình người phối ngẫu cách tự do và quyết định về chính số phận của mình[1].

Dần dần người ta xác định rằng trong cuộc sống lứa đôi điều quan trọng không phải là làm sao duy trì hôn nhân bằng mọi giá, dù phải kiên nhẫn chịu đựng lâu dài, phải trung thành trong lầm lì bất mãn, dù là giả dối với một đời sống chung mà không có sức sống, nhưng là tự nguyện dấn thân thật sự để ở với nhau, thích được gặp nhau. Tất cả những điều ấy là một trong những thay đổi quan trọng nhất đã thành hiện thực trong thế kỷ trước và hiện vẫn còn đang thay đổi ở bên trong tiến trình chuyển biến triệt để về ý nghĩa và giá trị của gia đình. Thế nhưng đó là một thay đổi sâu xa đến mức có vẻ như có kèm theo những nguy cơ mạnh mẽ: đó là người ta không nắm bắt được cái cốt lõi nhất của hoàn cảnh, bởi chính tính chất phức tạp của một phân tích nghiêm túc, và hệ quả của nó là, người ta có thể đánh giá và chọn lựa quá đơn giản và hời hợt.

Giải pháp được đề nghị là tránh hai thái cực đối nghịch: hoặc là cám dỗ theo một kiểu chung thủy vợ chồng duy hình thức mà thiếu sự dấn thân bằng cả tình cảm lẫn lý trí, hoặc là cám dỗ theo một thứ nổi loạn đập vỡ quá dễ dàng, cũng thiếu sự dấn thân với con tim và cái đầu đi tìm một giải pháp tích cực khả dĩ. Đó là một giải pháp khác, chắc chắn là phải bận tâm bận trí hơn, mà cũng mắc míu nhiều hơn. Nó đòi tình yêu phải được nuôi dưỡng bằng một sự trung thành hằng ngày; tình vợ chồng phải được nối tiếp bằng những gặp gỡ nhau trong hân hoan và thích thú; những lúc khủng hoảng, căng thẳng, hiểu lầm nhau có ý nghĩa làm cho hai bên hiểu biết nhau sâu sắc hơn; không nên biến những xung đột thành những thất bại tiêu cực. Giải pháp đề nghị là: hôn nhân vẫn là một quan hệ rất ưu việt có thể tiến bộ và vượt qua được sự khủng hoảng mà không gãy đổ.

2. Nỗi cô đơn của đôi bạn gia đình hạt nhân

Làm một đôi bạn hạnh phúc và bền vững là một điều rất tốt mà mọi người đều muốn khi khởi đầu một cuộc tình. Thế nhưng không dễ dàng có được như thế, trước hết chính là vì người ta đã mong đợi quá nhiều ở quan hệ ấy[2], và hơn nữa, là vì đôi bạn cô đơn trước những khó khăn của mình.

Gia đình ngày nay nổi bật trước hết ở chỗ bị giản lược cách rốt ráo vào những chiều kích: dữ kiện này không chỉ là phân tích số liệu thống kê; thực ra, đó là yếu tố ảnh hưởng đáng kể trên thực tại mọi ngày và trên cách suy nghĩ và hành động. Đôi bạn và gia đình ngày nay thiếu sự an sinh hơn ngày xưa, sự an sinh được bảo đảm do bối cảnh rộng lớn hơn trong đó các cặp vợ chồng trẻ được cắm vào đó ngay. Đôi bạn và gia đình ngày nay bị tước đi nhiều nhiệm vụ mà trước đây được đảm nhiệm bên trong nhóm nhưng ngày nay được đảm đương bởi xã hội dân sự (lao động – giáo dục – y tế - thông tin – thời gian rãnh).

Như thế, đôi bạn ngày nay được đưa về với cái cốt yếu nhất, tức là nhiệm vụ hãy là chính mình, tạo ra và tìm thấy cách thức hiện hữu riêng của mình như là đôi bạn và như là gia đình vì con cái của mình.Thế nhưng, họ có thể qui chiếu vào mẫu mực nào đây khi mà với hoàn cảnh chung ngày nay nền văn hóa bị phân mảnh đã dẫn đến tình trạng mô hình gia đình duy nhất cũng bị tan vỡ theo, nhường chỗ cho một thực tế là có nhiều kiểu gia đình khác nhau[3] phát sinh và phát triển theo các tiến trình hình thành và chọn lựa giá trị khác nhau của từng đôi bạn riêng lẻ.

Một khi những chức năng mà trước kia xem ra chiếm ưu thế nay đã rơi rụng, thì giờ đây quan hệ liên vị và sự bền vững của quan hệ ấy là đối tượng chú ý hàng đầu của các đôi bạn. Thế nhưng, đôi bạn lẻ loi một mình vì họ phải tự nghĩ ra cách thức quan hệ, đôi bạn lẻ loi một mình vì họ phải tự tạo lập nền móng cho quan hệ của mình được bền vững, đôi bạn lẻ loi một mình vì họ phải tự sáng tạo ra kế hoạch sống tình yêu và tình chồng vợ. Đôi bạn lẻ loi một mình và trong nỗi cô đơn này mối bận tâm tập trung cho tương quan ấy cuối cùng có thể trở nên quá đáng vì họ mong đợi gặt hái từ chính quan hệ đó tất cả những gì mà họ không thể có được từ đời sống xã hội về các mặt nhu cầu như tình cảm, tương giao, bộc lộ mình.

Tuy nhiên, hoàn cảnh cô độc đó có thể trở thành một cơ hội và là một thách thức đặc biệt cho cuộc sống của họ, một thời kỳ của ân sủng đặc biệt để được sáng tỏ thêm ý thức về thực tại nhân bản là chính đôi bạn và về ý nghĩa sâu xa của đôi bạn trong lịch sử cứu độ của dân Thiên Chúa.

3. Xung khắc là không thể tránh được trong lịch sử của mọi đôi bạn[4]

Quả thực đôi bạn lẻ loi có thể cảm thấy khó khăn trong sự cô đơn, không thể đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, những xung khắc, những căng thẳng lớn hay nhỏ. Nhưng cũng đúng là trong mọi cuộc hành trình hôn nhân đều không thể tránh khỏi tình trạng ngày càng phát triển và gia tăng những xung đột và căng thẳng. Chúng ta cần phải ý thức điều ấy với một thái độ bình thản.

Tình trạng thăng bằng là không bao giờ chắc chắn mãi mãi trong lịch sử của mọi cặp hôn nhân, đúng hơn đó là một thực tại liên tục đang thành, bởi lẽ luôn có những biến đổi bên trong lẫn bên ngoài phạm vi đôi vợ chồng làm cho tình trạng ấy không thể yên ổn và phải thay đổi, họ phải không ngừng tìm kiếm nhằm đạt tới được một đỉnh cao sao cho từ đó họ thấy được những không gian mới và chân trời mới. Đó là một cuộc lữ hành và một tiến trình, là chính cuộc sống của đôi bạn, một cuộc xuất hành liên tục đi ra khỏi tình trạng cũ trứớc cũng như hiện giờ để mở ngỏ cho mọi cơ hội đang hình thành trong quan hệ với người khác và với những người khác, trong một tiến trình liên tục biệt hóa-tích hợp (differenzizione-integrazione).[5]

Cho nên, không thể hình dung được một cuộc sống hôn nhân mà lại không có khủng hoảng, xung đột, hay căng thẳng. Đúng hơn, có khi chính sự thiếu vắng căng thẳng, chính sự yên ắng không sức sống, chính sự hòa bình không do xây dựng mà do chịu đựng là triệu chứng đáng lo ngại của một cuộc hôn nhân thực tế không được xây dựng hằng ngày bởi một dự phóng, mà từng ngày trôi qua trong quán tính và im lặng[6].

Xung đột, căng thẳng và khủng hoảng do đấy là không thể tránh khỏi, hay nói đúng hơn, là tất yếu. Dẫu thế, chúng có thể trở nên cơ hội quí báu để tái định hướng, lúc này hay lúc khác, cuộc hành trình của đôi bạn, miễn là, khi chúng xuất hiện người ta không nên chạy trốn hay né tránh nhưng cùng nhau đi xuyên qua bên trong, can đảm đối diện, để chuyển hóa từ chỗ chối bỏ hay giữ thinh lặng về sự kiện đó sang ý thức về những nguyên nhân đích thực của sự chia rẽ, trở ngại và đau buồn, của những bất ổn ngấm ngầm, những bực dọc và phiền muộn, để có thể tháo gỡ và vượt qua những khó khăn đó.

Có những giai đoạn của đời sống vợ chồng mà những xung đột xuất hiện rõ ràng hơn. Có thể nhìn vào chu kỳ đi theo đời sống một gia đình một cách kỹ lưỡng hơn và xác định một vài chặng đường mà mọi cặp vợ chồng xem ra đều phải trải qua: đó là, lúc khởi đầu tạo lập đời đôi bạn, cử hành lễ hôn phối và tách ly khỏi gia đình cha mẹ, lúc sinh con cái, khi con đến tuổi vị thành niên, khi chúng sống tách rời xa cha mẹ, khi đến tuổi về hưu, bị bệnh tật, một trong hai người phối ngẫu qua đời[7]. Những giai đoạn ấy là những thời gian mà người ta thấy rõ dễ xuất hiện nhất những bất hòa, những tình cảm xung khắc, những động lực tâm lý làm phai nhạt tình yêu, làm quan hệ vợ chồng bất ổn. Thực ra, hiểu theo cách nào đó, đó là những giai đoạn tiến hóa, nếu sống một cách tích cực và năng động, giúp đôi bạn thoát khỏi sự kềm chế của một giai đoạn ấu trĩ của quan hệ vợ chồng để đạt tới mức trưởng thành hơn.

Vạch ra những xung đột trong đời sống đôi bạn không chỉ là một dấu chỉ của tình yêu, mà còn là một hành động ngay thật. Hơn nữa, xung đột và căng thẳng cùng lắm không phải là triệu chứng của một hoàn cảnh thỏa hiệp, nhưng rất thường đó là một sự kiện thuộc sinh lý học có liên hệ tới sự tăng trưởng của đôi bạn, chứ không nhất thiết cứ phải là sự kiện bệnh lý dẫn đến chỗ khai tử đôi lứa.

Đời sống vợ chồng thực ra được xây dựng bởi một chuỗi những giai đoạn thường đánh dấu bởi những gãy vở, rách nát, khủng hoảng. Thực ra, qua sự tan rã cấu trúc của một trật tự đã thành công thức cũ kỹ, ít nhiều đã mãn nguyện, người ta có thể tái cấu trúc lại một trật tự, một công thức mới, ở một mức độ chín chắn hơn và toàn vẹn hơn.

Đôi vợ chồng lành mạnh, có sức sống và năng động, là đôi bạn sống hợp với biện chứng, nghĩa là có khả năng làm lộ hiện ra những xung khắc và khủng hoảng ngầm, có khả năng xác định bản chất của chúng, trải qua những khó khăn đó và để mình được đổi mới. Ngược lại đôi vợ chồng lâm vào tình thế nghiêm trọng là đôi vợ chồng khép kín, ù lì, không có khả năng làm lộ hiện những xung khắc, không có khả năng làm chủ chúng, không có khả năng chấp nhận đối mặt với bối cảnh bên ngoài, nghĩa là không có khả năng đi qua và đi ra khỏi khủng hoảng mà được đổi mới[8].

Đi cho đến tận cùng có thể dẫn đến chỗ sáng sủa của ban ngày cũng như bóng tối của đêm đen. Trong trường hợp nào đi nữa điều quan trọng khi vượt qua khủng hoảng là ý thức về những thời gian xung đột, biết cách sống cũng như biết cách vượt qua những xung đột ấy[9].

4. Nguồn gốc và các lãnh vực xảy ra khủng hoảng

Một vài khó khăn của các đôi bạn liên kết chặt chẽ với bối cảnh trong đó người ta đã từng sống và đang sống: môi trường gia đình và xã hội nhỏ xung quanh, môi trường làm việc và cả môi trường xã hội rộng lớn hơn, nếu đúng là có một liên kết giữa chiều kích công cộng và chiều kích riêng tư của đôi bạn, nếu quả đúng là, như đã nói, gia đình là ngã tư đường nơi gặp gỡ của sự căng thẳng ngày nay giữa nơi công cộng và chốn riêng tư. Nhưng ta sẽ không khảo sát môi trường xã hội như thế, cũng như sẽ không khảo sát những xung đột có gắn kết với các môi trường văn hóa, ý thức hệ, tâm linh và tôn giáo của đôi bạn, nghĩa là với lãnh vực đạo đức tượng trưng của chúng. Những xung đột này bởi ít có tính chất riêng tư, dễ dàng xác định hơn.

Ngược lại, ta sẽ dừng lại nơi những xung đột khác, liên kết chặt chẽ với đôi bạn trong tư cách như là đôi bạn, thực tại tách biệt, khó xác định hơn và khó giải quyết hơn: những xung đột liên hệ đến lãnh vực tâm lí, cảm xúc, tình cảm, và tính dục: những lãnh vực tế nhị hơn, phức tạp hơn, và phụ thuộc lẫn nhau, nơi tập trung lại những kinh nghiệm quá khứ, có để lại dấu vết hằn sâu ít nhiều có ý thức.
Ở nguồn gốc của những khủng hoảng vợ chồng thường có nguyên nhân là người ta không có khả năng nhìn nhận và đón nhận chính thực tế của riêng mình, thực tế của tha nhân, thực tế của đôi bạn.

Kẻ phải lòng (đang yêu) tưởng tượng phong phú

Nơi một đôi bạn mới lấy nhau thường người ta thấy những bộc lộ của họ như tan chảy hòa trộn vào nhau. Hiện tại thường được họ cảm nhận như là mơ, một đàng khiến người ta say đắm, đàng khác khiến người ta sống chỉ những gì tinh túy nhất. Những người mới lấy nhau sống chủ yếu với trí tưởng tượng của họ, vốn là tổng hợp chính xác của những hình ảnh và tâm tưởng, của tri giác và của những liên tưởng nội tâm mà mỗi trong hai người đối ngẫu (partners) mang đến theo mình. Sự tưởng tượng của từng người nơi các đôi bạn ấy trong thời gian gặp gỡ nhau là phần còn lại của chuyện cuộc đời mà họ đã sống cho tới lúc bấy giờ. Đôi bạn cần phải xem xét đến tâm tưởng của nhau.

Thuở ban đầu lưu luyến[1] ấy là một thời gian mạnh gây cho cả hai bàng hoàng, kinh ngạc, mê mẩn, quyến rũ: đó như là mơ, là lý tưởng. Tự khép mình trong thế giới tâm tưởng của tình yêu, hai người xem ra không thể tách rời nhau được; có nguy cơ là mỗi người có thể phản chiếu tưởng tượng của mình lên người kia. Đối tượng của tình yêu, thường đến bất ngờ, dường như lấp đầy mọi mong chờ. Thế nhưng, trong sự phóng chiếu lên tha nhân ấy có thể người ta luôn luôn và chỉ yêu chính mình. Nó như là một bong bóng trong đó hai người nhìn nhau, nghe nhau, sống với nhau, nhưng mọi sự còn lại thì ở ngoài. Nhưng cái bong bóng ấy không thể giải quyết mọi chiều kích và hơi thở của cuộc sống, và, khi người ta bị yêu sách phải mở rộng cõi lòng cho những yếu tố khác lạ (tha tính), hai người thấy mình hoài nghi khi giải quyết với thực tế: Đối tượng yêu thương khác với những gì mình đã tưởng[2].

Tới đây cần phải sẵn sàng để sống điều mà các nhà tâm lý gọi là sự than khóc thứ nhất cho cuộc hôn nhân: một sự mất mát mà không phải lúc nào người ta cũng sẵn sàng. Vả lại, đối với con người đối diện với một chia ly, mất mát luôn luôn là một khó khăn. Tuy nhiên, nhờ suy nghĩ và nhìn nhau ở bên trong người ta có thể đi đến chỗ hiểu được rằng không phải là họ mất người yêu còn đang sống đó, nhưng là mất cái hình ảnh mà người ta đã tạo ra cho mình về người yêu, hay cái lý tưởng về đôi lứa. Đó chỉ là một sự mất đi những hình ảnh đã tưởng tượng! Nếu không có bước chuyển căn bản này, người ta không thể tiếp tục xây dựng chính thực tế đôi bạn và những xung đột ẩn núp góc xó nào đó sẽ sẵn đó trườn ra.

Thường thì những ảo tưởng đó được sống quá lâu như là thực tại duy nhất về đôi bạn, nó chiếm cứ mọi không gian và lấp đầy mọi khoảng cách của tương quan vợ chồng, tự đặt mình như một mục tiêu giả trá của một cặp vợ chồng lý tưởng. Nhưng người ta không được gọi để sống mối quan hệ của một đôi bạn lý tưởng không hề tồn tại; cũng như không hề có những khuôn mẫu để bắt chước, như là sản phẩm của nền văn hóa trong đó người ta sống và lớn lên, và không có thứ tình yêu lý tưởng của thời kỳ phải lòng, tình yêu sống trong ảo tưởng như bong bóng. Tình yêu không thể được nuôi dưỡng chỉ bằng lý tưởng tưởng tượng, nhưng để sống tình yêu cần phải nhập thể; bởi lẽ một tình yêu mà đứng bất động một chỗ thì chết trong giây phút ấy, không còn có thể trở thành năng lượng sống cho sự sống tiếp nối.

Vì vậy không hề có đôi bạn lý tưởng. Ngược lại, có nhiều quan hệ vợ chồng rất khác biệt nhau, ít nhiều đã thành sự, là thực tại vừa đẹp và giàu tiềm năng, nhưng thực tế cũng có đôi nghèo nàn và hạn chế; đó là những quan hệ của một người đàn ông và một người phụ nữ đồng hành với nhau để trở nên những người được kêu gọi để trở thành đôi bạn duy nhất và độc đáo.

Nhìn nhận cái khác biệt với ta (tha tính) là một nỗi khó khăn

Cuộc hành trình mạo hiểm thực sự của đôi bạn với tất cả sự phong phú và năng động của nó chỉ thực sự bắt đầu tứ lúc họ biết nhìn nhận sự khác biệt với mình hay tha tính.

“Trong những năm gần đây chúng tôi đã thấy rất nhiều cặp vợ chồng quen biết trở nên tồi tệ hơn, hay đổ vỡ. Chúng tôi có thể nhận thấy nguyên do của một vài khủng hoảng sau cùng dẫn hôn nhân của họ đến thất bại vì thiếu óc thực tế, có lẽ đã khiến họ không hiểu biết nhau, thực sự không biết thực tế của nhau (những vốn quí, sự phong phú, mà cả những giới hạn, khuyết diểm của nhau). Có khi điều đó đưa đến tình trạng không hẳn là đổ vỡ, nhưng họ sống như hai cái bóng cùng tồn tại trong đau khổ, trong một thế thăng bằng chông chênh luôn luôn rất khó giải quyết.”

“Xem người kia hoàn toàn vô tội, không khuyết điểm là một dấu chỉ cho thấy sự thiếu chín chắn. Nuôi hoài bão quá lớn cũng nguy hiểm không chỉ cho cuộc hôn nhân mà cho mọi sự: cả công việc cũng khiến ta thất vọng, cả những người khác – gồm cả cho con cái – không phải là những người trong mộng và thuộc khao khát thiếu thời của ta.”

Nhìn nhận người kia khác biệt với tôi là một giai đoạn khó khăn phải trải qua, nhưng rất cần thiết cho việc xây dựng đôi bạn. Những hậu quả sẽ khá nghiêm trọng nếu tha nhân không được nhìn nhận với thực tế của người ấy; nếu hai người không nhìn nhận nhau, nếu họ không luân chuyển, nếu họ không chấp nhận mọi mặt tích cực cũng như tiêu cực của nhau: họ sẽ không thể đón nhận và bao bọc lấy cái trần trụi của người kia cũng như không thể quí trọng phẩm chất của người kia được; sẽ không nếm được cái ý nghĩa sâu xa của sự người này vừa quí giá vừa nghèo nàn trước mắt người kia; sẽ không tạo được hoàn cảnh biết tôn trọng nhau và cùng có trách nhiệm thăng tiến và thực hiện từng cá nhân và đôi lứa.

Không có cái gì kiến tạo nên toàn thể con người bị xem thường hoặc loại bỏ mà không bị qui trách nhiệm. Trái lại,

“Nếu ai đó nhìn nhận chúng ta, yêu thương chúng ta, đón nhận chúng ta như thực tế chúng ta là như thế, thì sẽ có điều nhiệm mầu xảy ra: ơn cứu độ bắt đầu một cách xác thực, đó là, chúng ta được yêu thương với thực tế của chính mình.”

“Đó chính là sự phong phú thực sự của đời đôi bạn; đó chính là lý do tại sao sống cô độc một mình sẽ nên hết sức nghèo nàn; đó là lý do tại sao được chọn và được yêu lại là một đặc ân.”

Tiến trình nhìn nhận và đón nhận, cả cái tốt lẫn cái xấu, cái tích cực lẫn cái tiêu cực, của nhau ấy rất khó thực hiện, nếu như trong thâm sâu ta không nhìn nhận và đón nhận chính thực tế riêng của cá nhân mình: nếu ta không thể nhìn nhận chính mình bởi toàn thể những gì mình là, thì ta khó có thể làm như thế đối với người khác. Đúng hơn ta có khuynh hướng phóng chiếu lên trên người khác những mặt tiêu cực của mình, những khuyết điểm của ta mà ta không nhìn nhận, những hình ảnh làm cha làm mẹ thiếu chu đáo, tất cả những bóng ma của lịch sử nội tâm của mình. Những cái đó sẽ tiếp tục cản trở chúng ta gặp gỡ toàn thể nhân tính của người khác trong sự tự do; chúng có thể tạo ra những kiểu kết hợp hòa quyện nguy hiểm. Ngược lại, nếu như những khía cạnh tiêu cực mà được nhìn nhận và đón nhận như thực tế chúng là thế, như là phần bên kia của cái tôi chưa được nhận biết hay chưa được tháp nhập, cả chúng nữa cũng sẽ có thể trở thành phương thế cho sự thăng tiến, tăng trưởng, hòa nhập với thế giới bên trong chúng ta, với người phối ngẫu, với thế giới bên ngoài. Điều cấp bách hơn, và trước cả sự nhìn nhận và đón nhận tha tính, là nhìn nhận và đón nhận chính chủ thể tính của mình.

Đặc biệt, nhất là đối với người phụ nữ, người ta cần phải quan tâm đến tình yêu đối với chính bản thân mình:

“Chính tôi đã sống và thấy quanh mình cứ lặp đi lặp lại bao nhiêu chuyện người ta bị trầm uất tâm lý (depressione psichica) thực sự và rất đau đớn bởi một lý do nguy hiểm là đã khinh rẻ chính mình, huỷ mình đi để nhường chỗ cho những yêu sách và mong đợi của người khác một cách thiếu thăng bằng nghiêm trọng.”

“Hãy yêu thương chính mình” là một mệnh lệnh cũng mạnh mẽ như “hãy yêu thương người thân cận của mình”. Đúng hơn, chính tình yêu đối với bản thân là nền tảng cho tình yêu đối với tha nhân.

Như thế, điều quan trọng là cần phải ý thức về chính căn tính của mình, về chính lịch sử đời mình trước khi có sự gặp gỡ tha nhân, trước khi đích thân tiến bước đến chỗ chọn lựa tha nhân: cái gì đã khuấy động trong chọn lựa này vậy? có lẽ chăng một nhu cầu tình yêu không được hay không thể thỏa mãn? Tiến trình trưởng thành nhân cách của tôi đã trải qua những bước tiến tăng trưởng êm ả? Có lẽ tôi đã phóng chiếu lên con người của tha nhân những thực tại không thành đạt của tôi, những khát khao không thỏa mãn, những hoài bão không thực hiện được của tôi? Tôi có xu hướng phụ thuộc vào người kia, hòa trộn mình vào với người kia? Tôi có biết sống khoảng không gian của tôi và thời gian của tôi một mình không?

Nếu như người ta vẫn còn chưa đạt tới trưởng thành nhân cách đủ mức, và một khi người ta ý thức về điều đó, người ta có thể sẽ đạt được với sự giúp đỡ quí giá của tha nhân, vốn là nguồn suối mới phải tận dụng. Về điều này, không hề có những con đường tắt dễ dãi, không thể tránh né đi con đường ấy nếu người ta muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

“Đôi khi chính vì một trong hai người, hoặc cả hai người, không nhìn nhận mình thiếu trưởng thành, mà khiến cho cuộc hôn nhân thất bại”.

Đời sống tính dục không được thỏa mãn

Vấn đề tính dục luôn luôn là kết quả của một lịch sử. Và trong lãnh vực rộng lớn hơn này  người ta cần phải tìm chìa khóa để đọc nhằm đối diện với mọi hoàn cảnh hôn nhân khó khăn vì hiểu lầm hoặc không thỏa mãn trong lãnh vực này.

Vì mỗi cá nhân có nguồn gốc không bởi từ một cá nhân khác, mà bởi từ một đôi (vợ chồng), và vì đứa trẻ hấp thu về mặt tâm lý không chỉ nguyên mẫu của người cha và của người mẹ, mà còn hấp thu cả cái nguyên mẫu của quan hệ liên vị, giữa một người đàn ông và một người đàn bà như là một đôi vợ chồng, mà chúng ta hiểu tại sao lãnh vực tính dục lại hết sức phức tạp và tại sao lối sống tính dục của một người trưởng thành diễn tả những gì mà họ đã sống và hấp thụ được từ cha mẹ trong suốt thời gian lớn lên. Do đó chúng ta cũng có thể hiểu được ai đó đã khẳng định, dù có vẻ phi lý, rằng “cách thức để bảo đảm tốt hơn một cuộc hôn nhân hạnh phúc và một đời sống gia đình hạnh phúc là làm sao để được sinh ra từ một cuộc hôn nhân hạnh phúc”[3]. Hẳn là nếu ta lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ đã sống một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nếu ta đã hấp thụ được một giáo dục về giới tính một cách hài hòa, thì ta sẽ dễ dàng đi đến chỗ chấp nhận căn tính về tính dục của mình và gặp gỡ người bạn khác giới với ta, hơn rất nhiều. Thế nhưng ta đâu có thể tác động lên trên một quãng đường đã đi qua. Nhưng hiểu được sự quan trọng nền tảng của một đời sống tính dục hài hòa, lành mạnh, vui tươi cho hạnh phúc lứa đôi đã là tốt lắm rồi; bởi lẽ như thế người ta sẽ chú ý, lo lắng, tích cực tìm cách phát triển hơn nữa sự đồng điệu, đồng cảm về tính dục.

Trước hết, có thứ thực hành tính dục như một hình thức quyền lực áp đặt lên trên người khác hoặc chỉ như là hình thức hành lạc. Những kiểu đó không diễn ta tình yêu cũng không làm cho tình yêu ra hoa. Chúng còn xa lắm so với tình yêu mà tính dục được mời gọi diễn tả (xem chương I và II). Con đường để chỉnh đốn những biểu lộ tính dục vốn càng tạo khoảng cách xa hơn này, là khá dài bởi lẽ nó liên hệ tới những lãnh vực rộng hơn tính dục rất nhiều.

Ngược lại, một sai lầm hay vấp phải do bởi một nền giáo dục tồi áp đặt trên lãnh vực này trên bình diện luân lý cũng như tôn giáo, và là nguồn cho bao nhiêu nỗi đau khổ của người trưởng thành, đó là, chính vì người ta không coi trọng sự đồng cảm của đôi bạn với nhau về tính dục. Vẫn còn chưa thấy biến mất hoàn toàn cái quan niệm nghĩa vụ vợ chồng, quan niệm hé mở cho thấy một tình cảnh thụ động buồn tẻ, tất yếu không tránh né được. Cơ chế phản vệ, vốn có xu hướng chế ngự và chối bỏ, hoặc duy lý hóa và đè nén, khả năng tính dục của ta, che dấu nỗi sợ hãi phải chấp nhận mình như là một nhân vị có giới tính và sống viên mãn tính dục của ta trong cuộc gặp gỡ với người bạn đời. Ngược lại, “sự nhắc nhở liên tục về chiều kích tính dục trong quan hệ vợ chồng là tiền đề cho một sự phát triển bình thường mối quan hệ theo nghĩa yêu đương”[4]trong đó người ta muốn cho lời nói yêu thương mang một ý nghĩa đầy đủ hơn, tức là ý nghĩa của giao ước giữa một người nam và một người nữ, dấu chỉ của giao ước giữa con người với Thiên Chúa.

Một đôi bạn mà không sống sự hòa điệu vui tươi trong sự đồng cảm về tính dục, sẽ thấm thía nỗi buồn của một tình yêu “bị gặm mòn” trong thinh lặng, sẽ kinh nghiệm sự thịnh nộ của những nhục nhằn bị đè nén, nỗi cay đắng của bao cảm xúc đã không thể bộc lộ, tình héo khô bởi nhiều cảm giác không có cơ hội để sống. Sự khủng hoảng không thể không phản âm trên toàn bộ cuộc sống vợ chồng, bởi lẽ một quan hệ tính dục không mặn nồng và bị ức chế cách này cách khác sẽ dễ trở thành một thói quen ngăn trở xây đắp một tình thân mật vợ chồng về mặt tâm lý, khả dĩ đem lại một sự thỏa mãn và thành tựu nào đó cho cả hai vợ chồng.

“Sex dĩ nhiên không phải là tất cả mọi sự, nhưng nó là chất xúc tác cho nhiều chuyện khác. Và sở dĩ nhiều chuyện khác có chạy tốt được như thế là nhờ sex hoạt động tốt, cho nên tính dục cũng là hòn đá thử vàng để đo chất lượng toàn thể của một mối quan hệ. Khi tính dục hoat động tốt, con gnười sẽ khác đi, bầu khí tình cảm người ta cảm thấy trong một mái nhà bấy giờ là bầu khí tỏa sáng, khuây khỏa và vui tươi.”[5]

Đó có phải là một nghịch lý chăng? Hay một sự khiêu khích? Có lẽ cũng là nghịch lý và khiêu khích cả cái nhận xét sau đây cho rằng: trong nhiều cặp hôn nhân chính sự đồng điệu với nhau về tính dục có thể đã khỏa lấp nhiều hoàn cảnh khác không tích cực và có thể thúc đẩy hôn nhân tiếp tục đi tới; đang khi rất thường xuyên ở nơi nào mà thiếu sự hài hòa thân mật vợ chồng như thế, không có một sự đồng cảm vượt trên lý trí, không thể cho là giữ quan hệ được bền vững.[6]

Tất cả những điều này cũng hữu ích cùng một cách nếu liên hệ đến cuộc hành trình đức tin, một hành trình cá nhân và cả đôi bạn hướng đến ơn cứu độ. Có lẽ chăng đã có bùng nổ của toàn thể “tình yêu vì tình yêu” trong Diễm Tình Ca, nếu như cuộc gặp gỡ rất mạnh mẽ và tròn đầy giữa một người nam và một người nữ đã không mặc lấy nhiều ý nghĩa, nhân văn cũng như tâm linh?

Không thể tách ly khỏi bóng dáng của cha mẹ

Mọi đôi bạn nếu muốn sống thực sự cuộc sống lứa đôi của mình phải luôn nhằm tới và vượt qua mục tiêu tách ly khỏi hình bóng của cha mẹ.

Nhu cầu tách ly thể lý và nhất là tách ly thật sự về tâm lý thường bị người ta quá xem nhẹ, vì thế mà không thực hiện được một cách đầy đủ và sâu xa. Điều đó trở thành nguyên do, có khi kín đáo và không được ý thức, cho những khủng hoảng sâu xa trên hành trình hôn nhân, khi người ta cảm thấy bất an rằng cuộc sống lứa đôi của mình chưa bao giờ thật sự bắt đầu và càng không cảm thấy nó triển nở một cách riêng tư và độc lập đối với bóng dáng cha mẹ.

“Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mình và mẹ mình” đây hẳn không chỉ là một lời mời ra đi, đi ra khỏi nhà cha mẹ để tạo một mái nhà khác. Lời mời gọi kinh thánh này còn vang vọng những ý nghĩa khác xa hơn, mời gọi mỗi người đàn ông và người đàn bà, tự cõi thâm sâu nhất, tách ly hoàn toàn ra khỏi các đấng đã sinh thành mình, để có thể gặp gỡ tha nhân với ý thức hoàn toàn về tự ngã của mình.

Hôn nhân thường được định nghĩa như là một cuộc phiêu lưu khởi đầu từ lúc nói lời ưng thuận cách công khai, nghĩa là, hành vi bày tỏ “ước muốn nhìn nhận nhau như là những kẻ có trách nhiệm và giữ vai trò chủ đạo của một cơ nghiệp đang thành hình trước mắt đôi vợ chồng và trước mắt những người khác”[7]. Ý nghĩa hơn nữa, hôn nhân còn trở thành cuộc phiêu lưu cuối cùng của một cuộc hành trình sẽ phải dẫn đến một sự tách ly trong nội tâm khỏi hình bóng của cha của mẹ: điều chính yếu không phải là tách ly để mà quên, nhưng ngược lại, để có khả năng biến đổi những khuôn mặt đó trở nên mới trong nội tâm của mình và việc nội tâm hóa đó phải nhiều lắm để làm phát sinh một tự ngã mới từ những hình bóng đó. Như thế những hình ảnh của cha của mẹ ấy sẽ được sống một cách mới mẻ và cách khác với trước đó mà không bị giới hạn trong sự tái tạo cứng nhắc, thiếu nhựa sống mới.

“Đôi khi người ta nghĩ là đã cưới một người đàn ông của đời mình nhưng người ta lại tái tạo cho anh ta những tiếp xúc vỗ về của người mẹ. Hay ngược lại, người ta nghĩ là đã cưới một người phụ nữ của đời mình nhưng lại tái tạo cho cô nàng một lối giao tiếp bảo bọc của người cha.”

Có khi khuôn mẫu của cha mẹ, và một cách đặc biệt khuôn mẫu của người mà đã để lại trên ta một dấu ấn sâu đậm nhất trong suốt thời kỳ ta lớn dậy, tồn tại nơi một trong hai người bạn đời sâu đến nỗi được tái tạo lại trong thực tại gia đình mới với cũng một cung cách cư xử hằng ngày y như thế. Và còn hơn thế nữa, khuôn mẫu ấy xuất hiện khi người ta giáo dục con cái qua sự tái hiện lại cùng những khuôn văn hóa và qui tắc giáo dục xưa.

Từ đó không thể không nảy sinh xung đột nơi đôi bạn, bởi lẽ người ta cảm thấy căn tính mới của đôi bạn không hề triển nở, mà chỉ đơn thuần là tái hiện trở lại những gì trước đây một trong hai đôi bạn đã tham dự: một cái tiền sử không được xét lại, không được đổi mới, không sinh ra từ thực tại mới của vợ chồng, một tiền sử mà người bạn đời kia như kẻ ngoại cuộc.

Độc lập đối với cha mẹ trong nội tâm (về mặt tâm lý) quả thật không phải là một việc dễ dàng còn bởi lý do này: ở đâu đã bắt đầu trong mức độ nào đó một cuộc hành trình theo hướng như vậy, thường xảy ra là người ta cảm thấy ít nhiều mặc cảm tội lỗi vì mình đã “bỏ rơi” đấng bậc sinh thành, vì mình đã tách ra khỏi mẫu mực của cha hay với khuôn mẫu của mẹ, và người ta có nguy cơ sống mọi sự trong bối rối, trên bình diện cảm xúc, thấy mình như là phản bội hơn là đã chinh phục được một cách đúng đắn và lành mạnh.

Đàng khác, “chỉ người nào có can đảm và sức mạnh tách ly dần khỏi những người khác, gồm trong đó cả cha mẹ mình, để thực hiện chính mình cách đầy đủ, mới có thể tìm thấy lại được người khác và chính mình trong cái khung của một tình yêu dâng hiến chứ không phải là của một thứ vị kỷ được che đậy”[8]. Theo nghĩa đó, lời mời gọi của Thánh kinh thật ý nghĩa và cấp bách: “Con người sẽ lìa bỏ cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một xác thịt” (St 2,24).
Những bất trung
Sự bất trung, là điều vốn thường xuyên bào mòn quan hệ vợ chồng, trước hết chính là sự bất trung tinh vi và hằng ngày được thực hiện gần như là không cố ý, và xem ra không thể góp phần gì quan trọng cho hành vi phản bội, nhưng ngược lại, chính vì nhỏ nhặt và tinh tế mà nó dần đục khoét thành những hố sâu ngăn cách.
Một hình thức đầu tiên của sự bất trung thường nhật là sự bất trung của những kẻ không bước vào tương giao. Lời nói có thể là dấu chỉ của sự trung thành, mà cũng có thể là của sự bất trung nếu chúng không thực sự ăn khớp với cảm giác và tình cảm của chúng ta. Rồi thinh lặng cũng thế, đó có thể chất chứa sự trung thành hay bất trung: un thái độ thinh lặng không nói nhưng kèm theo những cử chỉ yêu thương hay tận tụy thường nhật với sự chia sẻ đầy đủ những tình cảm là một sự thinh lặng trung thành; một sự thinh lặng do không biết bộc lộ bằng lời lẽ những tình cảm như giận dữ, thù ghét, phục tùng tự ý hay miễn cưỡng, muốn gây hấn mà không bộc phát được, không chia sẻ qua những cử chỉ yêu thương hay có trách nhiệm, là một sự thinh lặng chất chứa bất trung cản trở thiết lập mọi tương giao.
Do đó sự bất trung có thể nảy sinh do thiếu tương giao sâu đậm trong cuộc sống hằng ngày, cũng như có thể nảy sinh do thường xuyên thiếu sự chia sẻ và nhất là thiếu sự dịu dàng nhân hậu và đồng cảm. Sự bất trung cũng nảy sinh khi mối quan hệ bị tàn phá do tràn ngập những khó khăn hay ngược lại do sự đều đặn buồn tẻ của cuộc sống hằng ngày. Nó là một tấm màn che phủ mờ mọi sự và làm mọi sắc màu nhạt phai, đó là sự đều đặn nhàm chán của cái thường nhật, là tuyến đường thẳng băng không một chút gợn gờ nhấp nhô đe doạ, nếu đôi bạn không tìm thấy nơi mình khả năng tái sinh, đổi mới cung cách quan hệ. Tình trạng đó được nhận ra khi thấy sự mệt mỏi chán chường chiếm ngự không gian sống của đôi bạn; càng ngày người này càng mất khả năng nhìn người kia với một cặp mắt mới; những lời nói yêu thương dành cho nhau trở nên thưa dần.

Đối tượng của tình yêu thương có thể được thay thế dễ dàng bởi những thứ khác như một sự né tránh, nơi trốn tránh: công việc, thú tiêu khiển cho tới lúc ấy chỉ như là trò giải trí cho qua thời gian rỗi rãnh, bạn bè, nhà cửa, một góc vườn kín đáo nơi dành mọi bận tâm, chăm sóc. Người ta không còn nghĩ kẻ sống bên cạnh mình luôn là một con người mới cần phải khám phá, hiểu biết hơn về những khát vọng, hy vọng của người ấy, cũng như những thất bại, suy nghĩ thầm kín nhất, những cảm giác sâu xa nhất của người ấy. Có thể có cám dỗ về mộtthứ bất trung khác: một người đàn ông khác hay một người phụ nữ khác là một cái gì mới mẻ, khả dĩ làm tươi mới lại những lời nói yêu thương đã đi vào quên lãng, khả dĩ làm sống trở lại những cảm xúc, những tình cảm xem ra như đã mất.

Rồi còn có một thứ bất trung cuối cùng, thường ít được nhận thấy, đó là: chạy theo một lý tưởng đời đôi bạn tưởng tượng viển vông, không thực tế. Lý tưởng đó có thể là về đối tượng phối ngẫu mà ta muốn sống với, do trí tưởng tượng dựng lên một cách thiếu thực tế đến độ kẻ sống bên cạnh ta không thể đáp ứng và chịu đựng nổi, cảm thấy mình không xứng hợp và dần dần chối từ làm bạn đồng hành và nhường chỗ cho cái ‘đài tưởng niệm’ không tưởng đó. Lý tưởng cũng có thể là về chính bản thân ta: tham vọng về mình quá cao và quá xa vời so với thực tế của chính bản thân, so với ước muốn của người bạn đời kia, vốn chỉ mong có một người bạn đơn sơ, cụ thể và có khả năng chia sẻ một cuộc sống thực tế.

Cũng có bất trung trong mối quan hệ vợ chồng ở mãi trong tình trạng hòa quyện tan hòa vào nhau. Sự tan hòa ấy trộn lẫn và tiêu diệt các căn tính hoàn toàn khác lạ với quan hệ tình yêu đích thực. Tình trạng này dầu sao đi nữa cũng không thể coi là một sự trung thành thực sự được, vì đó là một sự trung thành đối với một tình yêu không tưởng, chưa hề là tình yêu đích thực vốn được xây dựng trên những nền tảng khác. Bởi đó là sự trung thành, xét cho kỹ, của hai kẻ không có khả năng chấp nhận cô đơn, không có khả năng để cho người khác được cô đơn; và như thế là của hai con người chưa có tự do thật.

Thật là một hiểu lầm đáng buồn nếu ta xem trung thành được diễn tả như một khát vọng chiếm hữu, một quyến luyến bệnh hoạn, không để không gian cho người kia diễn tả mình, hoặc như một thái độ bảo bọc muốn lo toan mọi sự, tiên liệu mọi sự, chu cấp mọi sự, khiến người kia không còn gì để mà khát khao, chọn lựa, không còn gì có thể sai lầm! Một tình yêu mà nhân danh một sự trung thành ngột ngạt như thế thực ra là một sự bất trung sâu xa đối với dự phóng nền tảng của mọi hôn nhân, một cuộc hôn nhân nhìn thấy trên hành trình yêu thương tự do và đem lại giải thoát một cơ hội cho mọi tiềm năng và phong phú cá nhân được triển nở.
Cũng một cách y như vậy sự bất trung ẩn mình dưới mọi hình thức lệ thuộc. Sự lệ thuộc, dưới những hình thức quá dư thừa những tiện nghi, chọn lựa dù là vì yêu, sẽ dễ dàng sinh ra nhiều sự bất trung nho nhỏ: những bất trung tạo nên bởi những khát vọng không thực hiện, bởi những mơ mộng hoài vọng không được chia sẻ, bởi những hành động thực hiện theo hướng nghĩa vụ chứ không do một chọn lựa yêu thương, bởi những lời nói trên môi cười mà lòng dửng dưng, bởi những mong đợi ở nhau không được bộc lộ và đáp ứng, không được nhận biết, thông cảm, đón nhận.

Trong những lúc gặp khó khăn, u ám và mệt mỏi, sự trung thành đích thật sau cùng cũng không phải là giữ cho vững một mối quan hệ chưa từng có, chưa có; nhưng cố gắng không ngừng tìm kiếm quan hệ đó.

Khi không có tự do

Một bất trung nặng nề là một bất trung không đi tìm chính sự tự do của bản thân mình và cũng không giúp người bạn đời kia được tự do. Tự do là một gút mắt quan trọng và khó khăn nhất trong mọi quan hệ đích thực, nhất là quan hệ hôn nhân.[9]
Một hôn nhân trung tín là một hôn nhân giải phóng, đem lại sự giải thoát, tự do cho con người. Một người kết hôn mà không lo liệu giải phóng mình khỏi những khống chế bên ngoài lên trên chính mình và không trở nên khí cụ để giải thoát người bạn của mình, thì không trung tín với giao ước, với bí tích, vốn chỉ là giao ước và là bí tích thật sự và có sức sống khi hai vợ chồng trao ban cho nhau khoảng không gian để thực hiện cách viên mãn mọi ân huệ mà Chúa Cha đã trao ban cho mỗi người con của Ngài. Thế nên không có mâu thuẫn giữa trung thành và tự do. Đúng hơn, không thể thực hiện cái này mà bỏ cái kia và điều xem ra có vẻ trái ngược ấy lại là sự hòa nhập vào nhau rất tất yếu, quan trọng.

Xác định đâu là những khía cạnh không có tự do trong quan hệ, đâu là những lý do để cuộc hành trình, cá nhân cũng như đôi bạn, hướng tới tự do đích thực trở nên bấp bênh và bế tắc, không phải là việc dễ dàng. Tình trạng nội tâm giới hạn thực sự sự tự do đôi khi rất khó xác định, và để giải thoát thì càng khó hơn. Tình trạng ấy có thể là cá nhân, gắn liền với lịch sử đã qua của mỗi người, hoặc có thể xuất phát từ cách sống và xây dựng đời đôi bạn.

Sự tự do mà ta đang nói tới không là sự tự do làm theo dục vọng và ước muốn riêng của mình, cho bằng là tự do của tư tưởng và của hiện hữu. Hành động của mỗi người thường là kết quả qui định bởi những hạn chế nhỏ hay lớn của cuộc sống hằng ngày ngăn cản người ta thực hiện điều người ta khát mong. Nhưng nếu trí óc và con tim biết di chuyển tự do trong không gian của một ước vọng và một dự phóng, là điều có thể sẽ được gợi ý, xem xét và đón nhận bởi người bạn đời kia trong bình yên và hân hoan, thì sẽ khó có căn cơ tạo cảm giác bị áp chế, thất vọng, thù ghét ngấm ngầm, hay thậm chí sinh ra bạo lực. Những tâm trạng tiêu cực đó gây ra nhiều thiệt hại cho đời sống hôn nhân và là nguyên nhân cho khủng hoảng sâu sắc, nhất là khi chúng không được làm sáng tỏ nhưng lại bị dồn nén với cảm giác tâm lý bị ức chế không bộc lộ được cách tự do[10].

Đàng khác, chính những gì người ta nói, bàn về tình yêu còn hàm hồ, bởi vì, ngay tại cội rễ của nó thường sinh chuyện áp chế, tạo bầu khí ngột ngạt, và những qui định nhân danh chính tình yêu. Xác định những điều đó và thoát ra khỏi chúng không phải dễ dàng. Bởi lẽ những khía cạnh hoà tan vào nhau hoạt động mạnh, chúng len lỏi trong thời kỳ đầu tiên hình thành đôi bạn, sâu xa đến độ có khi sau nhiều năm hôn phối hai người vẫn không thể thoát ra khỏi sự lệ thuộc nhau quá đáng, vốn là đặc trưng của giai đoạn đầu của ái tình. Người ta cứ luôn cần phụ thuộc người khác hoặc cần người khác phụ thuộc mình. Thế nhưng sự phụ thuộc không phải là dấu của tình yêu vì trong sự phụ thuộc không có sự tự do chọn lựa, không có sự nhiệt tình tự nguyện dấn thân, không có sự dâng hiến của ân ban, mà đúng hơn người ta không có khả năng thực hiện những chọn lựa khác nhau, người ta không thể bộc lộ chính mình, sự phụ thuộc chỉ khiến người ta cam chịu không thực hiện được sự viên mãn của chính đời mình.

Đôi khi người ta còn hiểu lầm về ý nghĩa của tình yêu:

“Nhiều người bắt đầu cuộc sống hôn nhân với ý nghĩ là, vì tình yêu mà lấy nhau người ta cần khước từ sự tự do của mình. Bổn phận, trách nhiệm có xu hướng khiến người ta bị ngột ngạt và thay thế tình yêu. Ngược lại, sự tự do nội tâm của mỗi người đối ngẫu là một bảo đảm chính yếu cho sự bền vững của mối quan hệ, vốn không thể là một sợi dây ràng buộc thắt chặt, nhưng là một sự hợp nhất tự nguyện và tự do qua từng ngày.”

Hẳn là sự tự do làm ta lo sợ, nhất là khi phải bỏ đi những khung suy nghĩ cũ kĩ vốn từ đó mà người ta xây dựng cuộc đời riêng mình và tương quan vợ chồng riêng mình. Đó là những cớ lý thuận tiện thường được dùng để chống đỡ những bất lực và những sợ hãi của ta: sợ phải lao mình ra để tìm tòi khám phá những điều mới mẻ, sợ mình không có khả năng chấp nhận những cách thức sống mới với chính bản thân, với người bạn đời, với những người khác. Thế nhưng, chỉ có con đường giải phóng được người bạn đời chia sẻ mới có thể thực hiện được sự hiệp thông thật sự. Mọi sự khác rất thường chỉ là giả hình hay sợ hãi và làm cho sự khủng hoảng, hiển lộ hay tiềm tàng, của quan hệ vợ chồng càng không thể tránh khỏi.

Tự do chắc chắn là có mạo hiểm và đó chính là điều đôi khi người ta sợ phải chấp nhận. Nhưng sự mạo hiểm của tự do của ta và của người bạn đời mới là trọng tâm. Không có tự do cũng sẽ không có đạo lý vì không có chọn lựa và cũng không thể có được tình yêu. Tự do ở ngay trung tâm của cuộc sống của chúng ta, một cuộc sống Thiên Chúa muốn phải được sống trong tự do và đã trả bằng cái giá của thập tự.

5.Lường trước các cuộc khủng hoảng. Đi qua khủng hoảng.

Người ta đã xem xét các hoàn cảnh có thể xảy ra và những hoàn cảnh thường xảy ra nhất làm phát sinh những cuộc khủng hoảng hôn nhân, nguyên nhân đau khổ của nhiều người. Không có cặp vợ chồng nào mà không cảm thấy mình bị dính líu một cách nào đó và sự kiện ấy khiến ta phải biết tỉnh thức và lưu ý tới mọi dấu hiệu của sự bất ổn. Thật vô phúc nếu ta nghĩ mình an toàn; thật vô phúc nếu ta không lưu tâm hoặc đánh giá cách dửng dưng và hời hợt những lúc xung đột hay lúc tối tăm ảm đạm; thật vô phúc nếu như khi đối mặt với chúng ta rơi vào thế cam chịu hay thụ động.

- Lường trước các cuộc khủng hoảng. Có những bầu khí, cung cách sống hướng tới dự báo khủng hoảng có thể xảy ra, và một khi đã khởi phát, có thể vượt qua được cách tích cực. Những khủng hoảng được hình thành theo thời gian, chúng ta không thể mong đợi chúng đến bất ngờ vào lúc ta cần.

Để tránh những khủng hoảng có thể quá nặng nề, như xảy ra trường hợp khi chúng ở cuối cuộc hành trình dài với nhiều quên sót, trước hết cần hết sức khuyến khích trong cuộc sống hằng ngày của đôi bạn tạo một bầu khí âm thầm để tâm đến những gì xảy ra ở bên trong tâm hồn, những gì người ta cảm thấy, sống trong nơi thâm sâu nhất của nội tâm. Nhờ thế mà người ta có thể sẽ cảm thấy được, nhờ trí thông minh dự báo, những nguyên nhân bất hòa, đang khi ta không bao giờ bỏ qua những lời thanh minh, không che dấu những dấu hiệu của sự bực bội, không loại bỏ mà đúng hơn để cho lộ ra ngoài những điểm khó khăn và đặc biệt là những nhu cầu. Trì hoãn bộc lộ những xung đột và khủng hoảng thực ra chỉ gây hậu quả làm cho chúng thêm nghiêm trọng, thêm rối rắm, và càng làm cho lối ra tích cực thêm khó khăn.

Nhu cầu thiết thực đó đã được ghi nhận với những cách khác nhau như sau:

“Chúng tôi luôn hối hận khi đã không quan tâm đủ đến những dấu báo hiệu của một trong hai người nào đó trong chúng tôi đang gặp khó khăn.”

“Chúng tôi tin rằng chính thái độ thinh lặng, bỏ qua khi có các vấn đề, mà một trong hai người đòi hỏi phải làm sáng tỏ và được hiểu, sẽ làm nản lòng người ấy đến mức đem lòng thù oán, đến mức huỷ hoại sự kính trọng đối với người kia.”

“Những biểu hiện của sự không thỏa mãn của anh D. đã khơi dậy trong tôi một phản ứng tiêu cực; tôi cho là mình bị xúc phạm và bảy tỏ sự tức giận. Bây giờ tôi đã học cố mà hiểu những bất mãn của anh và nói chuyện một cách ôn tồn với anh.”

Cũng ý hướng bên trong đó sẽ giúp ta tập chú nhìn vào điểm cốt yếu; và tránh không để sao lãng vì những khía cạnh thứ yếu, để tập trung vào những gì nền tảng nhất của giao ước hôn nhân, mà nhiều lần chúng ta đã nói đến: chấp nhận tha nhân (người bạn đời) khác biệt với mình; tôn trọng và có trách nhiệm đối với những nhu cầu của người ấy và đối với sự thăng tiến và triển nở của người ấy; sự liên đới, chia sẻ, dâng hiến cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau; quí trọng và quan tâm đến tha nhân; sự dịu dàng yêu thương, hòa hợp tình dục, thích ở bên nhau; cùng đảm đương kế hoạch sống chung, trung thành và cùng chung trách nhiệm tiến bước trong viễn tượng tương lai của mình, tìm kiếm tâm linh. Bỏ đi một thời gian chỉ những khía cạnh nào đó trong những cái cốt yếu đó vì xét thấy có ảnh hưởng tiêu cực, dẫu có thể không ý thức, lên trên những người khác. Sự hài hòa, một cuộc sống hôn nhân sung mãn vui tươi và phong phú thực ra là kết quả của một sự cân bằng giữa nhiều yếu tố đối kháng nhau. Như thế những khía cạnh nền tảng cần phải được rà xét lại luôn, để kiểm chứng xem còn có điều gì vẫn chưa sáng tỏ. Bởi lẻ sự khô héo bởi vô sinh khởi đầu từ một thành phần nào đó và rồi lan truyền đến những phần khác trong chuỗi dây chuyền.

Tính chất phức tạp của tiến trình này đòi hỏi một hành trình lâu dài, một sự tiến hóa liên tục.

“Những thay đổi theo yêu cầu là những thay đổi sâu xa và do đó cần thời gian khá lâu dài để thực hiện”.
Điều đó có nghĩa là hiểu được ý nghĩa của thời gian và sự chờ đợi, trong khi ta hết sức hy vọng vào sự tiến bộ và tăng trưởng của bản thân và của người bạn mình, là những tiến bộ và tăng trưởng có những thời gian và cách thức khác nhau. Đó là một niềm hy vọng trong lạc quan và tin tưởng vào một nhân loại nghèo nàn và giới hạn như chúng ta, trong tư cách như là cá nhân hay như là đôi bạn, có thể thăng tiến đến sự trưởng thành, có thể gặt hái được một ý nghĩa trong bối cảnh rộng lớn hơn của việc xây dựng Nước Trời.

“Cuối cùng chúng tôi đã nhận thấy rằng người ta không thể có tham vọng giải quyết các vấn đề ngay một lúc, hoặc một lần dứt khoát được. Sự tăng trưởng của đôi bạn cần có thời gian, niềm tin tưởng vững chắc, nhẫn nại chờ đợi ở nhau.”[1]

Ý tưởng dấn thân xây dựng một bầu khí tương giao cũng được đề nghị trở lại. Vấn đề tương giao là một vấn đề chiếm toàn thể đời sống vợ chồng và, nếu như không đảm nhận một cách có ý thức ngay từ đầu lịch sử của đôi bạn, thì chắc chắn nó sẽ tạo nên bất hòa sâu xa.
Tương giao, như đã cho thấy, không chỉ được hiểu như là đối thoại – dù đối thoại luôn cần thiết – nhưng trên hết như là sự đối diện tự nơi thâm sâu với cái ý nghĩa mà ta phải dành cho nó, đó là một giá trị trên các giá trị dựa trên đó mà chúng ta sống đời sống vợ chồng của mình. Tương giao đích thực bao hàm khả năng đón nhận tha nhân (là người bạn của mình) cách trọn vẹn khi lắng nghe và khả năng bộc lộ chính mình không dè dặt khi muốn diễn đạt về bản thân.[2]

Ngoài vấn đề này ra, vốn là một vấn đề thuộc nền tảng sâu hơn, còn có vấn đề về cách thức tương giao hằng ngày: thường cách cư xử đối với người vợ hay người chồng, hoặc do mệt mỏi, hoặc do ít để ý, hoặc do thực sự thiếu khả năng diễn đạt và biểu lộ tình cảm, được biểu lộ ra bằng sự hung hăng thay vì cởi mở, bằng bạo lực thay vì khoan dung. Sự thất vọng chiếm ngự vào một thời điểm nào đó của cuộc sống; sự mệt mỏi và cay đắng chi phối mạnh mẽ hơn là niềm hy vọng; cung điệu của tiếng nói trở nên chua chát, lời nói lạnh lùng, cử chỉ cứng cỏi: trong tình cảnh như thế thì người ta có thể thực thi sự tương giao như thế nào đây? Ngược lại tình trạng đó dễ tạo ra những rạn nứt ngày càng sâu dần, và sự câm lặng đối với nhau ngày càng thêm nặng nề càng khó có đối thoại xây dựng.

Đối thoại là điều chủ yếu nhất là trong những lúc gặp khó khăn:

“Đối thoại, bao giờ cũng vậy, là khả năng duy nhất trong những hoàn cảnh khó khăn. Ngược lại cám dỗ mạnh mẽ đối với chúng tôi là khép lòng mình lại trong nỗi cô đơn và hiểu lầm nhau. Chúng tôi đã kinh nghiệm thấy rằng điều kinh khủng nhất trong quan hệ vợ chồng là đi đến tình trạng lãnh đạm đối với nhau, đó không phải là dấu hiệu của sự an bình và chấp nhận tha nhân, mà đúng hơn là dấu chỉ của sự khép kín sâu xa và cái chết thật của mối quan hệ. Cả khi chúng ta phải hứng chịu những lỗi lầm, bị xúc phạm, những bất công sâu xa mà ta nghĩ do người kia đã tạo ra, thí chúng ta học được bài học là mình không thể cố thủ mãi trong im lặng mà phải tìm cho ra cách đối diện trở lại với nhau để trao đổi dù với cái giá mình trở nên xấu xa, nhằm không để cho vết thương do bị xúc phạm tấy lên và biến thành sự thù oán ngấm ngầm và sâu xa.”

Đối với những người tin Chúa, họ được đòi hỏi, ở chiều sâu nhất, phải sẵn sàng phát triển và mở rộng chiều kích thiêng liêng, không hiểu theo nghĩa tôn giáo-tình cảm mà theo nghĩa như là đón nhận Thần Khí, Đấng thúc đẩy ta đào xới bên trong để lắng nghe tiếng của vị Tôn Sư nội tâm và giúp ta tìm ra con đường, trở nên trong suốt, đậm chất tin mừng. Đó là cả một cuộc hành trình của nội tâm và tăng trưởng tâm linh phải đi qua: để đào sâu đức tin, để tái khám phá những cội rễ của đức tin, để tìm kiếm trong cuộc sống những dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa, để đọc Lời của Ngài, để đưa Lời vào cuộc sống. Bí tích, như chúng ta đã nói, tự nó không cứu vãn được hôn nhân khỏi phải bị thất bại. Đức tin không hoạt động theo kiểu ma thuật cũng không theo lối can thiệp phép lạ, nhưng qua một sự tăng trưởng tiệm tiến về hiểu biết những sự thuộc Thiên Chúa và những sự thuộc con người, với một sự hội nhập liên tục và vào nhau, và gia tăng khả năng phong nhiêu các mặt nhân văn lẫn tâm linh.

- Đi qua khủng hoảng. Khi những nguyên nhân của bất hoà càng trở nên sâu sắc, khi những xung đột không được giải tỏa cũng không được bình ổn, khi người ta không thể lường biết trước khủng hoảng hoặc không may định bóp nghẹt nó đi, thì khủng hoảng sẽ bộc phát. Đối diện và đi qua được một khủng hoảng hôn nhân nghiêm trọng là cả một thời gian đòi hỏi dấn thân cực lực huy động tối đa mọi sức lực tình cảm và trí tuệ. Thực ra không có sẵn một giải pháp tiên thiên nào cho mỗi cuộc khủng hoảng: giải pháp cho cuộc khủng hoảng được nghĩ ra lúc nào đó, tùy theo những đòi hỏi và tính đặc thù của mỗi hoàn cảnh và của mỗi đôi bạn. Tuy nhiên có thể đưa ra một gợi ý chung chung nào đó.

Khủng hoảng hướng tới có một lối thoát xác thực và thực thi một vai trò năng động, là khủng hoảng được đem so chiếu với kế hoạch sống của đôi bạn, là khủng hoảng của một đôi bạn đi qua hoàn cảnh đó mà vẫn giữ cách tư duy theo dự phóng. Đôi vợ chồng, được nói tới đó, là đôi bạn có bận tâm chính yếu là một dự phóng phải cùng nhau thực hiện, nhờ đó lối đường cụ thể mỗi ngày được soi sáng và có ý nghĩa. Đối với đôi bạn tín hữu, một cách đặc biệt hơn, điều đó có nghĩa là tìm kiếm và lại tìm kiếm luôn để biết chương trình của Chúa trên họ và đối chiếu chính mình với chương trình đó, trong hoàn cảnh cụ thể đặc thù cần có ánh sáng để đi qua.
Như thế đôi bạn có thể biến khủng hoảng thành một thời gian để tiến bộ, một thời gian làm cho tương giao sâu đậm hơn, để tìm kiếm những tổng hợp mới, để đề xuất lại (hoặc cấu trúc hóa lại cho phù hợp hơn) dự phóng sửa đổi, dự phóng mà trước đó đôi khi có thể bị che mờ hoặc thậm chí có thể sai lạc.

Nhưng nếu đôi bạn phóng cái nhìn ra phía trước, luôn chú ý nhìn vào dự phóng chung, nếu trong những lúc khó khăn họ can đảm tự hỏi mình: “nhưng tại sao hai ta lại kết hôn với nhau?”, nếu sự căng thẳng và những xung đột hướng tới việc tìm kiếm những lý do đã từng là căn nguyên cho sự thành hình đôi bạn, hướng tới những mục tiêu vẫn còn có thể cùng nhau thực hiện được, bấy giờ họ có thể thấy sáng hơn những khó khăn, họ có thể nhận ra ý nghĩa của gánh nặng đau khổ có mặt trong mọi khủng hoảng.

Nếu ngược lại đôi bạn có khuynh hướng giải quyết những khó khăn nổi dậy chỉ nhằm bảo đảm giữ nguyên trật tự hiện có và để cho khủng hoảng qua đi cách vô ích, mà không phát huy vai trò tích cực của nó, thì khủng hoảng, dù có vẻ như đã được giải quyết, cũng vẫn còn y nguyên đó. Sẽ không có một viễn tượng tương lai thật được làm sáng tỏ và được chia sẻ bởi vì nó đã không được khơi gợi và đối chiếu trở lại với dự phóng ban đầu, vì nó đã không được vận dụng làm động lực cho một cuộc cải tổ chính dự phóng, vì nó đã không được đón nhận như là phương thế như là khí cụ cho một nhận thức và kinh nghiệm mới, và có lẽ phong phú hơn, về hôn nhân.
Đôi bạn sẽ có nhiều khả năng vượt qua được khủng hoảng tốt hơn nếu vẫn đồng thời giữ được cung cách sống của người tín hữu đích thực và của người giáo dân giữa đời đích thực.

- Giữ cung cách sống của người tín hữu đích thực có nghĩa là trong khi khủng hoảng sống một cách ý thức hơn nữa, sự hiện diện của Đức Kitô, cuộc Vượt Qua của Người, cái chết và sự sống lại của Người. Đôi khi, ngay trong những lúc gặp khó khăn nhất, người ta có khuynh hướng hay quên lời loan báo trung tâm của đức tin là mầu nhiệm Vượt Qua, nghĩa là cuộc vượt qua từ chết đến phục sinh: mỗi khi trong quan hệ của đôi bạn họ kinh nghiệm sự sa ngã, bất trung, thù oán, tội lỗi, sự chết, thì chính tại chỗ đó việc loan báo Vượt Qua, niềm tin chắc chắn rằng sau cái chết có phục sinh, có thể được thực hiện. Như thế điều khả dĩ là họ có thể bước theo vết chân Đức Kitô, theo tình yêu nhẫn nại và bất khả chiến bại của Người. Chính Đức Kitô là mẫu mực tình yêu để noi theo. Và khi cố diễn tả tình yêu của Người, sự khiêm hạ và phục vụ, sự đón tiếp và lòng thương xót, sự tha thứ của Người, trong cách thế giới hạn mà mỗi người chúng ta có được, đôi bạn sẽ có thể, ngay cả trong khủng hoảng, tìm thấy trở lại yếu tố bí tích,lời hứa cứu độ, sức mạnh chữa lành của Người.
Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng tình yêu chịu đau khổ, tình yêu thập giá lại là một tình yêu luôn chủ động, mạnh mẽ, năng động, nhiều sáng kiến; không bao giờ một tình yêu lại đi phó mặc một cách tiêu cực, thích thú tự nộp mình như một nạn nhân, tự thương hại mình, hoặc tệ hơn, như là một thứ khổ dâm (masochismo). Về mặt này, có nhiều ý kiến đồng thanh từ các đôi vợ chồng như sau:

“Chúng tôi trực diện với những thứ thập giá, nhưng không bao giờ chỉ với sự cam chịu.”

“Trong những lần khủng hoảng khá nặng nề chúng tôi không bao giờ nghĩ là hy vọng hòa giải đã tắt.”

“Trong thập giá điều cốt yếu đối với chúng tôi dường như là biết cân bằng niềm tin phó thác vào ơn cứu độ của Chúa Giêsu với óc phân định, sự khôn ngoan, tinh thần trách nhiệm.”

“Những cuộc khủng hoảng đối với chúng tôi là những thời kỳ của tăng trưởng, bởi vì chúng tôi đã không bao giờ ngừng cảm thấy mình quan hệ, đối thoại, đối diện với nhau.”

-Giữ cung cách sống của người tín hữu đích thực ở giữa đời có nghĩa là đương đầu với khủng hoảng bằng cách sử dụng cả những phương thế có sẵn của trí tuệ, của sự khôn ngoan, của khoa học. Về mặt này, cần có sự cởi mở, đó là điều không thể thay thế được: vì quả thực rất nguy hiểm nếu giữ mãi khủng hoảng trong tình trạng khép kín. Người ta có thể gặp gỡ trao đổi với một đôi vợ chồng thân hữu nào đó, hoặc gặp tư vấn về gia đình, hoặc trong những trường hợp phức tạp hơn đi đến gặp những người chuyên môn, những việc đó tỏ ra rất hữu ích trong khi gặp khủng hoảng. Với sự giúp đỡ của một người thứ ba quan sát bên ngoài, có thể có được cái nhìn khách quan tốt hơn; có thể khám phá ra đầu mối sợi chỉ của tình cảnh rối ren; có thể khám phá rằng những hoàn cảnh mà người ta tưởng chừng như đã lâm nguy không gì cứu vãn được, người ta cảm thấy bất lực, có thể lại trở nên điểm nứt vỡ cho một sự sống mới sinh hạ, cho một cách thức mới để làm người, làm đôi bạn. Một vài đôi bạn nhấn mạnh sự cần thiết khủng hoảng cần được đối phó cả trên bình diện con người với những phương thế loài người.

“Những giải pháp chỉ mang tính tôn giáo đưa đến sự phong thánh dễ dàng hoặc kết tội dễ dàng. Người tín hữu trung thành bị cám dỗ nghĩ rằng: người bạn đời kia là xấu còn tôi thì tốt, tôi chịu đựng người ấy.”

Hẳn đây không phải là sứ điệp của đức tin gởi đến từ sách Sáng thế chương 3, đã được nói tới cho những con người đầu tiên. Mọi người đều giới hạn và tội lỗi: không có ai là không có trách nhiệm về sự ác, không có một người đàn ông không có một người đàn bà nào mà không có tội cần được tha thứ, mà không cần hoán cải, không cần đến lòng thương xót Chúa, hay không cần đến tình thương mến ân cần của Ngài. Chính với tấm lòng thương xót và thương mến ân cần mà Chúa đã bao bọc Ađam Evà khỏi tình cảnh khốn khổ và xấu hổ nhục nhã do họ gây ra (St 3,21).

- Kinh nghiệm các đôi vợ chồng cho chúng ta những gợi ý hữu ích để đi qua khủng hoảng một cách tích cực:
. Đừng tưởng mình sở hữu tất cả sự thật vì người kia cũng có sự thật. Nhưng đồng thời hãy “chân thành và ngay thật” cho đến cùng và tránh chơi trò “che đậy các thiếu sót”;

. Học biết “đừng có áp đặt quan điểm của mình cách khiên cưỡng”: con đường không thể thẳng tắp phân biệt trắng đen rõ ràng được, mà thường là mềm mỏng đi đến một “thỏa thuận”, “thương lượng” nào đó hay, còn tốt hơn nữa, có những giải pháp mới, giải quyết những yêu sách đối kháng bằng cách đưa chúng đến một mức chín muồi hơn;

. Đừng bao giờ luôn tìm chiến thắng: “khi một trong hai người mà chiến thắng thì đôi bạn sẽ thua”;

. Học biết đừng gây “tranh cãi tới mức quá khích”; “đừng lạm dụng những bất đồng đối kháng, là điều mà nếu kéo dài sẽ gây hủy hoại”;
đừng khơi dậy “những bùng nổ của khủng hoảng để rồi sau đó lại không kiềm chế được, nhất là vì một trong hai người hoặc cả hai chưa có được sự chín chắn cho đủ để có thể trấn áp cuộc khủng hoảng”;

. Cần tránh phần của kẻ phải “chịu đựng”, phần của kẻ là “nạn nhân”, như thế đồng thời đặt người kia vào thế của người hành hình;

. Sau cùng, như đã nói, hãy nhớ rằng “sự kiện mình không cảm thấy yêu tha nhân không có nghĩa là mình không còn yêu tha nhân nữa”; “tình yêu vẫn còn đó, chưa chấm dứt, cho dẫu người ta không cảm thấy nó nữa”, cho dẫu người ta không thể cho cũng không thể nhận nó.

Hiển nhiên là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho khủng hoảng có thể trở thành một phương cách kỳ diệu cho tăng trưởng cá nhân cũng như cả đôi bạn: Khi trung thành với chính mình và với người bạn đời, khi phó thác cho tình yêu trung thành của Chúa, đôi bạn có thể tìm ra phương cách để hệ thống lại dự phóng , thắt chặt một giao ước mới, và theo đuổi chung cuộc hành trình. Nói cho cùng, “sự trung thành mà chúng ta được gọi theo đuổi không phải trung thành với những gì đã có trong quá khứ, trong hiện tại, nhưng là trung thành với điều chúng ta đã được mời gọi sẽ là”.

Không may, như nhiều kinh nghiệm đau thương cho thấy, kết thúc khủng hoảng không luôn luôn như thế. Khủng hoảng cũng có thể kết thúc bởi một nhận thức là mình đã chọn lựa sai lầm ngay từ đầu, bởi nhiều lý do có thể cũng không bởi tội tình gì, họ không thể tiếp tục đi chung đường với nhau nữa. Suy nghĩ cho kỹ và được đối chiếu với Lời Chúa ta có thể nhận thấy thật đáng buồn rằng đôi bạn không còn có thể cùng nhau tạo ra bất cứ một dự phóng nào, vì đã không hề có một dự phóng chung nào cả.

Sự chia tay bấy giờ không thể tránh khỏi, chính bởi lý do sự cứu độ của hai người. Người ta không thể không nhìn nhận trong một số hoàn cảnh rằng con đường đó, về phía nhân loại, là khả năng duy nhất. Một người bạn và là nhà tâm lý nhắc ta nhớ: “Không phải mọi đôi bạn có thể thành công, nhưng mọi cuộc hôn nhân có thể thành công”. Sao lại không thể khẳng định mọi cuộc hôn nhân là thực tại có tính bí tích. Bí tích, như đã nói, không hoạt động kiểu ma thuật; tính bí tích của sự kết hợp sẽ sinh ra và phát triển nếu có một hôn nhân đích thực, nếu có một sự hợp tác của con người với kế hoạch của Thiên Chúa.

Đứng trước những tình cảnh khó khăn, cay đắng, và có khi rách nát như thế nhưng lại mở đường cho những lộ trình khác giúp ta thêm suy tư và sâu sắc hơn, ta chỉ có thể sống bằng một thái độ chín chắn và có ý thức. Ngay cả một thất bại cũng có thể, và phải trở thành phương thế để tăng trưởng cá nhân, nếu được sống với ý thức về bản thân rõ ràng hơn, với lòng bao dung đối với những sai lầm của bản thân và của người bạn mình, biết đón nhận những yếu đuối, hạn chế không thể vượt qua của nhau, trong sự khám phá ra những tiềm năng mới. Ngay cả một thất bại cũng có thể trở thành một cơ hội cho một kinh nghiệm đức tin sâu xa, nếu được sống trong ý thức Thiên Chúa có mặt trong thất bại đau đớn nhất. Từ quan điểm cá nhân, bất kỳ một một kinh nghiệm tiêu cực và đau đớn nào, ngay cả kinh nghiệm thất bại đôi bạn, cũng đều có thể được sống để sao cho sinh ơn cứu độ, và đồng thời tình yêu được mặc khải, lòng thương xót được bộc lộ, sự tha thứ được biểu hiện ra.

Đối với kitô hữu, kinh nghiệm thập giá là nền tảng.

“Kinh nghiệm ấy dạy cho các đôi vợ chồng bài học này, đó là ngay trong thất bại đau đớn nhất, ngay trong thất bại rõ ràng nhất, người ta vẫn có thể được ơn giải thoát, phục sinh.”[3]

Trong bất cứ hoàn cảnh nào thật ra Thiên Chúa cũng có hiện diện, bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể trở thành nơi gặp gỡ với Ngài, cả thất bại, chia ly. Cả khi thất bại thực ra người ta vẫn có thể tiếp tục xem niềm hy vọng giao hòa không bao giờ chết, thập giá không vô hiệu; người ta vẫn có thể tiếp tục dâng hiến tình yêu vô điều kiện; người ta vẫn có thể phát triển đến chín muồi một tình yêu có khả năng tha thứ, sửa đổi, chữa lành; một tình yêu có thể biến đổi hoàn cảnh nặng nề, không chịu đưng nổi, thụ động thành ra một hoàn cảnh năng động, cởi mở, và có khi tích cực; một tình yêu có khả năng chịu đựng sự ác, làm tan biếnvà biến đổi nó thành sự lành, một tình yêu dâng hiến ơn cứu độ của Đức Kitô. Người đã cho thấy rằng từ một thất bại xem ra hoàn toàn của cuộc đời Người, từ chỗ các môn đệ và dân chúng rời bỏ Người, các tông đồ phản bội, từ kinh nghiệm nhục hình va cái chết, mà có phục sinh.
 
Tuy nhiên chúng ta nhớ rằng Đức Chúa luôn trung thành, ngay cả trường hợp chúng ta không có khả năng trung thành và Tình yêu của Chúa Cha không bao giờ bỏ rơi chúng ta và cả khi chúng ta từ bỏ Ngài Ngài vẫn không bỏ chúng ta. Ứơc gì niềm tin chắc chắn này luôn theo chúng ta mọi ngày trong cuộc sống mình: tất cả là hồng ân.

Louis Nguyễn Anh Tuấn chuyển dịch từ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN của Équipes Notre-Dame Italia,
________________________________________
[1] X. ch Hành trình đời đôi bạn. Những chặng đường yêu thương.
[2] X. E. Green, Dal silenzio alla parola, Claudiana, 1992.
[3] C. Molari, Essere coppia nella Chiesa, Nocera Umbra, 1988.



Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Con đường nên thánh của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (21/4/2012)

Cáo phó Chúa Giêsu (5/4/2012)

Đàng Thánh Giá - Đến đỉnh yêu thương (31/3/2012)

Tam nhật Vượt Qua (29/3/2012)

Tài liệu học hỏi về mùa Chay (13/3/2012)

Mong manh (26/2/2012)

Cha mẹ truớc thềm hôn nhân của con cái (15/2/2012)

Đồng hành hết Đường Tình Yêu (14/2/2012)

Tổ chức một buổi cầu nguyện Taizé (10/2/2012)

Ngày 02/02: Dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh (2/2/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn