Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

SỐNG ĐÚNG Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH ĐỜI MÌNH

Phúc thay ai Sống Đúng Ý Nghĩa và Mục Đích đời mình.

SỐNG ĐÚNG Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH ĐỜI MÌNH là một cuộc thi gồm năm mục đích:

(1) - “Yêu mến Thiên Chúa hết lòng”: Yêu mến Ngài qua việc thờ phượng.

(2) - “Yêu người thân cận như chính mình”: Bạn được tạo dựng để phục vụ, nên mục đích của bạn là thể hiện lòng yêu mến những người khác qua việc thi hành sứ vụ.

(3) - “Đi và làm cho họ nên môn đệ”: Bạn được tạo dựng để thi hành một sứ mệnh, nên mục đích của bạn là chia sẻ sứ điệp của Thiên Chúa qua việc loan báo Tin Mừng.

(4) - “Rửa tội cho họ…”: Bạn được tạo dựng để sống trong gia đình Thiên Chúa, nên mục đích của bạn là nên một với Hội Thánh Ngài qua sự hiệp thông.

(5) - “Dạy họ làm mọi điều …”: Bạn được tạo dựng để nên giống Đức Kitô, nên mục đích của bạn là lớn lên đến chỗ trưởng thành qua đời sống của người môn đệ.

Bạn sẽ trở nên một Kitô hữu đích thực khi dấn thân trọn vẹn cho Điều Răn Trọng Nhất và Sứ Vụ Cao Cả.

Giữ quân bình năm mục đích này quả là điều không dễ. Nhưng bạn có thể thực hiện bằng cách tham gia vào một nhóm nhỏ với 4 hoạt động quan trọng sau:

• Chia sẻ tâm tình
• Thường xuyên kiểm điểm đời sống thiêng liêng của mình,
• Ghi nhận những tiến bộ bản thân trong nhật ký
• Và chuyển trao những gì bạn đã học được cho những người khác.

1/ Chia sẻ tâm tình với một bạn đồng hành thiêng liêng hay một nhóm nhỏ.

* Cách tốt nhất để ghi nhớ những điều đã học hỏi rất nhiều qua cộng đoàn là thảo luận chúng với anh chị em mình trong mô hình một nhóm nhỏ. Kinh Thánh nói: “Sắt bén nhờ sắt, con người nên sắc bén nhờ bạn bè” (Cn 27, 17).

Chúng ta học được nhiều nhất trong cộng đoàn. Lý trí chúng ta sắc bén và niềm xác tín của chúng ta nên sâu sắc nhờ các cuộc trao đổi.

* Hãy thảo luận về những bài học. Hãy hỏi “Vậy thì sao?” và “Làm gì bây giờ?”, “Điều này có ý nghĩa gì với tôi, gia đình tôi và Giáo Hội của chúng ta?”. Tôi sẽ làm gì về điều này? Thánh Phaolô nói: “Những gì anh em đã học hỏi… thì hãy đem ra thực hành” (Pl 4, 9)

* Một nhóm nhỏ cùng đọc sẽ đem lại những lợi ích mà một giờ nói bài tự nó không thể cung cấp.
Bạn có thể cho và nhận những ý tưởng phản hồi về những gì bạn học được.
Bạn có thể thảo luận những ví dụ trong đời thường.
Bạn có thể cầu nguyện, động viên và nâng đỡ nhau.
Hãy nhớ, phải cùng nhau lớn lên chứ không lớn lên riêng lẻ. Kinh Thánh nói: “Vì thế anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau; như anh em vẫn làm” (1Tx 5, 11).

* Tôi khích lệ anh chị em tự học hỏi Kinh Thánh, bằng cách ghi chú những câu Kinh Thánh đánh động. Bài này tôi dùng những câu Kinh Thánh đánh động để chia sẻ với anh chị em.

2/ Thường xuyên kiểm điểm đời sống thiêng liêng của bạn.

Cách tốt nhất để quân bình năm mục đích đời bạn là hãy tự đánh giá theo định kỳ. Thiên Chúa coi trọng thói quen tự mình đánh giá. Trong Kinh Thánh, nhiều chỗ, chúng ta được nhắc nhở phải trắc nghiệm và kiểm điểm tình trạng linh hồn mình (Ac 3,40; 1Cr 11, 28-31; 13, 5; Gl 6, 4; Ep 5,15).

Kinh Thánh nói, “Anh em hãy tự xét xem mình có còn sống trong đức tin hay không. Hãy tự kiểm điểm. Anh em chẳng nhận thấy là có Đức Giêsu Kitô ở trong anh em sao? Trừ phi anh em đã thua trong cuộc kiểm điểm này” (2Cr 13, 5).

“Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình, và bấy giờ sẽ có lý do để hãnh diện vì chính mình, chứ không phải vì so sánh với người khác” (Gl.6,4)

“Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình,
đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan” (Ep 5, 15).

Để có sức khoẻ thể lý, bạn cần đều đặn gặp một bác sĩ… Với sức khoẻ phần hồn cũng vậy, bạn cần kiểm điểm đều đặn năm dấu chứng quan trọng, đó là việc thờ phượng (1), tình thân hữu (2), trưởng thành nhân đức (3), thi hành sứ vụ (4) và sứ mệnh (5).
Giêrêmia khuyên bảo, “Mọi nẻo đường của ta, ta hãy xem đi xét lại và trở về cùng Đức Chúa” (Ac 3, 40).

3/ Viết ra sự tiến triển của bạn trong nhật ký.

* Cách tốt nhất để củng cố mức tiến triển của bạn trong việc hoàn thành ý nghĩa và mục đích Thiên Chúa dành cho đời mình là hãy duy trì việc viết nhật ký thiêng liêng. Đây không phải là nhật ký các biến cố nhưng là ghi nhận những bài học cuộc sống mà bạn không muốn quên. Kinh Thánh nói, “Vì thế, chúng ta càng phải chú tâm hơn nữa vào những lời đã nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất” (Dt 2, 1). Chúng ta nhớ những gì chúng ta ghi.

* Việc ghi chép làm sáng tỏ những gì Thiên Chúa đang thực hiện trong đời bạn. Dawson Trotman từng nói: “Các ý tưởng tự gỡ rối khi chúng đi qua các ngón tay của bạn”. Kinh Thánh cũng đưa ra một vài ví dụ về việc Thiên Chúa nói dân Ngài phải duy trì một nhật ký thiêng liêng, “Ông Môisen ghi lại những điểm khởi hành cho từng chặng đường theo lệnh của Đức Chúa. Đây là những chặng đường của họ, dựa theo các điểm khởi hành” (Ds 33, 2). Bạn không vui khi Môisen vâng lệnh  Chúa ghi lại hành trình thiêng liêng của Israel sao? Nếu ông lười biếng, hẳn chúng ta đã mất bao bài học giá trị của biến cố Xuất Hành.

* Nhật ký thiêng liêng của bạn chắc chắn không được đọc rộng rãi như của Môisen, nhưng nó vẫn quan trọng. Cuộc đời của bạn là một hành trình và là một hành trình đáng viết ra. Tôi hy vọng bạn sẽ viết về những chặng đường trong hành trình thiêng liêng của mình khi sống theo đúng định hướng và ngay từ bây giờ có thể chia sẻ trong các buổi sinh hoạt và trên Trang Tin Cộng Đoàn.

* Đừng chỉ viết những gì bạn thích. Như Đavít, bạn cũng viết ra những nghi ngờ, sợ hãi và cả những cuộc chiến đấu với Thiên Chúa. Những bài học lớn nhất của chúng ta đến từ đau khổ và Kinh Thánh nói: Thiên Chúa nhận lấy những giọt nước mắt của chúng ta (Tv 56, 8).

Hễ khi nào các biến cố xảy đến, bạn hãy nhớ, Thiên Chúa đang dùng chúng để hoàn thành cả năm mục đích đời bạn: Các biến cố làm bạn tập trung về Thiên Chúa (1), đem bạn đến gần những người khác trong tình thân (2), xây dựng những tâm tính nên giống Đức Kitô (3), tạo cho bạn một cơ hội thi hành sứ vụ (4) và rồi, bạn sẽ có
một chứng từ (5). Mỗi biến cố đều có mục đích của nó.

* Giữa đau thương, tác giả Thánh Vịnh viết, “Đời này phải ghi lại cho đời sau được biết, dân hậu sinh phải ca tụng Chúa Trời” (Tv 102, 18). Bạn mắc nợ các thế hệ mai sau về việc gìn giữ chứng từ làm thế nào Thiên Chúa đã giúp bạn hoàn thành những mục đích của Ngài trên trái đất này. Đó là một lời chứng sẽ còn được tiếp tục nhắc đến cả sau khi bạn lên thiên đàng.

4/ Hãy chia sẻ những gì bạn biết cho người khác.

Nếu bạn muốn tiếp tục lớn lên, cách tốt nhất là chia sẻ những gì bạn học được. Sách Châm Ngôn nói với chúng ta, “Người rộng lượng được phương phi béo tốt, chính kẻ cho uống lại được uống thoả thuê” (Cn 11, 25). Ai biết chia sẻ những hiểu biết của mình, sẽ nhận được nhiều hơn từ Thiên Chúa.

Vì đã biết mục đích cuộc sống, nên trách nhiệm của bạn là mang sứ điệp đó cho những người khác. Thiên Chúa đang mời gọi bạn trở nên sứ giả của Ngài. Thánh Phaolô nói, “Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người có khả năng dạy cho kẻ khác” (2Tm 2, 2). Trong bài này, tôi gửi đến bạn tất cả những gì người khác đã dạy tôi về mục đích cuộc sống; nay, bổn phận của bạn là làm điều đó cho những người khác.

Có lẽ bạn biết cả trăm người chưa biết đến mục đích cuộc sống. Hãy chia sẻ những chân lý này cho người thân, bạn bè, lối xóm và đồng nghiệp của bạn.

Bạn càng hiểu biết nhiều, Thiên Chúa càng mong mỏi bạn dùng tri thức đó để trợ giúp những người khác. Thánh Giacôbê nói, “Vậy kẻ nào biết làm điều tốt mà không chịu làm thì mắc tội” (Gc 4, 17).
Tri thức gia tăng trách nhiệm. Nhưng thông chuyển mục đích cuộc sống thì còn hơn cả một đòi buộc; đó là một trong những đặc ân cao cả nhất của cuộc đời. Thử tưởng tượng, thế giới sẽ biến đổi biết bao nếu mọi người đều biết mục đích cuộc sống của họ. Thánh Phaolô nói, “Nếu anh trình bày cho anh em những điều ấy, thì anh sẽ là một người phục vụ tốt của Đức Kitô Giêsu” (1Tm 4, 6a).

TẤT CẢ CHO VINH QUANG CHÚA

Lý do chúng ta chuyển trao những gì mình đã học được là vì vinh quang Thiên Chúa và sự lớn lên của vương quốc Ngài. Đêm trước ngày chịu đóng đinh, Đức Giêsu đã tường trình lại với Chúa Cha, “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm” (Ga 17, 4). Khi thưa lên những lời này, Đức Giêsu chưa phải chết vì tội lỗi chúng ta, vậy thì Ngài đã hoàn tất “công trình” nào? Trong trường hợp này, Ngài đang liên tưởng đến một điều gì đó khác hơn là sự cứu chuộc. Câu trả lời nằm ở những gì Ngài nói trong hai mươi câu sau lời nguyện đó (Ga 17, 6-26).

Đức Giêsu đã nói với Cha Ngài về những gì Ngài đã thực hiện trong ba năm cuối đời: chuẩn bị các môn đệ mình sống cho những mục đích của Ngài.

Ngài giúp họ nhận biết và yêu mến Thiên Chúa (thờ phượng), dạy cho họ biết yêu thương nhau (tình thân ái), trao cho họ Lời để họ lớn lên đến chỗ trưởng thành (tình môn đệ), chỉ cho họ cách thức phục vụ (sứ vụ) và sai họ đi loan truyền cho những người khác (sứ mệnh).

Đức Giêsu đã nêu gương sáng về một đời sống theo đúng mục đích và Ngài cũng dạy cho người khác phương cách sống đó. Đó chính là “công trình” đem lại vinh quang cho Thiên Chúa.

Hôm nay, Thiên Chúa cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta làm công việc đó. Ngài không chỉ muốn chúng ta sống cho những mục đích của Ngài, nhưng còn muốn chúng ta giúp những người khác sống như thế. Thiên Chúa muốn chúng ta dẫn dắt người khác đến với Đức Giêsu, đưa họ vào trong sự hiệp thông, giúp họ lớn lên, trưởng thành và khám phá vị trí phục vụ của họ và rồi, cũng gửi họ đến với những người khác nữa.

Sống một cuộc sống ý nghĩa và có mục đích là như thế đó.

Vậy dù ở lứa tuổi nào, những ngày đời còn lại có thể là những ngày tháng tốt đẹp nhất của đời bạn, và bạn có thể bắt đầu sống cho có định hướng kể từ ngày hôm nay.



Phương pháp giảng dạy của Đức Phanxicô (23/7/2015)

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến (26/11/2013)

Đọc thông điệp Ánh Sáng Đức Tin ( Lumen Fidei) (22/7/2013)

Tóm lược Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin (Lumen Fidei) (22/7/2013)

Bằng chứng lớn nhất (7/4/2012)

Đi tìm một hướng linh đạo gia đình (26/3/2012)

Ý nghĩa cuộc đời (22/2/2012)

Hôn nhân khởi đầu và kết thúc bằng tình yêu (14/2/2012)

Cái mới của Năm Mới này (5/1/2012)

Sứ mệnh của bạn (4/12/2011)

Chia sẻ Lời Chúa theo Phương Pháp 7 bước (14/10/2011)

Sứ điệp cuộc sống (21/9/2011)

Những đức tính làm người (16/9/2011)

Để thành công trong vai trò lãnh đạo (9/4/2011)
 Các tin khác:  1   2 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn