Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
GIỮ GÌN SỨC KHỎE TỪ ... TỦ LẠNH
 
Nhiều gia đình coi tủ lạnh như một nơi chứa thực phẩm tạp phí lù. Cái gì sợ ôi, thiu cứ tống vào tủ lạnh. Cách ứng xử này là không khoa học, có thể rước bệnh vào người.
 
Không diệt được vi khuẩn
 
Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học và công nghệ Nhiệt - Lạnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), khả năng làm mát, kết đông của tủ lạnh khiến nhiều người lầm tưởng cứ để thức ăn vào tủ lạnh là an tâm, vi khuẩn sẽ không thể sống được.

Nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông không thể giết chết vi khuẩn. Trong môi trường tủ lạnh chỉ có thể làm cho quá trình phát triển của vi khuẩn chậm lại, hoặc ngừng phát triển. Vì thế, nếu thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã bị nhiễm khuẩn, nếu bảo quản không khéo có thể lây nhiễm chéo sang thực phẩm khác.
Mẹo khử mùi tủ lạnh

Tủ lạnh sử dụng trong thời gian dài, lại không lau rửa kịp thời sẽ có mùi hôi. Bạn có thể để vỏ bưởi hoặc vỏ quýt vào tủ lạnh.

Cách làm: Lấy vỏ bưởi, vỏ quýt phơi khô, rồi cho vào các ngăn trong tủ lạnh, mỗi ngăn bỏ khoảng 100 gam; cứ nửa tháng thay một lần. Ngoài ra, sau khi uống trà lấy bã phơi khô, cho vào tủ lạnh cũng có thể đỡ mùi hôi.

Thời tiết mùa Thu hiện nay rất lí tưởng cho các dịch bệnh  đường tiêu hoá, như tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn. Điều đáng nói, theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, các loại vi khuẩn này chịu lạnh rất giỏi. Ở nhiệt độ lạnh tới âm 18 độ C vi khuẩn thương hàn vẫn sống được 6 tháng, tụ cầu vàng sống được 5 tháng. Còn ở nhiệt độ lạnh âm 6 độ C thì sau 90 ngày các vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn coli... vẫn sống bình yên.

Trong khi đó, chúng ta thường để thức ăn ở ngăn với nhiệt độ từ 4-8 độ C. Trong môi trường này, tốc độ sinh sôi nảy nở của phần lớn các loại vi khuẩn chậm lại, nhưng có một số vi khuẩn ở trong nhiệt độ này tốc độ sinh sôi nảy nở lại tăng nhanh. Nếu chúng ta ăn những thức ăn đã bị nhiễm loại vi khuẩn này thì sẽ gây bệnh.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Tủ lạnh hiện nay thường bố trí hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C,  âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C. Ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0-10 độ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2-5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7-10 độ C là phù hợp. Còn về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5. 

Theo bác sĩ  Trương Minh Tuấn, BV Hữu Nghị (Hà Nội), những thực phẩm thông thường nên bảo quản ở ngăn lạnh. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1 - 2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần lễ, không nên để quá lâu. Nên nhớ rằng trong những thức ăn này vẫn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thực phẩm sống. Vì thế không để lẫn thức ăn đã nấu chín với thức ăn chưa nấu. Trước khi cho vào tủ lạnh phải bọc thực phẩm lại bằng nilông hoặc hộp kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. 

PGS.TS Nguyễn Đức Lợi tư vấn, khi thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước.

Các gia đình lưu ý là phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh, lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

Thức ăn chín, muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần, lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay, không để quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà. Đối với những thực phẩm sống, hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh. 
 
Hoa quả và rau xanh nên để bao lâu?

Theo các chuyên gia, táo có thể để trong tủ lạnh 1 - 2 tuần, cam quýt có thể được 1 tuần, cà chua để được khoảng 1-2 ngày. Chuối, dưa chuột thì không nên để trong tủ lạnh thời gian dài. Vì những loại hoa quả này phải để ở những nơi nhiệt độ cao. Chuối cần phải để ở nơi nhiệt độ từ 11-13 độ C, dưa chuột để ở nơi từ 10-13 độ C. Trong khi đó, ngăn để rau và hoa quả trong tủ lạnh nhiệt độ thường là khoảng 8 độ C. Do nhiệt độ trong tủ lạnh quá thấp, nên những rau xanh và hoa quả này dễ bị hỏng.

Nhiệt độ của ngăn để thức ăn và rau hoa quả trong tủ lạnh không phải chỗ nào cũng giống nhau, thường thì nhiệt độ ngăn trên cao hơn ngăn dưới, nhiệt độ ở chỗ gần cửa là cao nhất, nhiệt độ chỗ sát đằng sau là thấp nhất. Vì vậy, khi để thức ăn vào tủ lạnh phải chú ý. Chẳng hạn như những thứ để 1-2 ngày là lấy ra ăn, hay những thứ không dễ hỏng như sa lát, nước hoa quả, trứng gà, trứng mặn... có thể để ở cửa. Những thức ăn dễ thiu như cơm và những thức ăn thừa hay những thức ăn làm bằng đậu nên để ở sát đằng sau của ngăn trên. Rau xanh và hoa quả có thể để ở ngăn dưới hoặc ngăn chuyên để rau và hoa quả, nhưng không nên để sát vào trong.  
 
Hồng Ngọc
 
(TTO)


Dừng uống cà phê nếu thấy các dấu hiệu sau (26/4/2024)

Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

Ghê người kỹ nghệ chế biến thực phẩm bắt mắt (10/10/2011)

Tinh luyện dầu ăn bằng chất tẩy rửa (8/10/2011)

Bộ Y tế cảnh báo về khuẩn độc trên dưa vàng Mỹ (5/10/2011)

Ăn bữa tối một cách khoa học (3/10/2011)

Uống nhiều cà phê sữa dễ hại gan (29/9/2011)

6 việc tuyệt đối tránh trong nhà vệ sinh (25/9/2011)

Tin buồn cho giới ghiền cà phê Việt Nam (21/9/2011)

Ăn gì bổ đấy liệu có đúng? (19/9/2011)

Khó tin lẩu = Gia vị lạ + nước lã (16/9/2011)

Những chuyện lạ về hôn nhân (14/9/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn