Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 7 thói quen thường gặp gây hại cho sức khỏe tim mạch
Không chăm sóc răng miệng, uống nhiều cà phê, ngủ nhiều hoặc quá ít đều đang âm thầm làm giảm sức khỏe tim mạch của bạn.
Ăn kiêng thái quá
Nhiều người tăng ăn rau, giảm thịt vì cho rằng đây là chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp với cơ thể. Thực tế, họ đang tự gây ra các vấn đề về tim cho bản thân.
Ví dụ những người tuân thủ chế độ ăn ít cholesterol, tránh chất béo, vô tình cắt bỏ cholesterol lành mạnh, quan trọng cho cơ thể. Sau chế độ ăn kiêng, họ có thể ăn quá nhiều carbohydrate, không tăng mức cholesterol nhưng gây tăng cân và làm căng thẳng hệ thống chuyển hóa đường.
Chế độ ăn kiêng ngặt nghèo đột ngột cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, ví dụ suy giảm chức năng tim. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không ăn kiêng quá ngặt nghèo, thay vào đó nên ăn uống cân bằng, có thể khám dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn chuẩn xác.
Cô đơn
Việc bị cô lập cũng có thể tác động đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 8% khi sống cô lập với xã hội và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 5% khi sống một mình. Đối với người bị cô lập và cô đơn, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên 27%. Một người bị cô lập cũng có thể mắc trầm cảm, từ đó dẫn tới các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, lối sống ít vận động, thói quen ăn uống kém.
Không chăm sóc răng miệng
Các vấn đề về răng như sâu răng, bệnh về nướu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Lý do là vi khuẩn trong miệng dễ di chuyển vào máu hoặc làm tăng nặng vấn đề về tim như cholesterol cao hoặc mảng bám thành mạch máu. Dù không thể khẳng định 100% rằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ ngăn ngừa cơn đau tim, song có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
 
Uống quá nhiều cà phê gây co mạch máu và tăng huyết áp. Ảnh: Freepik
Quá nhiều caffeine
Cà phê chứa caffeine đã được chứng minh an toàn, uống hai tách cà phê mỗi ngày mang lại lợi ích lớn nhất cho tim mạch. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine gây tác động tiêu cực do làm tim đập nhanh hơn, tăng nhịp tim, co mạch máu và tăng huyết áp. Caffeine được coi là an toàn khi nạp dưới 300 mg một ngày; uống cà phê đen có lợi hơn cho cơ thể, trước khi uống nên lọc kỹ để giảm lượng cholesterol xấu.
Không kiểm soát stress
Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể có thể bị viêm nhiều lần, kéo dài giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline. Những yếu tố nói trên kết hợp với nhau gây ra thay đổi sinh lý trong cơ thể, gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì, kháng insulin và rối loạn nhịp tim.
Căng thẳng mạn tính cũng làm tăng nguy cơ đong máu khắp cơ thể, cục máu đông hình thành trong động mạch hẹp có thể gây đau tim. Đây là lý do khiến những người căng thẳng mạn tính đôi khi bị đau tim.
Các tác nhân gây căng thẳng luôn có mặt trong cuộc sống và khó loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, mọi người nên tập thể dục, thiền, yoga, tham gia các hoạt động thú vị hơn để giải tỏa căng thẳng.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Người trưởng thành cần ngủ khoảng 7-8 tiếng một đêm. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể góp phần gây ra các vấn đề tim mạch, ví dụ đau tim và đột quỵ. Chất lượng giấc ngủ không tốt cũng làm tăng huyết áp, cholesterol và xơ vữa động mạch. Do đó, ngủ ngon và đủ giấc rất quan trọng để bảo vệ trái tim khỏe mạnh.
Không quan tâm đến thuốc
Nhiều người sử dụng lại đơn thuốc cũ, không tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin khi không thực sự cần thiết. Một số loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tim, hoặc uống quá liều lượng có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim. Với thực phẩm bổ sung, vitamin và thảo dược có thể tương tác với thuốc kê đơn, ảnh hưởng chức năng tim nhiều hơn.
Chi Lê (Theo Huffpost)
(VnExpress)
 


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

5 lỗi khiến món rau xào không ngon (26/4/2023)

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein (10/4/2023)

Sáng ngủ dậy làm ngay 7 việc này, về già sẽ ít phải lo bệnh tật (30/3/2023)

5 mẹo ăn ngũ cốc buổi sáng rất tốt cho sức khỏe (18/3/2023)

Những sai lầm phổ biến về dinh dưỡng (25/2/2023)

15 thói quen giúp giảm huyết áp tự nhiên (7/2/2023)

Món nên hạn chế ăn ngày Tết (15/1/2023)

10 bệnh thường mắc khi thời tiết thay đổi (5/1/2023)

Đôi nét về phép lành Urbi et Orbi (23/12/2022)

Vắc- xin Cúm: Những lưu ý bạn cần biết trước khi đi tiêm (24/11/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn