Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
"Hãy ngước mắt lên mà nhìn" (Ga 4:35)
 
LỜI CHỦ CHĂN GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
THÁNG 08 - NĂM 2022:
"Hãy ngước mắt lên mà nhìn" (Ga 4:35)
 
Quý Cha và Quý Tu sĩ thân mến,
Một
Chúa Giêsu gọi: “Hãy ngước mắt lên mà nhìn”. Chúa gọi ai? Gọi “những kẻ Người muốn”. Họ đến, ở với Người. Đó là nhóm 12 (x. Mc 3: 13-19).
Chúa Giêsu gọi: “Hãy ngước mắt lên mà nhìn”. Chúa gọi ai? Gọi “những kẻ Người muốn”. Họ đến, ở với Người. Đó còn là nhóm 72. Thánh Luca, đệ tử của Tông đồ dân ngoại, đề cập sự kiện Chúa Giêsu mở rộng nhóm loan Tin Mừng của Giáo hội tới tầm vóc toàn cầu qua con số 72. Chúng ta nhận thức tính chất nghiêm túc của thông tin này. Ngay từ đầu, tham dự sứ mạng của Chúa Giêsu, không nguyên nhóm 12, nhưng còn nhiều hơn nữa. Chúa muốn nhiều hơn nữa…Thánh sử Luca, với số 72, hẳn là liên hệ tới danh sách 72 dân tộc thế giới nơi đoạn 10 sách Khởi Nguyên.
“Khởi Nguyên 10 lược toát dưới hình thức gia phả, kiến thức của người Israel vào lối thế kỷ thứ năm. Các dân được chia ra từng nhóm, không theo chủng tộc, ngôn ngữ, nhưng theo liên lạc lịch sử và địa dư. Bản thống kê dựa trên một tế nhận đạo lý: sự duy nhất của một nhân loại lan tràn trên mặt đất cho thấy sự chúc lành của Thiên Chúa (Kn 9: 1) được thành tựu làm sao. Trái lại, nguồn văn Yahviste, (11: 1-9) sự tản mác là do bởi tội. Hai phương diện của lịch sử nhân loại: trong đó Thiên Chúa có can thiệp nhưng loài người cũng lộ bày ra ác tính của họ”[1].
Chúa Giêsu gọi: “Hãy ngước mắt lên mà nhìn”. Nhìn ai? Nhìn vào đoàn “dân chúng đông đảo”, “rảo bộ mà đổ dồn đến nơi ấy”. Về hiện tượng, các Tông đồ vẫn thấy họ đi lại trước mắt, nghe họ truyện trò ồn ào…mà về tương quan, Tông đồ và đoàn dân vẫn lạ xa ngăn cách… “Hãy ngước mắt mà nhìn”, “nhìn” trong phong cách Giêsu nhìn “họ như cừu chiên không có người chăn giữ”, “nhìn” trong phong cách Giêsu “chạnh lòng thương xót họ”, “nhìn” trong phong cách Giêsu “lên tiếng giảng dạy họ nhiều điều” và cho “ai nấy đều ăn và ăn no” (x. Mc 6: 30-44).
Thánh sử Gioan lưu giữ và cẩn thận tường thuật từng lời của Chúa Giêsu: “Này: Ta bảo các ngươi: Hãy ngước mắt lên mà nhìn: Đồng lúa đã chín vàng chờ gặt!” Chờ gặt là sao? Đó là “thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời” (Ga 4: 35.36)… “Chúa Giêsu băng qua Samari”… “mỏi mệt vì đàng sá, nên Đức Giêsu ngồi phệt xuống bên giếng. Lúc ấy chừng giờ thứ sáu”… “Có một phụ nữ người Samari đến kín nước. Đức Giêsu nói với bà ấy “cho tôi uống với”…Có một bờ lũy hiểm trở “Làm sao ông là Do Thái mà lại xin uống với tôi là đàn bà Samari?”…
Đến trong tâm trí chúng ta vấn nạn của một luật sĩ: “Nhưng ai là đồng loại của tôi?” (Lc 10: 29). Chúa Giêsu đã dẫn luật sĩ vào thứ tự phân định: không phải tìm ngoài tôi ai là đồng loại, nạn nhận dở sống dở chết hay người Samaritanô, và sẽ rơi vào mông lung mơ hồ…nhưng trước tiên xác định ngay “chính tôi” là “người đồng loại” và như thế, giải đáp được sáng tỏ. “Chính tôi” là người đồng loại thì cả nhân loại đều trong trái tim tôi…
Chúa Giêsu đã đặt chính mình là “người đồng loại”, vượt bờ lũy ngăn cách để đi vào tâm tư cuộc đời phụ nữ Samari… Bờ lũy “gàu Ngài không có, giếng thì sâu, vậy Ngài lấy đâu ra cho có nước sinh sống?”…Nếu chị “biết được ơn của Thiên Chúa và ai là người đang nói với chị… Phụ nữ Samari đã chạm đến Đấng làm thỏa khát khao của chị… xin Ngài ban cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây kín nước… “Lạy Ngài, tôi thấy Ngài là một tiên tri”…và chị bỏ cả vò nước, về làng nói với mọi người “Hãy đến mà xem”…
Chúa Giêsu tận tụy lòng kề lòng (cor ad cor), thấm mùi chiên cừu bơ vơ, giữa đồng lúa chín vàng chờ gặt, thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời…
Hai
Chúa Giêsu muốn Giáo hội là hiện thân của Chúa và muốn các tín hữu là hiện thân của Giáo hội, mang ơn sự sống đời đời cho nhân thế.
Chúa Giêsu mời gọi tất cả chúng ta đến, ở với Người và hãy thụ giáo với Người (x. Mt 11: 29).
Thụ giáo tinh thần hiệp hành “gặp gỡ, lắng nghe, phân định” (ĐTC Phanxicô, bài giảng 10.10.2021) như Chúa Giêsu bên thanh niên với tâm trạng “tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm cơ nghiệp?” (Mc 10: 17)…như Chúa Giêsu bên hai môn đệ về Emmaus, sau đoạn đường chung bước, quyến luyến “cố nài ép…Hãy lưu lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày đã xế” (Lc 24: 29)…và như Chúa Giêsu linh hướng cho phụ nữ Samari, Người “ngồi phệt xuống bên giếng”… bất kể “mỏi mệt vì đàng sá”… nhập nội “đồng lúa chín vàng chờ gặt”, thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời” (Ga 4: 6.35.36).
Anh chị em thân mến,
Anh chị em có nghe được tiếng lòng tín hữu mong mỏi mục tử, tu sĩ đạo đức để lòng họ được nâng lên không? Và cả những tiếc nuối khôn vơi…trước những mục tử:
“Xẩy có lời Đức Chúa đến với tôi rằng: con người hỡi, hãy tuyên sấm trên các mục tử của Israel… Đức Chúa phán thế này: khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ chăn nuôi lấy mình. Mục tử thì phải chăn chiên chứ? Sữa, các ngươi ăn; len, các ngươi mặc; những con vật béo tốt, các ngươi làm thịt. Còn chiên các ngươi lại không chăn; chúng ốm yếu, các ngươi không bổ sức; chúng bịnh hoạn, các ngươi không chạy chữa; chúng xây xát, các ngươi không băng bó; chúng tản mác, các ngươi không lùa về; chúng thất lạc, các ngươi không tìm kiếm. Các ngươi thống trị trên chúng bằng võ lực, bằng bạo ngược. Chiên của Ta đã tán loạn, không người chăn giữ. Chúng đã nên mồi cho tất cả các dã thú…” (Ezekiel 34: 1-5).
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu và Hiền Thê của Người tha thiết gọi chúng ta: “Hãy ngước mắt lên mà nhìn… Họ như cừu chiên không có người chăn giữ” (x. Mc 6: 30-44)… “Hãy ngước mắt lên mà nhìn: Đồng lúa đã chín vàng chờ gặt… thu lượm hoa màu cho sự sống đời đời” (Ga 4: 35.36).
Gương lành cuộc đời Thánh I-nhã, 500 năm trước (1522), Người được ơn hoán cải… và 400 trăm năm trước (1622), Người được Giáo hội tuyên Thánh. Hoán cải và nên Thánh, hành trình cuộc đời chúng ta.
 Gioan Đỗ Văn Ngân
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Nguồn: 

[1] Cha Nguyễn Thế Thuấn, chú giải Khởi Nguyên 10.
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Trò chuyện thân mật với Thiên Chúa (23/6/2022)

6 cách giúp bảo vệ nhân phẩm (27/5/2022)

Một bức thư của Mẹ Têrêsa Calcutta (20/4/2022)

Thiên Chúa không chết (16/4/2022)

Hiệp hành trên 14 chặng đàng Thánh Giá (8/4/2022)

“Thánh Giuse ngủ” và “Đức Mẹ gỡ rối” được ĐTC Phanxicô sùng kính (24/3/2022)

Sứ điệp Mùa chay năm 2022 của Đức Thánh Cha (5/3/2022)

Việc thông tin sai lạc về đạo Công giáo thì thật nguy (10/2/2022)

Lời khuyên nuôi dưỡng hạnh phúc từ thiền sư Thích Nhất Hạnh (26/1/2022)

Thành tín (17/1/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn