Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
THẦY ĐÂY! ĐỪNG SỢ

 


Bài Tin Mừng theo thánh Matthêu chúng ta vừa nghe kể lại việc Đức Giêsu đi trên mặt nước và cho Phêrô cũng đi trên mặt nước mà đến với Chúa.

Đoạn Tin Mừng kể rằng: “Sau khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia, đang lúc Ngài giải tán đám đông”. Động từ “bắt” ở đây diễn tả một sự vội vã, khẩn trương có vẻ như đang đứng trước một nguy hiểm. Tại sao? Lúc đầu, khi dân chúng xúm quanh Đức Giêsu để được Ngài chữa lành đang khi trời đã xế chiều, các môn đệ muốn tách khỏi đám đông, muốn trốn tránh trách nhiệm, họ bảo: “Xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”, Đức Giêsu không chịu, Ngài đòi các ông phải gắn bó cùng đám đông, phải có trách nhiệm với họ. Ngài bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn đi”. Lúc này đây, sau khi Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều nuôi dân chúng ăn no, mọi người hân hoan phấn khởi, và theo Tin Mừng thứ IV thì họ định bắt Ngài và tôn Ngài lên làm vua, xem ra đây cũng là ý đồ của các môn đệ, nên họ muốn gắn bó, muốn liên kết với đám đông nhằm thực hiện ý định này. Thấy vậy, Đức Giêsu né tránh và bắt các môn đệ phải lìa bỏ đám đông mà đi nơi khác. Đường lối Chúa thật là kỳ, khi các môn đệ muốn tránh né đám đông, thì Đức Giêsu bắt họ ở lại để lãnh trách nhiệm cung cấp bánh ăn cho dân chúng. Ngược lại, khi các ông muốn gắn bó cùng đám đông đang hân hoan phấn khởi trước phép lạ Chúa làm thì Ngài lại bảo các ông rời bỏ đám đông mà đi nơi khác. Hóa ra, theo Chúa không phải để được người ta chúc tụng tôn vinh, kính trọng nể vì, nhưng là để dấn thân phục vụ, cho dù phải đối diện với những khó khăn thách đố.

Là môn đệ Đức Giêsu, hỏi rằng tôi có thái độ như thế nào trước một trách nhiệm phải chu toàn, và những tình cảm quí trọng, nể vì mà người khác dành cho tôi. Tôi cố gắng làm việc để hoàn thành tốt trách nhiệm hay để tìm kiếm những thiện cảm của người đời?

Tiếp đến, theo lệnh Chúa truyền, các môn đệ buộc phải chèo thuyền ra khơi trong đêm tối và sóng gió, đêm tối và sóng gió ở bên ngoài, nhưng nhất là đêm tối và sóng gió ngay trong tâm hồn các ông. Chính trong những giây phút khó khăn và nguy hiểm ấy, Đức Giêsu đi trên mặt nước mà đến với các ông. Thấy vậy, Phêrô mừng rỡ, ông xin được đi trên mặt nước mà đến với Thầy … Ở đây, Phêrô xuất hiện trước mắt chúng ta như một con người bộp chộp, hành động theo cảm tính chứ không suy nghĩ chín chắn. Tuy bộp chộp vội vã, nhưng khiếm khuyết ấy vẫn chưa đến nỗi nào, vì chung qui, mọi việc rắc rối của Phêrô đều do ông đã để tình cảm chi phối hành động, cho nên, dù có đôi lần ông vấp váp, thì lòng ông lúc nào cũng ngay thẳng và chân thành, vì bản chất của tâm hồn ông là yêu thương. Như Phêrô, ta thường thất bại vì đã hành động theo cảm tính mà không kịp suy nghĩa đến cái giá phải trả. Ta quên đi lời căn dặn của người xưa, đó là: “no mất ngon, giận mất khôn”, và “đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây …”

Tuy hành động theo cảm tính, nhưng Phêrô không bao giờ thất bại ở những phút cuối cùng. Tin Mừng thuật lại rằng “khi bắt đầu chìm, ông la lên: - Thầy ơi, xin cứu con với!”. Luôn luôn trong giây phút tưởng chừng thất bại, Phêrô biết nắm chặt lấy Đức Giêsu. Điều kỳ diệu là, cứ mỗi lần ông vấp váp, Phêrô lại chỗi dậy, và những thất bại ấy lại đem ông đến gần Chúa hơn. Cho hay một vị thánh không phải là một người chẳng hề vấp té, một vị thánh là người có thể chỗi dậy, và tiếp tục bước đi sau khi vấp ngã, như Phêrô. _ Chớ gì mỗi lần vấp ngã, mỗi lần thất bại, mỗi lần như bị nhấn chìm trong đêm tối, ta biết kêu lên cùng Chúa: “Thầy ơi, xin cứu con với!”, và khi ấy, ta sẽ cảm nghiệm được câu nói của thánh Phaolô: “Chính lúc tôi yếu, lại là lúc tôi mạnh”. Yếu là yếu bởi sức tôi, và mạnh là mạnh bởi sức Chúa.

Cuối cùng, khi Đức Giêsu và Phêrô bước lên thuyền, tức thì gió lặng biển êm. Như vậy, nơi nào có Đức Giêsu hiện diện thì sóng gió bão táp có mạnh mẽ cuồng bạo đến đâu cũng sẽ trở nên yên tĩnh. Td: Gánh nước, đặt tàu lá chuối vào thùng để nước đừng sóng sánh dễ mất cân bằng, nước đừng tung tóe làm ướt quần áo. Cũng vậy, khi lâm cơn sầu thảm và bối rối, khi phải đối diện với bão táp và đêm tối, hãy đặt thánh giá Chúa vào tâm hồn mình, và lòng ta sẽ có được sự an lành _ Là Kitô hữu, ta thường xuyên làm dấu Thánh giá mỗi ngày, ta đeo Thánh giá trước ngực mình, nhưng ta đã đặt Thánh giá Chúa trong tâm hồn ta chưa?

Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa củng cố niềm tin còn non yếu của ta, để trong mọi hoàn cảnh ta luôn xác tín rằng vẫn có Chúa hiện diện, hiện diện giữa biển đời dậy sóng, hiện diện ngay trong tâm hồn ta.

Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A - Đừng sợ, hãy tuyên xưng (19/6/2020)

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ - Mô hình căn bản của Giáo hội (27/4/2020)

Đàng Thánh Giá được Đức Thánh Cha chủ sự vào thứ Sáu 10.4.2020 (12/4/2020)

Chúa Nhật V Mùa Chay -Năm A - Thầy là sự sống lại và là sự sống (28/3/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn