Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GIA ĐÌNH KITÔ – CÁNH CỬA ĐỨC TIN MỞ RA CHO VỢ CHỒNG
 
Khi nói gia đình là Cánh Cửa Đức Tin mở ra cho đôi vợ chồng, cũng như một căn nhà có cánh cửa mở ra trước thế giới bên ngoài, cửa đóng thì căn nhà khép lại đối với thế giới bên ngoài, có nghĩa là nếu không có gia đình, đôi bạn mặc dầu là nền tảng của gia đình cũng không mở được ra với Thiên Chúa, vì chính gia đình, là Hội Thánh Tại Gia là cánh cửa mà đôi bạn xây dựng dựa trên sự kết hợp hôn nhân, giúp cho đôi bạn mở ra với Thiên Chúa. Chính khi mình là chủ thể xây dựng gia đình thì mình lại là đối tượng hưởng nhận ơn ích của thành quả đó, mà thực ra không phải là mình, mà Thiên Chúa mới là chủ thể đích thực, vì đức tin là ơn Chúa ban một cách nhưng không cho chúng ta, nhưng ơn Chúa đòi hỏi nỗ lực của chúng ta, nếu chúng ta không nỗ lực cộng tác với ơn Chúa để đức tin biến thành hành động, thì đức tin đó sẽ chết. Sau khi đã nỗ lực để sống đức tin, ta mới khám phá ra rằng thật ra không phải là chính ta mà là chính Thiên Chúa đang thực hiện chương trình cứu độ của Ngài trong lịch sử qua ta, qua gia đình ta. Đó là cái nhìn thần bí cũng là cái nhìn của đức tin, mà chúng ta được mời gọi để ta nhìn lại chính mình và gia đình mình, đó mầu nhiệm cộng tác giữa siêu nhiên với tự nhiên, giữa ân sủng với tự do của con người.

Gia đình làm sao có được nếu như không có hôn nhân. Ngày nay thế giới đang đòi định nghĩa lại hôn nhân, không theo nghĩa truyền thống là một người nam và một người nữ kết hôn với nhau, tuyên bố ưng thuận nhận nhau là vợ là chồng, và sống với nhau suốt đời một cách công khai trước mặt cộng đồng xã hội chính trị hay cộng đồng xã hội tôn giáo.

Họ định nghĩa hôn nhân có thể là sự kết hợp của mọt người nam với một người nam, một người nữ với một người nữ, hoặc thậm chí cơ nơi (1 nước ở Bắc Âu) còn đòi định nghĩa gia đình có thể là sự kết hợp của 3 người, có nghĩa là sự kết hợp không chỉ là đồng tính mà còn là lưỡng tính, vừa là lưỡng giới để có con vừa là đồng tính để thỏa mãn xu hướng tính dục đồng giới. Ngày nay người ta đòi hỏi những điều đó và đòi được pháp luật hóa một cách chính thức, hiện nay đã lên tới hơn mười quốc gia đang có những hiện tượng như vậy. Cho nên khi ta học hỏi lại giáo lý về gia đình trong cái nhìn của đức tin, giáo huấn của Hội Thánh trong một bối cảnh như thế, để ta còn biết trả lời cho thế hệ tương lai là con cháu chúng ta lớn lên, lập gia đình đụng phải vấn đề thực tế này đang xảy ra trong xã hội, chúng ta có biết trả lời cho con cái không hay là chính chúng ta cũng gặp trực tiếp những trường hợp này?

Con cái của anh chị em cũng đã tới tuổi cặp kê hay đã lập gia đình ít nhiều cũng đọc báo hay gặp nơi bạn bè chuyện cặp kê, không chỉ là cặp đôi có khi lại cặp ba, cặp bốn. Bởi vì nhu cầu có con cũng là nhu cầu hết sức mãnh liệt, thế nhưng bên cạnh đó cũng có nhu cầu khác về tính dục kết hợp đồng giới, họ đòi thỏa mãn sự kết hợp này. Nhưng trong định luật tự nhiện và trong mặc khải của Thiên Chúa thì chuyện kết hợp như thế là bất hợp pháp, là sai lầm. Vì Tạo Hóa dựng nên con người có nam có nữ khác nhau để hai người bổ túc cho nhau, để hiệp nhất trên sự khác biệt đó trong tình yêu thương, trong bầu khí yêu thương đó mà sinh hoa kết trái, con cái sẽ được sinh ra, chào đời trong bầu khí yêu thương, để chúng lớn lên được làm người trọn vẹn, được hưởng tình yêu của mẹ của cha một cách cân bằng, căn tính làm người và đồng thời nhân cách, giới tính của chúng được cân bằng. Ngày nay người ta đòi định nghĩa lại gia đình bằng một kiểu khác chứ không theo truyền thống nữa. Thử hỏi một đứa bé chào đời và lớn lên nó tự hỏi nó là con trai hay con gái? Với bầu khí một gia đình mà hỗn độn có tới hai, hay ba hoặc bốn người cha người mẹ như vậy thì nó sẽ gọi như thế nào, đó là chưa nó nói tới sự phức tạp về giấy tờ hành chánh của xã hội kê khai về cha, về mẹ của đứa bé, thế mà hôm nay ở các nước phát triển có hiện tượng đó, ở Việt Nam ta ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai.

Ta quay về học hỏi lại giáo lý để ta biết đâu là chân lý được Chúa mạc khải  về gia đình cho đúng đắn, để ta biết mà sống và dạy dỗ con cái. Đó là ý nghĩa của việc hỏi hỏi về gia đình của chúng ta, nó rất là thực tế, nếu không có đức tin ta không có cái nhìn về hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và ta xác tín như vậy. Tình yêu ấy phải bền vững, bởi vì sự sống chung không kết hôn, không tuyên bố một cách công khai là tôi và người kia là vợ là chồng và hiệp nhất vĩnh viễn thì tâm lý sẽ không an toàn, khi người ta sống trong bầu khí không an toàn vì có thể bất cứ lúc nào cũng có thể đỗ vỡ, chia rẽ.

Khi người ta sẽ nói không kết hôn vĩnh viễn thì người ta đâu có sống cho nhau trọn vẹn, nếu hôn nhân là không duy nhất thì người ta tha hồ ngoại tình bất cứ lúc nào, thậm chí họ còn chơi trò tráo đổi người tình hay tráo đổi vợ chồng cho nhau. Nếu mang một tâm lý như vây thì thử hỏi xã hội này sẽ loạn đến mức nào, không chỉ là lục đục mà chiến tranh sẽ xảy ra ngay trong gia đình  nơi các cặp hôn nhân chứ không phải đợi chiến tranh trên khắp thế giới xảy ra. Nếu gia đình nào cũng là một tế bào ung thư như vậy thì xã hội và giáo hội này sẽ đi về đâu, vì xã hội và giáo hội có tế bào gốc là gia đình. Mà hiện nay các gia đình đang bị tấn công một cách mãnh liệt trên nhiều phương diện, đó là ý nghĩa tại sao chúng ta phải học, phải nhìn lại gia đình dưới con mắt của đức tin. Chúng ta cám ơn ĐTC Benedicto XVI đã mở ra Năm Đức Tin cho chúng ta, để chúng ta suy nghĩ lại, trong đó có tín điều về Hôn Nhân Kitô Giáo – Gia Đình Kitô Giáo.

Trong cái nhìn đức tin về Gia Đình Kitô Giáo, được nhìn là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, thì hôn nhân Kitô giáo là bí tích, bí tích là cái gì khả giác ta thấy được bằng mắt, nghe bằng tai, sờ được chạm tới được. Khi nói gia đình là bí tích của Cộng Đồng Thiên Chúa Tình Yêu, người ta không thấy Thiên Chúa đâu mà người ta chỉ thấy các gia đình có đạo sống yêu thương nhau và họ nghiệm ra rằng, có Thiên Chúa hiện diện ở đó.

Không phải gia đình đồng nhất tuyệt đối với Thiên Chúa, nhưng gia đình chính là hình ảnh phản chiếu Cộng Đồng Ba Ngôi Thiên Chúa Tình Yêu, cũng như khi ta nhìn bức hình chân dung ta liên tưởng trực tiếp ngay tới người thật của bức chân dung đó, người ta không thấy người thật hiện diện trước mắt nhưng mà thấy một bức hình chân dung. Ở đây không phải bức hình chân dung khô khan mà là một bức chân dung sống động, đó là gia đình cha mẹ và con cái yêu thương nhau, qua tình yêu thương mà họ cố gắng sống theo lời dạy của Chúa: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương”. Chúa không chỉ dạy câu đó chung chung trong cộng đoàn giáo xứ, mà dạy cộng đoàn gia đình, Chúa nói với người chồng người vợ trong gia đình Kitô hữu “anh em hãy yêu thương nhau”, có nghĩa là người vợ người chồng cũng là anh em với nhau trong Cộng Đoàn Gia Đình Thiên Chúa. Và yêu như thế nào, yêu như Thầy đã yêu, chứ không phải tình yêu chiếm đoạt, tình yêu thống trị, tình yêu ích kỷ của xác thịt để đối xử với nhau, mà phải là Tình Yêu Thiên Chúa.

“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương”:
Câu đó trước hết áp dụng  là cho đôi vợ chồng, cho anh chị em trong nhà với nhau, cha mẹ với con cái, xét về một mặt nào đó tương quan cha mẹ với con cái còn là tương quan anh chị em trong Gia Đình Thiên Chúa, cho nên khi Chúa nói anh em hãy yêu thương nhau là Chúa nói với hết mọi người mà trước hết là những người sống mối tương quan gia đình. Đừng lấy thứ tình yêu nào khác ngoài Tình Yêu Thiên Chúa để đối xử với nhau, khi đó gia đình ta trở thành một biểu tượng, một bí tích sống động của Tình Yêu Thiên Chúa vô hình. Thiên Chúa vô hình trở thành hữu hình, cho dẫu Tình Yêu Thiên Chúa thì vô hạn, tuyệt vời, nhưng khi trở thành bí tích thì rất là hữu hạn, xộc xệch, nhiều khi rách nát nữa. Cho dẫu tình yêu chúng ta không hoàn hảo, nhưng chúng ta luôn luôn cố gắng làm cho nó hoàn hảo, mặc dầu hữu hạn, không tuyệt hảo, nhưng nó đã được Thiên Chúa chọn làm biểu tượng trước thế gian về Tình Yêu của Ngài.

Khi đôi vợ chồng Kitô hữu đã được rửa tội mà tuyên bố lấy nhau thành vợ thành chồng thì đó là bí tích, không phải do họ mà là do Thiên Chúa, cho nên bất cứ một hành động tình yêu nào của họ đối với nhau như là bí tích, thì đó là tình yêu thần linh, đó là biểu tượng Tình Yêu Thiên Chúa. Có bao nhiêu người Kitô hữu ý thức được điều đó, hằng ngày những việc chúng ta làm, đối xử với nhau trong đức tin, có nghĩa là ta làm việc này cho người bạn đời, cho con cái trong gia đình không chỉ xuất phát từ một tình cảm ruột thịt tự nhiên, mà xuất phát từ tình yêu hiến tế, tình yêu của đức tin.

Ta có nghĩ hành động đó là  thần linh không? Cái đó không phải do ta mà là do Chúa, vì Chúa đã quyết định nó là bí tích, và nếu nó là bí tích thì các hành động dầu nhỏ nhất đó cũng là bí tích, có nghĩa là đó cũng là hành động của Thiên Chúa nữa, nghĩa là tình yêu Thiên Chúa được cụ thể hóa bằng hành động.

Có một câu chuyện một đôi vợ chồng sắp ly dị, vì ông chồng ngày nào cũng say xỉn, ói mửa, người vợ chịu không nổi, lời qua tiếng lại, cuối cùng họ ly dị. Chính vào ngày ly dị, người vợ dọn dẹp đồ đạc để ra đi, trong lúc thu xếp đồ đạc thì có một tờ giấy rớt ra từ cuốn kinh thánh, trong tờ giấy đó chị đã viết một câu kinh thánh từ khi rước lễ lần đầu, lời đó đối với chị rất là thiêng liêng: “Con hãy yêu thương kẻ thù”. Chị sực nhớ, và thầm thĩ: “Chúa ơi! Bây giờ con chỉ có một kẻ thù duy nhất là người chồng của con đây, con chịu dựng không nổi nữa nên con bỏ đi. Bây giờ Chúa bảo con yêu thương, thì con phải yêu thuong làm sao”. Vì tờ giấy đó rớt ra mà chuyện ra đi của chị dừng lại, chưa đi vội.

Chiều hôm đó, người chồng say xỉn liêu xiêu trở về, chị cũng cắn răng mở cửa, đưa chồng vào giường nằm chết ở đó, trong bụng chị nói: “Kẻ thù con nằm đó, bây giờ Chúa bảo con yêu kẻ thù, thôi thì cũng con cũng cúi xuống cởi giầy cho kẻ thù”. Ngày hôm sau cũng vậy, chị lại lấy khăn lạnh lau và đắp lên mặt kẻ thù đang say xỉn nằm ngáy khò khò: “Lạy Chúa, Chúa dạy con thì bây giờ con đang lau mặt cho kẻ thù đây”. Vì hằng ngày cố gắng sống Lời Chúa như vậy, một tháng sau người chồng cũng hết say xỉn, và anh cũng tự thú: “Vì em đối xử với anh như vậy nên anh nghĩ lại, thấy không được, không thể như thế này được nữa, vì chính khi em còn tiếp tục mắng chửi anh xối xả thì anh càng uống say xỉn, khi em không còn gì để nói với anh thì em lại quay ra lo lắng, săn sóc, ân cần giúp đỡ cho anh, thì anh biết nghĩ lại, và đã làm anh động lòng.”

Chính người vợ cũng biết rằng điều đó không do mình làm, bởi vì tin Chúa, cố gắng làm vì đức tin, đó là hành động siêu nhiên, ngược với tự nhiên vì tự nhiên không ai tháo nổi đôi giày cho kẻ thù, còn khi đang ghét cay ghét đắng lại đắp khăn lạnh cho kẻ thù. Chỉ vì đức tin hành động siêu nhiên mà người chồng thay đổi, rồi gia đình được hàn gắn lại, trở thành cộng đoàn gia đình yêu thương, là hình ảnh Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Tình yêu của con người rất hữu hạn, xộc xệch chính những hành động đó chúng ta có nghĩ là hành động thần linh không? Ngôi nhà của họ có phải là ngôi nhà Thiên Chúa không? Thánh lễ họ tham dự có phải những thánh lễ đích thực không? Vì họ đem dâng không phải nhũng đồng tiền bỏ giỏ, mà là những hy sinh, chịu đựng, yêu thương, tha thứ và ân cần đối xử với nhau hằng ngày trở thành của lễ, khi ấy đôi vợ chồng là người đầu tiên hưởng ân huệ của đức tin, mà đức tin đó là do chính họ sống. Do đó vợ chồng là chủ thể xây dựng hôn nhân của mình nhưng đồng thời cũng là đối tượng đầu tiên hưởng nhờ ân huệ của đức tin do chính mình tuyên xưng, bằng chính những hành động trong cuộc sống hằng ngày.

Gia đình Kitô giáo là gia đình sống đức tin, nhờ vậy trở thành Cánh Cửa Đức Tin cho đôi vợ chồng trước hết, khi đôi vợ chòng được thánh hóa thì con cái và cả gia đình và những người khác liên hệ xung quanh cũng được hưởng nhờ theo.

Trong các vùng truyền giáo, ở đâu có một gia đình Kitô giáo sống, ở đó có phúc vì có Chúa hiện diện, vì đôi bạn là sự hiện diện của Thiên Chúa, ở đâu có các môn đệ của Chúa sống thì ở đó có Chúa hiện diện, vì hôn nhân của họ là bí tích, bí tích là sự hiện diện và còn là sự biểu thị hữu hiệu nữa. Và Thiên Chúa hành động qua các môn đệ của mình đến với lương dân, từ đó lương dân họ nhìn vào qua cách ta ứng xử với hàng xóm,với mọi người dân xung quanh, và họ cảm kích, dần dần họ cũng được Thiên Chúa chạm đến và lời chứng đến được với họ. Bấy giờ những lời loan báo bằng “Lời” lương dân mới nghe, mới hiểu, họ mới tin, mới theo Chúa, Nước Chúa lan rộng dần dần.

Điều đó bắt đầu từ đâu? Từ những hành động nhỏ nhặt như  tháo giầy, lau mặt cho kẻ thù, có nghiã là những hành động siêu nhiên của đức tin, từ từ nó biến thành thực thể cộng đồng Hội Thánh Kitô hữu nhỏ bé là gia đình, từ từ nó lan rộng, âm thầm từng ngày triển nở trong mảnh đất lương dân. Đó là sứ vụ, hiệp thông là vì sứ vụ.

Vì người ta được truyền giáo trước hết là chứng từ đức tin đập vào mắt người ta, chứ không phải là những lời nói hay. Ngược lại, nếu Gia đình Kitô hữu mà phạm tội, sống bê bối thì trở thành một cản trở, phản chứng vô cùng ghê gớm đối với lương dân, làm cho người ta càng xa Chúa vì người ta thấy những gia đình công giáo sống bê bối, sống tội lỗi làm cản trở, thà họ đừng có đạo thì hơn. Khi mang danh là Kitô hữu, thuộc về Chúa Kitô mà sống bê bối thì họ thành phản chứng đẩy xa anh chị em lương dân xa chúa, vì họ không thể theo được một Thiên Chúa mà có các môn đệ sống bê bối như vậy. Vì gia đình Kitô hữu là bí tích là biểu tượng sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi mà họ sống bê bối, đời sống của họ thành lời phản chứng, thì hình ảnh của Thiên Chúa, biểu tượng Tình Yêu Thiên Chúa ở chỗ nào? Cho nên ta cần phải ý thức và càng phải cố gắng hết sức kiểm lại đời sống của mình trong cái nhìn đức tin.

“Lạy Chúa xin chớ để chúng con sa cước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã dạy và đã thấy ngay từ đầu. Ngài dạy chúng ta mỗi ngày hãy cầu nguyện tha thiết vì ta dễ trở thành phản chứng, vì ta cũng là người như mọi người, đâu phải là thánh, tội lỗi cũng dễ phạm. Vì ta cũng là con cháu Adam – Evà, mặc dầu ta đã được rửa tội, được thanh tẩy tội lỗi nguyên tổ và tội riêng, nhưng xu hướng phạm tội vẫn còn trong ta, cho nên ta phải tình thức vì ta cũng dễ dàng phạm tội.

Tội lỗi ngăn trở ta đủ thứ, tội liên quan đến vợ chồng thì nhiều lắm, tội liên quan đến tính dục, đến sinh sản, đến giáo dục con cái. Tội liên quan đến tính dục thì tội ngoại tình là thường xuyên nhất, ngoại tình trong tư tưởng, trong hành động. Như trong ca dao VN ta có câu:

Đêm qua để cửa chờ chồng
Đêm nay để của chờ ông láng giềng.

Tội lỗi nó nằm ẩn sâu trong tâm hồn, chờ chực sẵn trong con người, chờ hoàn cảnh thuận tiện là xảy ra, cho nên ta cần phải tỉnh thức, với người có đạo chỉ cần một hoặc hai lần phạm tội hoặc sống bê tha thì trở thành phản chứng ghê gớm, chưa nói đến chuyện người tu hành sống đời tận hiến mà gây vấp phạm lại càng phản chứng hơn gấp bội phần. Vì người ta chỉ chú ý đến cây cổ thụ ngả, hơn là cả một cánh rừng mênh mông âm thầm từng ngày mọc lên là đức tin của đại đa số Kitô hữu đang sống. Ai càng làm lớn, càng có chức, thì lại càng tỉnh thức, lại càng phải cầu nguyện tha thiết: “Xin Cha đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, như kinh Lạy Cha mà Chúa dạy chúng ta mỗi ngày.

Sống đức tin và hưởng nhờ ân sủng của đức tin, trước hết là cho đôi vợ chồng, rồi cho con cái mình, vì mình là người đầu tiên truyền đức tin cho cái cái. Để củng cố đức tin ấy trong bài này nhắc chúng ta căn nhà đầu tiên là Nhà Thờ, nơi mà ta được sinh ra trong ân sủng, được đem đến chịu phép Rửa Tội trong những ngày đầu, nơi ta được hưởng ân sủng Bí Tích Khai Tâm, Rước Lễ lần đầu, Thêm Sức, Hôn Phối, rồi cũng là nơi một ngày nào ta sẽ đến cử hành Thánh lễ an táng, chia tay.

Chúng ta đã đưa nhau đến Nhà Thờ để cử hành Bí Tích Hôn Phối vì Nhà Thờ là biểu tượng của Nhà Cha trên trời, Nhà của Thiên Chúa Ba Ngôi, Nhà mà khi tôi cử hành Bí Tích Hôn Phối, thì gia đình tôi trở thành biểu tượng của nó. Nhà của gia đình tôi trở thành biểu tượng Nhà của Thiên Chúa Ba Ngôi. Như vậy:  Gia Đình – Nhà Thờ  & Nhà Cộng Đồng Thiên Chúa Ba Ngôi, ba căn nhà này là “một”. Cái này là biểu tượng, là bí tích của cái kia, cái này gắn bó với cái kia không tách rời, biểu tượng không chỉ là ám chỉ đến mà còn là thực hiện. Vì Thiên Chúa thần linh vô hình Ngài chỉ được hiện diện một cách cụ thể trong thế giới hôm nay qua các cộng đoàn Kitô hữu, qua Hội Thánh. Mà Nhà Thờ là nơi để cho những người tin quy tụ lại xung quanh Chúa, gia đình chính là Hội Thánh tại gia là sự quy tụ thường trực của những người tin Chúa, nơi gia đình Kitô hữu.

Trong bài này  hình ảnh Căn Nhà như là mẫu số chung, là biểu tượng để gợi hứng cho ta ý tưởng để suy nghĩ về chính gia đình mà đôi vợ chồng xây dựng, gia đình này là gia đình Kitô cho nên gắn bó với Nhà Thờ và là biểu tượng Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi, một cộng đoàn ba ngôi vị khác biệt yêu thương nhau, nhưng là một.

Lm. Louis Nguyễn Anh Tuấn trình bầy
AP. Mặc Trầm Cung lược ghi. 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Vai Trò Làm Chồng Và Làm Cha (22/4/2013)

Bình đẳng là trân trọng giá trị của nhau (10/4/2013)

Cuối tuần về nhà thật thích! (28/3/2013)

Sinh hoạt cuối tuần (28/3/2013)

Ấm áp tình gia đình (28/3/2013)

Làm chồng khó lắm! (19/3/2013)

Giọt nước đầu thềm (14/3/2013)

Cách người lớn nói cho trẻ con vâng lời (12/3/2013)

Lời kinh: Như Hương Trầm - Tháng 3 (4/3/2013)

Thánh Giuse, nhạy bén và kiên quyết (28/2/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn