Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Tiếp kiến chung: Bắt đầu loạt bài giáo lý về "Phân định"



"Sự phân định tuy khó nhọc nhưng không thể miễn trừ trong cuộc sống", Đức Thánh Cha đã khẳng định trong buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư 31-8, tại Hội trường Phaolô VI với bài đầu tiên trong loạt bài giáo lý mới về phân định.
Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 13,44.47-48) trước bài Giáo lý:

Đức Giêsu nói: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài".
Bài giáo lý đầu tiên với chủ đề “phân định nghĩa là gì”
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới: chúng ta đã kết thúc loạt bài về tuổi già, bây giờ chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới về chủ đề phân định. Phân định là một hành động quan trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bởi vì chọn lựa là điều thiết yếu của cuộc sống. Người ta phải chọn thức ăn, chọn cách ăn mặc, chọn con đường học tập, công việc, mối tương quan. Trong tất cả những điều này, chúng ta cụ thể hoá một kế hoạch sống, và cũng là cụ thể hoá mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến sự phân định bằng những hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường; ví dụ, Người mô tả những ngư dân chọn những cá tốt và loại bỏ những cá xấu, hoặc thương gia biết cách xác định, trong số rất nhiều viên ngọc, viên ngọc nào có giá trị nhất. Hoặc người tìm thấy kho báu được được chôn giấu trong ruộng (x. Mt 13,44-48).
Dưới ánh sáng của những ví dụ này, sự phân định được trình bày như một bài tập của trí năngkỹ năng và cả ý chí, để nắm bắt đúng thời điểm: đây là những điều kiện để đưa ra một chọn lựa đúng đắn. Cần có trí năng, kỹ năng và ý chí để làm một chọn lựa đúng đắn. Và nó cũng đòi một cái giá phải trả để sự phân định có thể trở nên hiệu lực. Để công việc của mình đạt kết quả tốt nhất, người đánh cá phải tính đến công sức, những đêm dài trên biển, và sau đó là vứt bỏ một phần đã bắt được, chấp nhận mất một ít lợi nhuận vì lợi ích cuối cùng nhắm tới. Người buôn ngọc trai không ngần ngại bán đi mọi thứ, để mua được viên ngọc trai đó, và người gặp được kho báu cũng vậy. Điều nền tảng là, trong các tình huống bất ngờ, không kế hoạch trước, chúng ta phải nhận ra tầm quan trọng và tính cấp bách của một quyết định phải đưa ra. Mỗi người phải làm những chọn lựa, không ai có thể làm thế cho chúng ta. Vào một thời điểm nào đó, những người lớn tự do có thể xin những lời tư vấn, ý kiến, nhưng quyết định thì chính mình phải làm. Không ai có thể nói: “Tôi mất điều này, vì chồng tôi quyết định, vợ tôi quyết định, anh em tôi quyết định”. Không, chính bạn phải đưa ra quyết định, mỗi người phải đưa ra quyết định. Vì lẽ đó, điều quan trọng là phải biết phân định. Để quyết định tốt, nhất thiết phải biết phân định.
Tin Mừng gợi ý một khía cạnh quan trọng khác của sự phân định: nó liên quan đến các cảm xúc. Ai đã tìm được kho báu mà lại không cảm thấy khó khăn khi bán đi mọi thứ, và cả niềm vui lớn của họ (x. Mt 13,44). Thuật ngữ được sử dụng bởi thánh sử Mátthêu chỉ một niềm vui hết sức đặc biệt, mà không một thực tại con người nào có thể ban tặng được; và nó còn lặp lại trong rất ít những đoạn Tin Mừng khác, mà tất cả đều nói về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Đó là niềm vui của các Đạo sĩ, sau hành trình dài và khó nhọc, đã lại nhìn thấy ngôi sao (x. Mt 2,10); đó là niềm vui của những phụ nữ trở về từ ngôi mộ trống sau khi nghe thiên thần báo tin Chúa sống lại (x. Mt 28,8). Đó là niềm vui của những người đã tìm được Chúa. Đưa ra một quyết định tốt, một quyết định đúng, luôn mang lại niềm vui chung cuộc; có thể người ta phải khó khăn trên đường đi với sự không chắc chắn, phải nghĩ, phải tìm, nhưng cuối cùng quyết định đúng sẽ mang lại niềm vui.
Trong cuộc phán xét cuối cùng, Thiên Chúa sẽ làm một cuộc phân định trước chúng ta. Hình ảnh của người nông dân, người đánh cá và người buôn ngọc là những ví dụ về những gì xảy ra trong Vương quốc Thiên Chúa, một Vương quốc thể hiện qua những hành động thường hằng của cuộc sống, đòi hỏi phải có lập trường. Đây là lý do tại sao biết cách phân định lại quan trọng đến thế: những lựa chọn tuyệt vời có thể nảy sinh từ những hoàn cảnh thoạt nhìn chỉ là thứ yếu, nhưng lại có ý nghĩa quyết định. Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ đến cuộc gặp gỡ đầu tiên của Anrê và Gioan với Chúa Giêsu, một cuộc gặp gỡ nảy sinh từ một câu hỏi đơn giản: “Thưa Rabbi, Ngài ở đâu?” – Chúa Giêsu nói: “Hãy đến mà xem” (x. Ga 1,38-39). Một cuộc trao đổi rất ngắn, nhưng đó là sự khởi đầu của một sự thay đổi từng bước sẽ ghi dấu ấn cả cuộc đời. Thật lâu sau, Thánh sử vẫn sẽ tiếp tục ghi nhớ cuộc gặp gỡ đó đã thay đổi ông mãi mãi, nhớ cả về giờ: “Lúc đó khoảng bốn giờ chiều” (câu 39). Đó là điểm mà thời gian và vĩnh cửu gặp nhau trong cuộc đời ông. Và trong một quyết định tốt và đúng đắn, ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của chúng ta sẽ gặp nhau, bước đường hiện tại và vĩnh cửu sẽ gặp nhau. Đưa ra quyết định đúng đắn, sau một hành trình phân định, là làm cho thời gian và vĩnh cửu gặp nhau.
Bởi thế, kiến thức, kinh nghiệm, tình cảm, ý chí là một số yếu tố không thể thiếu của sự phân định. Trong hành trình các bài giáo lý này, chúng ta sẽ thấy những điều khác, cũng quan trọng không kém.
Sự phân định – như tôi đã nói – đòi hỏi một sự lao nhọc. Theo Kinh Thánh, chúng ta không tìm thấy một cuộc sống đã được gói sẵn về những gì chúng ta phải sống. Không! Chúng ta phải quyết định nó một cách liên tục, tùy tình hình thực tế. Thiên Chúa mời gọi chúng ta đánh giá và lựa chọn: Người đã tạo nên chúng ta với sự tự do và muốn chúng ta sử dụng sự tự do của mình. Do đó, đòi hỏi phải có sự phân định.
Chúng ta thường có kinh nghiệm này: chọn điều gì đó có vẻ tốt, nhưng thực tế lại không. Hoặc biết điều gì đó là thực sự tốt cho mình, nhưng lại không chọn nó. Con người, khác với động vật, có thể sai, có thể không muốn chọn đúng. Và Kinh Thánh cho thấy điều đó ngay từ những trang đầu tiên. Thiên Chúa ban cho con người một chỉ dẫn cụ thể: nếu ngươi muốn sống, nếu ngươi muốn nếm hưởng cuộc sống thì hãy nhớ rằng ngươi là một thụ tạo, rằng ngươi không phải là thước đo của thiện và ác, và rằng những lựa chọn ngươi đều mang lại những hệ quả cho ngươi, cho người khác và cho thế giới (xem St 2,16-17); ngươi có thể làm cho trái đất trở thành một khu vườn tráng lệ hoặc ngươi có thể biến nó thành một sa mạc chết chóc. Giáo huấn nền tảng ở đây là: không phải ngẫu nhiên mà câu chuyện đó là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thiên Chúa và con người. Cuộc đối thoại là: Thiên Chúa trao sứ mạng, thế này, thế này…; và con người ở mỗi bước đi phải phân định để đưa ra quyết định. Sự phân định là phản ánh của tâm trí, con tim mà chúng ta phải làm trước khi đưa ra quyết định.
Sự phân định tuy khó nhọc nhưng không thể miễn trừ trong cuộc sống. Nó đòi hỏi tôi phải biết mình, biết điều gì là tốt cho tôi, tại đây và lúc này. Trên tất cả, nó đòi hỏi một tương quan con thảo với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha, Người không để chúng ta một mình, Người luôn sẵn lòng khuyên bảo chúng ta, khuyến khích chúng ta và chào đón chúng ta. Nhưng Người không bao giờ áp đặt ý muốn của Người trên chúng ta. Vì sao? Bởi vì Người muốn được yêu chứ không vì sợ hãi. Và nữa, Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành người con chứ không phải nô lệ: những người con tự do. Và người ta chỉ có thể sống tình yêu trong tự do. Để học cách sống, người ta phải học cách yêu thương, và vì điều này, cần phải phân định: tôi có thể làm gì lúc này, khi đối diện với bao nhiêu điều khác? Đâu là dấu hiệu của một tình yêu lớn hơn, một sự trưởng thành hơn trong tình yêu. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta! Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày, đặc biệt là khi chúng ta phải chọn lựa. Xin cảm ơn.
---
Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha kêu gọi: “Ngày mai là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Thụ tạo, và bắt đầu Mùa Thụ tạo, sẽ kết thúc vào ngày 04-10, lễ Thánh Phanxicô Assisi. Ước gì chủ đề năm nay, “Lắng nghe tiếng kêu của thụ tạo”, thúc đẩy tất cả mọi người đến những dấn thân cụ thể để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Với sự thái quá của chủ nghĩa tiêu thụ của chúng ta, Mẹ Trái đất rên rỉ và cầu xin chúng ta ngừng lạm dụng và hủy hoại nó. Trong Mùa Thụ tạo này, chúng ta hãy cầu nguyện để các hội nghị thượng đỉnh COP27 và COP15 của Liên Hiệp Quốc, có thể quy tụ gia đình nhân loại trong việc kiên quyết giải quyết cuộc khủng hoảng kép về khí hậu và sự suy giảm đa dạng sinh học.
Vatican News
 


Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (12/4/2024)

Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi năm 2024: Tảng đá đã lăn khỏi mộ (4/4/2024)

Sứ điệp Mùa Chay 2024 Của Đức Thánh Cha Phanxicô: Qua sa mạc Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta đến tự do (5/2/2024)

Nhìn lại một số sự kiện nổi bật của đời sống Giáo hội trong năm qua (5/1/2024)

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi (26/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu mời gọi mọi Kitô hữu mở lòng với Chúa và phục vụ tha nhân (16/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Học loan báo Tin Mừng cách sáng tạo và đơn giản của Chúa Thánh Thần (9/12/2023)

Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng (6/12/2023)

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa (27/11/2023)

ĐTC Phanxicô: khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta được “Phúc Âm hóa” (10/11/2023)

Kinh Truyền Tin 14/08: Đốt lên ngọn lửa chứng tá (16/8/2022)

Kinh Truyền Tin 31-7: Hãy làm giàu theo cách của Thiên Chúa! (6/8/2022)

Lời chào của ĐTC đến Phái đoàn Các Dân tộc Bản địa ở Québec (2/8/2022)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày thế giới người nghèo lần thứ VI (23/6/2022)

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Đức Thánh Cha mời gọi học ở trường của Chúa Thánh Thần (8/6/2022)

ĐTC Phanxicô cử hành Lễ Truyền Dầu tại đền thờ thánh Phêrô (16/4/2022)

Bản dịch Kinh Thánh thu âm do Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện (8/4/2022)

ĐTC Phanxicô: Phải tìm lại sự liên kết, liên minh giữa người già và người trẻ (23/2/2022)

ĐTC Phanxicô: Đẩy nhanh cái chết của người già là vô nhân đạo (10/2/2022)

ĐTC Phanxicô: Lao động là điều cần thiết để chúng ta tiến triển trên đường nên thánh (14/1/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn