Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 8 câu hỏi người ngoài Công Giáo thường hỏi khi họ tham gia Thánh Lễ

Ngay cả đối với người đạo gốc, Thánh lễ đôi khi cũng khó hiểu

Cho dầu là người đạo gốc hay không phải là đạo Công giáo, khi tham dự Thánh lễ với những người thân hay bạn hữu, cũng đòi hỏi có một niềm tin; vì nếu bạn không được nuôi dạy tiếp xúc với thánh lễ từ nhỏ, bạn dễ bị bối rối khi tham dự lần đầu (có thể lần hai, lần ba… nữa). Nó mang lại một cảm giác “Tôi lọt vào trong một bí nhiệm mà tôi không thuộc về nó”. Đây là một vài đáp án cho những người tham gia thánh lễ lần đầu thường hay thắc mắc.
1.  
Tất cả việc đứng, ngồi, quỳ trong thánh lễ có ý nghĩa gì?

Chúng tôi gọi nó là “Thể dục nhịp điệu Công giáo”. Nó làm cho ta khỏe mạnh. Nói đùa thôi! Mỗi cử chỉ trong thánh lễ đều có ý nghĩa riêng. Khi ngồi, chúng ta tham gia việc lắng nghe một cách tích cực vào các bài đọc, bài giảng và các kinh nguyện. Khi đứng có một vài lý do – lắng nghe Lời Chúa, và nhận thức rằng Đức Kitô đang hiện diện giữa chúng ta. Phúc Âm là Lời Chúa đang trực tiếp nói với chúng ta như thể Ngài đang hiện diện. Chúng ta nghe những câu chuyện về Chúa Giêsu và những lời Ngài giảng dạy, nên ta đứng để tỏ lòng kính trọng. Đôi khi, chúng ta cùng đứng để tỏ lòng hiệp nhất trong kinh nguyện (Kinh Tin Kính, lời nguyện chung). Chúng ta cũng đứng, khi cộng đoàn cùng hiệp thông chuẩn bị rước Thánh Thể Chúa. Quỳ gối là một cử chỉ tỏ lòng thống hối, thuần phục. Chúng ta ý thức mình đầy tội lỗi và cần sự tha thứ, chữa lành của Thiên Chúa; vì thế, chúng ta quỳ gối trước mặt Chúa (phần lớn kinh nguyện Thánh Thể), để cầu xin ơn tha thứ và chữa lành.
2.  
Mọi người vẽ nguệch ngoạc cái gì trên mặt trước khi nghe đọc Phúc Âm vậy?

Đây là một trong những điều tôi yêu thích – bởi vì tôi thường hỏi những người đang tìm hiểu đạo, bảo họ về nhà hỏi những người Công giáo, việc này có ý nghĩa gì, và hầu hết không ai có câu trả lời. Trước khi nghe đọc Tin Mừng, chúng ta cùng đứng với nhau và làm dấu Thánh giá (bằng ngón tay cái) trên trán, trên môi và trên trái tim của ta với ý nghĩa, xin Thiên Chúa luôn giữ Lời Chúa trong trí óc ta, trên môi miệng và trong tâm hồn ta. Nếu ta lưu giữ được Phúc Âm ở ba nơi này, tất cả ý tưởng, lời nói và ước muốn của ta sẽ được kết hợp với Chúa Giêsu. Đó là một sự nhắc nhở thể lý rằng, ta không chỉ cần nghe Lời Chúa mà còn phải sống Lời Chúa, mỗi ngày trong cuộc đời mình. Có rất nhiều người Công giáo không biết điều này, nên chỉ vẽ nguệch ngoạc chung chung trên mặt và trên người. Họ nên có một niềm vui và hạnh phúc để biết vì sao họ làm điều này trong suốt cuộc đời, trong khi những người tân tòng rất yêu thích được thể hiện việc này.
3.  
Làm sao mọi người biết những gì sẽ diễn ra?

Đây là một trong những điểm nổi bật của Thánh lễ Công giáo. Cách chúng ta tiến hành Thánh lễ ở nước ta, cũng giống như khắp nơi trên thế giới. Và cách chúng ta dâng lễ ngày hôm nay, cũng gần như hiến lễ được dâng từ thế kỷ thứ nhất. Và đó là một thời gian dài để hình thành nên tiến trình đó. Từ những kinh nguyện chúng ta đọc, đến những bài Tin Mừng được công bố, đến những cử điệu phụng vụ, đáp xướng chúng ta tham gia trong Thánh lễ, tất cả được xếp đặt, tất cả đều thống nhất cho dù bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này thật tuyệt vời, vì nếu chúng trở thành nhận thức rõ, thì ta sẽ dễ dàng đắm chìm vào đó, để quên đi những lo toan đời thường đang đè nặng tâm trí, mà hướng lòng về những lễ nghi đang diễn ra trên bàn thờ. Có một dòng chảy, một nét đẹp, một nguồn an ủi được tìm thấy hằng ngày. Một chu kỳ bài đọc Thánh Kinh thay đổi hằng tuần, những bài hát thay đổi thường xuyên, bài giảng tùy thuộc vào Tin Mừng, và những kinh nguyện thay đổi hằng tuần; tất cả đã tạo nên dòng chảy thường nhật. Tuy không diễn ra chính xác trăm phần trăm, nhưng luôn luôn cùng một thể thức, rất dễ dàng để bạn tham gia. Cũng thế, hầu hết các giáo xứ đều có sách lễ để ở các bàn quỳ, trong đó có đủ các trình tự của một Thánh lễ, mà bạn có thể theo dõi để tham gia.
4.  
Tấm bánh mà tất cả mọi người đều nhận là gì, tôi có thể cũng được một cái không?

Nguồn mạch và đỉnh điểm của mọi việc chúng ta cử hành- với tư cách một Kitô hữu - là Thánh Thể - cử hành Thánh Lễ. Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng (Ga 6,51): “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Chúng ta nhận điều này, đúng từng chữ một. "Vào Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và rượu, tạ ơn và nói, “Đây là Mình Thầy”, “Đây là Máu Thầy” và “Hãy làm điều này mà nhớ đến Thầy”" (Lc 22). Chúng ta làm điều này theo Tin Mừng Thánh Gioan, từng chữ một. Hy lễ Chúa Giêsu dành cho chúng ta trên Thánh Giá, là những gì chúng ta cử hành trong Thánh lễ. Ngài đã hiến tế một lần và cho tất cả, nhưng Ngài cũng mời gọi chúng ta tham gia vào đó. Chúng ta cử hành Hiến lễ này không phải là hiến lễ mới, nhưng tháp nhập Hiến Tế duy nhất này vào đời sống hiện tại. Bánh và rượu biến đổi từ vật chất trở nên sự Hiện Hữu Thật của Chúa – Mình và Máu Đức Kitô. Đây không phải là biểu tượng. Mà là thực thể! Và như thế, chỉ có những ai cùng một niềm tin trong Hội Thánh Công giáo, mới lãnh nhận Thánh Thể này.
5.  
Tại sao người Công giáo bắt đầu cầu nguyện với việc làm dấu Thánh giá?

Việc làm dấu này thường gây khó chịu và không đồng tình, đối với anh em Tin Lành, nếu họ cùng tham gia việc thờ phượng (hoặc tham dự trong nhà thờ) chung với người Công giáo. Là tín hữu Kitô giáo, có vài lý do để chúng ta bắt đầu kinh nguyện bằng việc làm dấu Thánh giá trên người: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Trước tiên, chúng ta kêu cầu đến Một Chúa Ba Ngôi. Chúng ta ghi nhớ rằng, khi chúng ta cầu nguyện, ngay cả với một trong Ba Ngôi Thiên Chúa (như cầu nguyện với Chúa Giêsu hay Chúa Cha), chúng ta đều luôn kêu cầu đến cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Ba Ngôi luôn hiện diện, luôn là Một Chúa. Thứ đến, khi làm dấu trên người, chúng ta ghi nhớ rằng, khi chúng ta nhắc đến Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta phải khiêm cung tự hạ mình trước Chúa; ý thức rằng, chúng ta chỉ được cứu độ, nhờ Đức Giêsu đã đổ máu trên thập giá. Tất cả tương quan giữa ta và Thiên Chúa được khởi đầu và hoàn tất nhờ hành động tận hiến của Chúa Giêsu, và chúng ta được mời gọi bắt chước yêu, như Ngài đã yêu chúng ta, hy sinh tận hiến cho người khác. Chúng ta tương quan với Thiên Chúa, trong hy vọng trở nên giống Chúa hơn, có nghĩa là chúng ta phải hy sinh nhiều hết mức có thể - giống như Chúa Giêsu.
6.  
Tại sao mọi người nhúng tay vào nước khi vào nhà thờ?

Nước trong giếng rửa tội hay trong bình nhỏ gắn trên tường ở lối vào nhà thờ, là nước Thánh. Khi chúng ta vào nhà thờ, nhúng ngón tay vào nước Thánh và làm dấu Thánh giá trên người, để nhắc nhớ về lễ Rửa Tội của chúng ta. Qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta gia nhập Hội Thánh (trở thành Kitô hữu) và qua phép Rửa Tội chúng ta nhận lấy căn tính của mình, là con Thiên Chúa, và đón nhận lời mời gọi đầu tiên của Thiên Chúa là đổi mới cuộc sống của mình. Chúng ta bắt đầu tham dự Thánh lễ với cử chỉ này, để nhắc nhớ chúng ta là con Thiên Chúa, đang ở trong nhà Chúa, chia sẻ bữa ăn đặc biệt Thiên Chúa đã hiến tế cho chúng ta, cùng với những người con khác của Ngài. Chúng ta nói, Hội Thánh là “Thân thể Đức Kitô”, nước Thánh này nhắc chúng ta nhớ đến gia đình giáo xứ và gia đình toàn thế giới, các tín hữu đã dự phần trong Thân Thể này. Chúng ta thuộc về nhau, chịu trách nhiệm lẫn nhau và được mời gọi chia sẻ niềm tin và cuộc sống với người khác. Tất cả chúng ta hợp nhất và được thứ tha tội lỗi, thông qua bí tích Thanh Tẩy này.
7.  
Tại sao khi vào nhà thờ mọi người bái quỳ hay cúi mình chào Chúa trước khi vào chỗ ngồi?

Đây cũng là một điều mà nhiều người Công giáo thắc mắc, tôi muốn giải thích rõ. Khi ta vào nhà thờ, sau khi ý thức rằng chúng ta đã được Thanh Tẩy, chúng ta hãy nhớ điều gì mang chúng ta đến đây – sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong nhà thờ, nơi dễ thấy nổi bật nhất, có thể là một vật được trang trí quý giá: được gọi là Mặt Nhật hay Nhà Tạm. Là nơi lưu giữ Thánh Thể đã được thánh hiến (biến đổi từ bánh nên Mình Thánh Chúa thật sự) từ Thánh lễ trước. Chúng ta cất giữ, trong trường hợp cần thiết để mang đến nhà riêng, nhà dưỡng lão hoặc bệnh viện cho những người cần. Vì chúng ta tin rằng, Chúa Giêsu hiện diện thật trong Thánh Thể, chúng ta cúi mình hay bái quỳ trước Nhà Tạm – một cử chỉ được gọi là “bái thờ”. Như thời xa xưa, người ta bái quỳ trước một vị Vua – nơi đây, ta bái thờ Giêsu, Vị Chúa của chúng ta. Đáp trả sự hiện diện của Chúa như là sự hiện diện của một vị Vua – đến bái quỳ, tỏ lòng thần phục, kính trọng và tôn vinh Ngài.
8.  
Tại sao nhà thờ Công giáo luôn có thập giá và hình ảnh Chúa Giêsu tử nạn trên đó?

Chúng ta gọi Thánh giá với hình tượng Chúa Giêsu tử nạn là Khổ Giá. Với người Công giáo, sự quý trọng Thánh giá không phải là cây thập giá, mà chính là việc Chúa Giêsu đã thực hiện cho chúng ta, trên thập giá đó. Vâng, Chúa Giêsu đã sống lại – Ngài không chỉ chết trên Thánh giá – nhưng điều quan trọng, là ta được bước vào trải nghiệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Nó không vô ích – và không vô hiệu trong tâm trí chúng ta. Chúa Giêsu: 100% là Thiên Chúa, 100% là con người; đã thật sự chịu khổ hình và thật sự chết trên thập giá. Chúng ta tin rằng, đó là công trình (cùng với sự sống lại) đã đem lại cho chúng ta ơn cứu độ. Chúng ta cũng tin rằng, cùng với khổ nạn của Chúa, những đau khổ của chúng ta cũng có ý nghĩa. Khi chúng ta nhìn lên Khổ Giá, chúng ta hiểu rằng, Chúa Giêsu biết hết những nỗi khổ đau của chúng ta. Đồng thời, cũng được nhắc nhớ rằng, Đức Giêsu không cô đơn trong cuộc Khổ Nạn; chúng ta cũng vậy, chúng ta không cô đơn. Và cuối cùng, những đau đớn của Chúa không phải là chấm hết sứ vụ, chúng ta cũng thế thôi. Thiên Chúa không bao giờ để đau khổ thống trị, và Thánh giá chính là biểu tượng mà chúng ta tin tưởng rằng, cuối cùng Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, thông qua cuộc Thương Khó của Ngài.
 
(8 Questions Non-Catholics Almost Always Ask When They Attend Mass / Jen Schlameuss-Perry)

Cành Dương chuyển ngữ


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

7 quan niệm sai lầm về đức khiết tịnh (18/7/2022)

Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X (1/7/2022)

Sống tử tế làm cho ta khoẻ mạnh (27/5/2022)

Điểm thu gom pin cũ (6/5/2022)

"Phúc cho ai không thấy mà tin": Cuốn sách hướng người đọc đến sự tử tế (16/4/2022)

Trầm cảm: nguyên nhân, đối tượng và cách điều trị (9/4/2022)

Ba sự thật rất đơn giản về thân xác mà mọi đứa trẻ nên biết (24/3/2022)

Chiến tranh, lý lẽ và tiếng lương tâm (5/3/2022)

Tổn thương tâm lý - khủng hoảng hậu Covid (10/2/2022)

Phút hồi tâm cuối năm (26/1/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn