Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 WHO: "Việt Nam chưa nên coi Covid là bệnh thông thường"
Đại diện WHO tại Việt Nam, TS Kidong Park cho rằng có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp vì đại dịch toàn cầu trong năm nay, song lúc này chưa nên coi Covid là bệnh lưu hành và bỏ 5K.
"Các nước cần sẵn sàng chuyển đổi phản ứng sang kiểm soát Covid-19 bền vững và chuẩn bị về lâu dài, thay vì từ bỏ hoàn toàn các biện pháp dập dịch bằng cách tuyên bố Covid-19 là bệnh lưu hành. Bởi các quốc gia cần bảo vệ những người yếu thế nhất, ngăn ngừa tình trạng quá tải hệ thống y tế", ông Park nói với VnExpress ngày 23/3.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận Việt Nam tăng nhanh số ca nhiễm từ sau Tết tới nay, song hầu hết có triệu chứng nhẹ và hồi phục tại nhà. Tỷ lệ ca nhiễm nặng và tử vong tiếp tục giảm. Theo thống kê của tổ chức này, Việt Nam có khoảng 1,9 triệu người đang cách ly, theo dõi hoặc điều trị, trong đó hơn 4.000 người (khoảng 2,2%) cần điều trị bằng các phương tiện hỗ trợ thở oxy.
Ông Park cho rằng tỷ lệ chuyển nặng và tử vong tại Việt Nam tiếp tục giảm, nhưng số ca mắc quá cao có thể khiến hệ thống y tế quá tải dù ca bệnh nặng thấp. Do đó, Việt Nam chưa nên loại bỏ các biện pháp dập dịch hiệu quả từ giai đoạn trước như: 5K, xét nghiệm kháng nguyên, PCR và cách ly F0. Người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp đơn giản nhằm giảm thiểu nguy cơ cho bản thân, bạn bè và gia đình như: tiêm chủng, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, cách ly nếu dương tính...
"Dù hiện tại việc xét nghiệm đại trà không còn cần thiết nhưng vẫn nên tiếp tục xét nghiệm dựa trên nguy cơ lây nhiễm của các cá nhân để cách ly, chẩn đoán và điều trị", ông Park nói.
5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - khai báo y tế - không tụ tập) là biện pháp phòng dịch cơ bản được Việt Nam áp dụng ngay từ khi Covid-19 xuất hiện ba năm trước. Bộ Y tế đánh giá đây là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả, góp phần lớn trong phòng chống lây nhiễm cộng đồng thời gian qua.
Trong bối cảnh mới, chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam chuyển sang phương thức quản lý rủi ro, từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong. Chính phủ cũng vừa yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu tình hình dịch bệnh, xem xét chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh thông thường (truyền nhiễm nhóm B). Còn lãnh đạo TP HCM và Hà Nội nhận định biện pháp 5K không còn phù hợp (như khoảng cách, không tụ tập), đề nghị rút còn 2K là khẩu trang và khử khuẩn.
Về vấn đề này, ông Park nói: "Chưa nên bỏ 5K, nhưng đã đến lúc chuẩn bị cho kết thúc đại dịch. Việt Nam và thế giới có đủ công cụ, phương pháp để làm việc này".
 
 
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: WHO cung cấp
Đại diện WHO tại Việt Nam khuyến cáo các nước cần sử dụng toàn diện chiến lược và công cụ để lập biểu đồ thoát khỏi giai đoạn cấp tính của đại dịch. Cách thức hiệu quả nhất vẫn là đảm bảo khả năng miễn dịch của cộng đồng thông qua tiêm phòng Covid-19, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, hệ thống y tế cần giảm lệ tử vong thông qua điều trị lâm sàng chặt chẽ, gồm chăm sóc ban đầu, phân bổ công bằng nguồn lực chẩn đoán, oxy, thuốc kháng virus tại các điểm điều trị.
"Chính phủ có thể điều chỉnh các biện pháp y tế công cộng và xã hội khi cần thiết, đồng thời rút ra bài học quan trọng và xác định giải pháp mới ngay lúc này, không đợi đến khi đại dịch kết thúc mới làm điều đó", ông Park nói. WHO khuyến nghị mỗi địa phương xem xét điều chỉnh quy định về xã hội và sức khỏe cộng đồng dựa trên tỷ lệ giường trống trong các đơn vị hồi sức tích cực (ICU), nguy cơ quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe; tỷ lệ tiêm chủng nhóm nguy cơ cao; năng lực quản lý ca nhiễm tại cơ sở y tế.
Hôm 23/3, Việt Nam ghi nhận thêm hơn 127.000 ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày qua là 146.192 ca/ngày, giảm 7% so với trung bình 7 ngày trước đó. Số ca tử vong trung bình trong 7 ngày qua là 67, giảm 10% so với trung bình 7 ngày trước đó. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 0,5% so với số ca nhiễm. Bộ Y tế đánh giá dù số ca nhiễm tăng, nhưng số ca tử vong trên đầu người giảm ổn định.
 
Nhiễm *: 8.400.161
 
Khỏi: 4.661.270
Tử vong: 42.078
 
Đang điều trị: 3.704.484
* Ca nhiễm được ghi nhận trong nước từ 27/4/2021
 
 
Thục Linh
(VnExpress)


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Quấy rối tình dục (5/3/2022)

2 triệu ca phá thai chỉ trong 18 ngày đầu của năm 2022 (26/1/2022)

Bộ Y tế: Molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, thai nhi (17/1/2022)

Vì sao đàn ông Nhật Bản thích đi tiểu ngồi (8/1/2022)

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên (28/12/2021)

TP HCM rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc vắc-xin Covid-19 (22/12/2021)

Hà Nội: F0 điều trị tại nhà nếu có một trong 8 dấu hiệu sau phải báo ngay y tế (7/12/2021)

Ý nghĩa Logo chính thức của Thượng Hội Đồng Giám Mục về con đường hiệp hành (2/12/2021)

Văn hoá Vứt bỏ & Văn hoá Hy vọng (22/11/2021)

Mục Vụ Giới Trẻ theo hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô (5/11/2021)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn