Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN – NĂM B
 
CHIỀU VÀ SÁNG
  
 
Bài Tin Mừng vừa nghe kể lại một ngày hành động của Đức Giêsu. Ban sáng Đức Giêsu vào Hội đường giảng dạy, trừ quỉ khiến mọi người ngạc nhiên thán phục; ban trưa, Ngài đến nhà bà mẹ vợ ông Simon Phêrô, bà này đang nằm liệt giường vì bị sốt, Đức Giêsu chữa lành cho bà; chiều đến, Đức Giêsu ra trước cổng thành, Ngài chữa lành những người đau yếu và xua trừ ma quỉ; tuy vất vả nhọc mệt, vào sớm tinh sương, Đức Giêsu rút vào nơi thanh vắng mà cầu nguyện, đoạn Ngài tiếp tục đi khắp nơi loan báo Tin Mừng và xua trừ ma quỉ. Như vậy, thánh Maccô giới thiệu cho chúng ta hình ảnh Đức Giêsu, một người làm việc suốt ngày, nhưng Ngài vẫn dành ra một khoảng thời gian đặc biệt, để cầu nguyện cùng Chúa Cha, và đấy cũng là gương mẫu cho người Kitô hữu hoạt động tông đồ hôm nay.
Dựa trên bài Tin Mừng, ta có thể rút ra hai điểm:
·           Điểm I: việc rao giảng Tin Mừng phải được thể hiện qua hành động: Ngày hôm ấy ta không biết Đức Giêsu chữa lành được bao nhiêu bệnh nhân, xua trừ được bao nhiêu tên quỉ; chỉ biết rằng Ngài tận dụng thời giờ để xoa dịu những nỗi đau về thể xác và tinh thần cho dân chúng. Thế giới hôm nay vẫn phải đối đầu với bệnh tật, những bệnh nan y như ung thư, tim mạch, Aids và những loại dịch truyền nhiễm nguy hiểm, như dịch cúm gia cầm, dịch tả v.v… Có lẽ chúng ta không có khả năng cứu chữa những bệnh tật thể lý, lãnh vực này dành cho y khoa; nhưng ta có khả năng chăm sóc… mà chăm sóc cũng là một cách cứu chữa, chỉ cần ở bên người bệnh thôi, cũng là một điều đáng quí rồi. Khi ta ở bên bệnh nhân, thì cũng giống như ngày xưa Đức Mẹ ở bên thánh giá Chúa.
Mặt khác, con người hôm nay đâu chỉ mắc những chứng bệnh thể lý, mà còn mang đủ loại bệnh hoạn khác nhau. Bệnh trong cách nhìn, bệnh trong nếp suy nghĩ; bệnh trong lối sống… tất cả những người ấy đều cần được cứu chữa, và Đức Giêsu muốn mượn đôi tay của ta để chữa lành họ. Người ta kể rằng, sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, một số binh sĩ Hoa Kỳ vẫn ở lại bên Đức, để giúp người dân Đức thu dọn và sửa chữa những ngôi nhà đổ nát. Khi họ xây dựng lại một ngôi nhà thờ bị hư hại vì bom đạn, người ta thấy có bức tượng Đức Kitô bị đổ nát trên bàn thờ. Các binh sĩ Mỹ thu gom những mảnh vỡ để ráp lại pho tượng, nhưng cho dù cố gắng đến mấy, cũng không thể nhặt được những mảnh vụn của đôi tay, thế là pho tượng Đức Kitô không có đôi tay. Các binh sĩ bèn lấy sơn viết vào tấm bảng đặt dưới chân pho tượng với dòng chữ như thế này: “Ta không có đôi tay nào khác hơn là đôi tay của các ngươi”. Đức Giêsu cần đôi tay của chúng ta để tiếp tục sứ vụ chữa lành, vấn đề là ta có quảng đại cho Ngài mượn hay không. Mặt khác, cũng có khi ta không bị sốt, không nằm liệt giường như mẹ vợ ông Simon, nhưng ta bị tê liệt khả năng phục vụ; ta hãy xin Chúa cầm lấy tay ta mà đỡ dậy, để ta được phục hồi lại khả năng phục vụ, như bà mẹ vợ ông Simon, sau khi được chữa lành, đã phục vụ Đức Kitô và các môn đệ.
·           Điểm II: việc rao giảng Tin Mừng phải kín múc sức mạnh từ sự cầu nguyện. Bài Tin Mừng cho thấy, sau một ngày bận bịu và mệt mỏi vì công việc, Đức Giêsu đã thức dậy sớm, đi ra một nơi thanh vắng để cầu nguyện. Đức Giêsu thấy mình cần được Chúa Cha cảm thông và nâng đỡ, Ngài cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng, đời sống của Đức Giêsu luôn đong đưa giữa cầu nguyện và hoạt động. Cầu nguyện đưa Ngài đến với con người, còn hoạt động đưa Ngài đến với Chúa Cha. Chính nhờ cầu nguyện, Đức Giêsu đã khước từ cơn cám dỗ ngọt ngào đến từ các môn đệ, họ thưa với Đức Giêsu rằng: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” Các môn đệ muốn Đức Giêsu ở lại tiếp tục hoạt động tại Capharnaum, Capharnaum là nơi Đức Giêsu được mọi người thán phục, trọng vọng vì những lời Chúa nói, những phép lạ Chúa làm; thế nhưng, Đức Giêsu lại bảo các môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Nhờ cầu nguyện, Đức Giêsu đã không đóng chốt ở một chỗ để được chúc tụng ngợi khen, Ngài bôn ba đi khắp nơi để thể hiện lòng thương xót.
Như Đức Giêsu, sau những vất vả bận rộn vì công việc, người môn đệ cần trở về với Chúa, ngồi dưới chân Chúa như cô Maria, tựa sát lòng Chúa như Gioan Tông đồ trong bữa Tiệc ly, để kín múc nơi Chúa ánh sáng và sức mạnh cho hoạt động. Cầu nguyện là nhận lãnh, hoạt động là cho đi; ta không thể cho cái mà ta không nhận lãnh. Hơn nữa, nhờ cầu nguyện, không phải tôi làm, nhưng là chính Chúa làm trong tôi, và Ngài sẽ thực hiện những công trình kỳ diệu qua dụng cụ yếu hèn là chính tôi. Mẹ thánh Têrêxa Calcutta nói: “Tôi chỉ là cây bút chì nhỏ trong lòng bàn tay Thiên Chúa…”. Thế nhưng chính Thiên Chúa lại dùng cây bút chì nhỏ đó để vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp cho nhân loại. Chớ gì, nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ trở thành một mẩu gạch, một viên phấn, một hòn than trong bàn tay Chúa.
Xin Chúa giúp chúng ta biết chuyên cần đến cùng Chúa, qua cầu nguyện, để được Chúa chữa lành và thêm sức mạnh, ngõ hầu ta nối dài hành động thi ân giáng phúc của Chúa giữa lòng trần gian.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật IV Thường niên – Năm B - Đấng có uy quyền (29/1/2021)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)

Chúa nhật III Mùa vọng – Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (11/12/2020)

Chúa nhật II Mùa vọng – Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (7/12/2020)

Chúa Nhật I mùa vọng năm B - Hãy tỉnh thức (28/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn