Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN – NĂM B
 
BƯỚC THEO THẦY
 
 
Qua bài Tin Mừng vừa nghe, Thánh Marcô kể rằng, sau khi ông Gioan Tẩy giả bị bắt, Đức Giêsu đã khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng, và lời đầu tiên Ngài loan báo là: “Thời kỳ đã mãn, triều đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Như vậy, với việc Gioan Tẩy giả bị bắt, thời kỳ chuẩn bị của Cựu ước đã chấm dứt, và thời kỳ Thiên Chúa thực hiện ơn cứu độ đã bắt đầu, bắt đầu nơi Đức Kitô. Mọi người được Đức Kitô mời gọi hãy hội nhập Nước Trời qua việc “sám hối và tin vào Tin Mừng”. Hỏi rằng có ai đáp ứng lại lời mời gọi của Đức Giêsu không? _ Có, cụ thể là bốn ngư phủ trong bài Tin Mừng hôm nay đã đáp ứng cho tiếng mời gọi của Chúa qua việc bỏ mọi sự mà theo Ngài. Thế nhưng, tiếng gọi là gì, và ta phải đáp trả thế nào?
Tiếng gọi là một lời mời, một cử chỉ biểu lộ lòng yêu mến. Gọi có nghĩa là đang còn xa nhau, có xa nhau thì người ta mới phải gọi. Khi tôi nghe tiếng Chúa gọi, nghĩa là tôi còn đang xa Chúa, và đổi lại, khi Chúa gọi, có nghĩa là Chúa muốn tôi lại gần Ngài.
Chỉ có một tiếng gọi vọng đến tai tôi, nhưng tiếng gọi ấy lại có thể nhắm đến nhiều mục đích khác nhau. Gọi để chia sẻ một thông tin; gọi để biếu một quà tặng; gọi để gởi gấm một niềm tin cậy … Nhưng tiếng gọi cao cả nhất, sâu xa nhất, là gọi để đi theo một người, hầu chia sẻ niềm vui nỗi buồn, và gắn bó nên một với người đó, như cô dâu lìa bỏ cha mẹ, anh chị em để nên một trong cuộc sống với chú rể. Các môn đệ đầu tiên đã hiểu như thế, do đó, trước lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hãy theo tôi”, các ông đã từ bỏ mọi sự mà theo Chúa. Bỏ chài lưới, tức là từ bỏ phương tiện sản xuất, kế sinh nhai. Bỏ cha mẹ, tức là khước từ những liên hệ tình cảm gia đình ruột thịt. Bỏ bạn hữu, tức là khước từ môi trường thân quen, mình đang sống. Tóm lại, vì muốn gắn bó cùng Đức Giêsu, nên các môn đệ đầu tiên đã từ bỏ tất cả những gì có thể cản trở, hay đẩy các ông lìa xa Chúa, để đi vào cuộc sống mới với một sứ mệnh mới, sứ mệnh rao giảng Tin Mừng: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”.
*              Thái độ đáp trả dứt khoát và quyết liệt của các môn đệ hôm xưa trước lời Chúa kêu gọi, chính là gương mẫu cho mọi Kitô hữu hôm nay. Nếu Đức Giêsu đã kêu gọi các môn đệ khi các ông đang lao động để mưu sinh, thì hôm nay, Ngài vẫn đang gặp gỡ và kêu gọi chúng ta ngay trong cuộc đời thường, với tất cả những tính cách vội vã, bon chen vất vả, và buồn vui của nó. Vấn đề quan trọng là tôi đáp trả tiếng Chúa gọi ra sao, tôi đã có chọn lựa nào khi đối diện với mọi cảnh huống của cuộc sống? Chính sự chọn lựa của tôi trước cái tốt hay cái xấu; chiến tranh hay hòa bình; tha thứ hay hận thù; quảng đại hay ích kỷ; dối trá hay trung thực v.v… mà tôi biết rằng mình đang bước theo Chúa, hay đang tách lìa khỏi Chúa.
Mặt khác, trong bối cảnh đời sống hôn nhân gia đình đang gặp nhiều khủng hoảng hôm nay, người Kitô hữu được kêu mời khám phá ra tiếng Chúa gọi từ giữa lòng cuộc sống gia đình, xuyên qua những bổn phận hằng ngày, những nỗi buồn vui khổ đau và hy vọng. Từ tiếng gọi của một trái tim gởi đến một trái tim trong tình yêu của các bạn trẻ nam nữ, đến tiếng gọi của bổn phận làm vợ chồng, làm cha mẹ và con cái. Tất cả đều hàm chứa trong đó tiếng gọi của chính Chúa. Nếu ta biết khám phá và đáp trả, thì khi ấy, gia đình Kitô hữu sẽ trở thành Giáo hội tại gia, làm chứng cho Chúa giữa lòng đời.
Hơn nữa, lời đáp trả cho tiếng gọi của Chúa không phải chỉ được thực hiện một lần thay cho tất cả, nhưng còn phải đáp trả mỗi ngày trong suốt cuộc đời. Bởi lẽ, nếu tin vào Tin Mừng để trở thành mộn đệ Chúa, có nghĩa là trở thành người bước theo Thầy Giêsu, đi đằng sau Thầy, thì trong thực tế, rất nhiều lần ta không đi đằng sau, mà đòi đi đằng trước, và muốn Thầy phải rẽ lối theo mình. Cho nên, đức tin luôn đòi hỏi một sự hoán cải không ngừng, nghĩa là, phải liên lỷ giã từ lối sống, nếp nghĩ cũ, để thực sự mang lấy cách nhìn và lối sống của Đức Kitô. Những từ bỏ ấy bao giờ cũng hàm chứa trong đó nỗi băn khoăn dằn vặt, sự chua xót buồn tiếc, nhưng nó lại trở nên dấu chỉ sáng chói của người môn đệ trung tín bước theo Đức Kitô, bởi lẽ “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày của mình mà theo Thầy”.
Cuối cùng, nhờ từ bỏ tất cả để theo Chúa mà đời ta được đổi mới. Các môn đệ hôm xưa đã từ bỏ chài lưới, thuyền bè để theo Chúa với hy vọng những mẻ lưới người bổi thu đang ở trước mặt các ông; cũng vậy, nhờ trung thành theo Chúa, ta sẽ bước vào con đường mới, con đường dẫn ta đi trong tình yêu mến Chúa và yêu mến anh em. Bước đi trên con đường mới, ta sẽ đón nhận được Nước Trời đang đến, và góp phần đem Nước Trời đến với anh em mình.
Xin Chúa giúp chúng ta biết sửa đổi cuộc đời để ta quảng đại bước theo Chúa trên con đường sứ vụ. Có như vậy, thì công cuộc xây dựng Nước Trời không chỉ là ơn gọi dành riêng cho các môn đệ hôm xưa, mà còn là ơn gọi của mỗi chúng ta hôm nay.
Lm. An tôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)

Chúa nhật III Mùa vọng – Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (11/12/2020)

Chúa nhật II Mùa vọng – Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (7/12/2020)

Chúa Nhật I mùa vọng năm B - Hãy tỉnh thức (28/11/2020)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm A - Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Vua thẩm phán (23/11/2020)

Các Thánh tử đạo Việt Nam (13/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn