Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 5 THÓI QUEN CỦA THỜI DỊCH BỆNH MỖI NGƯỜI NÊN GIỮ



Chúng ta đã mất nhiều thời gian để tập tành những điều này, nhưng chúng cũng sẽ đem lại cho cuộc sống của chúng ta nhiều ý nghĩa trong những năm sắp tới.

Tôi không biết về bạn, nhưng với tôi, cơn dịch bệnh không chỉ là về việc rửa tay cho đến khi rướm máu hay sống trong nhà như một ẩn sĩ. Quay về đời sống căn bản và làm việc ở nhà, đã cho tôi một khả năng bổ sung những thói quen tích cực trong đời sống hằng ngày của mình – một vài điều mà tôi đã cố gắng thực hiện trong nhiều năm mà không thành công.

Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường, thì đây là những thói quen tôi sẽ đem theo với mình suốt đời. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho những việc này, thì có thể đây là lúc bạn nên dành thời gian để cố gắng thực hiện chúng.
1.  
Trò chuyện với láng giềng

Vào khoảng thời gian thú vị trước ngày dịch bệnh, tôi thường thấy người hàng xóm cạnh nhà hay đối diện, khi tôi làm việc ngoài vườn, chơi với con ở sân sau, hay trở về nhà sau khi đi đâu đó. Hầu hết những lúc đó, nói một tiếng “Chào!” hay đưa tay vẫy đã là một kỳ công, thường thì tôi mắc bận làm một cái gì khác.
Tuy nhiên, sau thời gian giam mình một chỗ trong nhà vài tháng, tôi thấy mình có tính láng giềng hơn. Tôi thích bỏ thời gian nói chuyện qua hàng rào với nhà bên cạnh, hỏi thăm vài câu với nhà đối diện khi họ đi dạo về ngang qua nhà mình. Sự giãn cách xã hội đã đem lại cuộc gặp gỡ ngay bên, với những người cùng xuống đường đi dạo hằng đêm với gia đình mình. Hàng xóm lân cận – điểm trước nhất ta có thể đến từ nhà mình – là khởi đầu để cảm nhận ra cộng đồng những người mà ta biết. Đó là một trong những điều thực sự không chút nghi ngờ, khi ta có thể dành thời gian chất lượng cho nhau.
2.  
Hoạt động thể chất ngoài trời

Ngoài việc gia đình đi tản bộ, tôi cũng có tuần ba, bốn lần chạy bộ vào buổi chiều tối, nó gia tăng đáng kể lượng thời gian mỗi ngày tôi ở bên ngoài. Khi tôi đi làm việc, tôi đã không quan tâm đến việc ngồi cố định trước màn hình bao lâu mỗi ngày. Bây giờ, cũng khoảng thời gian làm việc đó, tôi cảm nhận được từng giây khi phải giam hãm tù túng trong ngôi nhà của mình, để làm mọi báo cáo cho công việc. Trước kia tôi là người chạy bộ thất thường, bữa có bữa không, cơn dịch bệnh đã nâng cấp tôi trở thành “chân chạy hào hứng”; vì ngày nào không thể ra ngoài để chạy hay đi bộ trước khi làm việc, tôi thấy có gì đó sai sai. Ngày nào thời tiết xấu, tôi thấy mình như bị cùm chân, bị xiềng trói.
Ngẫu nhiên, tôi cũng nhận ra sự tiến bộ trong bệnh huyết áp, sự ăn ngon miệng, trạng thái tâm thần và giấc ngủ của tôi, nhờ vào gia tăng hoạt động tập luyện thể chất.
3.  
Liên lạc với bạn bè ở xa


Phần lớn mùa dịch bệnh, chúng tôi sắp xếp mỗi tuần một đêm nói chuyện qua “mạng – webcam” với bà con và những đứa cháu ở một tỉnh khác. Trước đây, chúng tôi gọi cho nhau chơi một trò chơi online, nhưng những ngày này, chúng tôi đã dùng phần lớn thời gian gặp gỡ để trò chuyện đủ thứ trên đời và nói cả những chủ đề chuyên sâu. Nó trở thành những buổi trị liệu cần thiết, và đồng thời như một cách quan tâm, để hiểu biết các thành viên trong gia đình sâu sắc hơn. Và rõ ràng là nó không bao giờ diễn ra nếu không có cơn dịch bệnh này.

Có những người bạn khác đã mất hút nhau lâu lắm rồi, và chúng tôi đã liên lạc lại nhờ gọi điện thoại video; tuy thế chúng tôi cũng nhất trí rằng, không nên có một cơn bệnh nguy hiểm kéo qua địa cầu chỉ để chúng ta dùng công nghệ này mà kết nối lại với nhau. Hiện nay, việc bối rối khi sử dụng màn hình để nói chuyện với nhau hầu như không còn nữa, tôi hy vọng sẽ tiếp tục bắt liên lạc lại với mọi người, mà đã lâu tôi không kết nối.
4.  
Ghi chép hằng ngày

Vâng, đôi khi tôi có cảm giác mỗi ngày trong mùa dịch bệnh này giống y chang như ngày hôm trước. Chúng ta phải sống trong phiên bản của chính mình mỗi ngày, nhưng không nên thực hiện những hoạt động mỗi ngày đó thiếu đi ý nghĩa. Để giúp cho việc nắm bắt mỗi giây phút đáng nhớ của thời gian này, thành những câu chuyện dành cho con cháu sau này, tôi tải một chương trình ghi nhật ký vào điện thoại của mình, nó sẽ nhắc tôi mỗi tối ghi chép vài hàng. Thí dụ, với việc chạy bộ, tôi viết rằng mình đã gọn gàng hơn và bắt đầu duy trì việc này suốt đời, mong rằng tôi sẽ giữ mãi quyết tâm đó. Trong khi tôi công nhận rằng, chạy bộ vẫn chưa trở thành thói quen hằng ngày của tôi, tôi có thể tìm ra những giai thoại cho sự giới hạn đó, cho đến khi tỉ lệ thành công sẽ tăng cao mãi. Sự kiện kéo dài của cuộc sống giãn cách vì dịch bệnh, và sự căng thẳng mà giới trẻ phải chịu đựng trong tình trạng lộn xộn này, ghi ấn tượng trong đầu tôi, nên tôi biết một lúc nào đó tôi sẽ tích lũy được những điều nhỏ nhặt, thoáng qua trong cuộc sống hằng ngày của thời dịch bệnh COVID này.
5.  
Đợi chờ một thái độ biết ơn

Cốt lõi chung của những thói quen bên trên là lòng biết ơn – đối với mọi người trong cuộc đời tôi, đối với sức khỏe hiện có và đối với ân sủng mỗi ngày mà tôi không nhận ra. Thực thi lòng biết ơn là một đức tính bên trong, và phải tập, đặc biệt khi cuộc sống gặp khó khăn, phức tạp hơn bình thường. Nhận ra ơn Chúa và cảm tạ Chúa vì những hồng ân của Ngài ban tặng trong muôn vàn thử thách, giúp chúng ta thay đổi nếp nghĩ; thay vì chỉ tập trung vào việc than phiền, căng thẳng và tiêu cực, ta sẽ nhận ra niềm hy vọng, nguồn vui và khả năng mà kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc đời ta.
Thậm chí đó là điều cuối cùng chúng ta muốn thực hiện, đối diện với một ngày khác của dịch bệnh với ý thức cư xử trong sự biết ơn, có thể giúp ta tìm ra ý nghĩa lớn lao của sự yên bình thường trực và sâu xa hơn trong tâm hồn mình.

Hồng ân hiện tại là chúng ta có nhiều thời gian để bắt đầu phát triển những thói quen này ngay từ bây giờ.

(5 Pandemic-era habits every man should keep /
Matt Paolelli – 25.10.2020)
Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ
 


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Hôm ấy (23/11/2020)

Có một người không trồng cây vào đất... (6/11/2020)

Biết ơn (23/10/2020)

May mắn và hạnh phúc! (14/10/2020)

17 Điều mọi người công giáo nên biết về Carlo Acutis (14/10/2020)

Tạo sức đề kháng tâm lý và thiêng liêng giữa đại dịch (5/9/2020)

Làm gì khi tình yêu tan vỡ? (17/8/2020)

4 Thói quen thường nhật giúp đức tin sống động (23/7/2020)

Được Thiên Chúa yêu thương (3/7/2020)

13 thói quen lành mạnh cho thể xác và tâm hồn (14/6/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn