Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 10 LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỖI NGÀY DÀNH ÍT PHÚT CHO CHÚA
 
Chúng ta đã được dạy rất nhiều về việc phải dành giờ cầu nguyện. Các vị thánh đã xác nhận rằng cầu nguyện là hơi thở của đời sống thiêng liêng, giúp chúng ta hướng về Chúa.

Tuy vậy, cuộc sống hối hả và vụ lợi thời nay đã khiến người ta nghi ngờ về điều này. Phần vì không có thời gian, phần vì thấy cầu nguyện chẳng mang lại lợi ích gì, người ta đã bỏ đi thói quen tốt lành ấy. Cũng có rất nhiều người cho rằng cầu nguyện là việc của những người đi tu hoặc những ai rảnh rỗi.

Có thật là việc cầu nguyện mỗi ngày hoàn toàn vô ích không? Hẳn nhiên không phải vậy, ít ra, chúng ta có thể thấy được 10 lợi ích “tức thì” của cầu nguyện, như sau:
 

1. Sống giây phút hiện tại
Guồng quay của mưu sinh có khi làm người ta quên mất mình đang sống. Họ hay nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, mà ít khi biết rằng hiện tại mới là cuộc sống. Dành ít phút lắng đọng mỗi ngày giúp người ta thưởng ngoạn sự sống của mình. Lúc đó, họ thật sự ý thức về sự sống đang tuôn chảy trong mình, cả linh hồn và thân xác được nghỉ ngơi, tách mình ra khỏi tất cả những bận tâm lo lắng. Họ đặt mình trước Đấng là Sự Sống và tiếp tục thụ hưởng sự sống nơi Ngài.
 

2.   Nhìn lại những gì đã qua để tạ ơn
Cuộc sống trôi qua với biết bao biến cố vui buồn nối tiếp nhau. Tất cả đều có những ý nghĩa và tác động nhất định đến cuộc sống của mình. Dưới cái nhìn đức tin, chúng đều là những hồng ân của Chúa. Một vài phút lặng đọng trong ngày để nhìn lại những chuỗi biến cố đó với tâm tình biết ơn là điều vô cùng tuyệt vời, vì nó giúp ta ngày càng chìm sâu trong tương quan thân quen với Chúa và sống sự hiện diện của Chúa trong từng phút giây của đời mình.
 

3.   Kiểm duyệt cuộc sống
Cũng không trách khỏi nhiều lúc chúng ta đã có những lời nói, hành vi, tư tưởng sai lạc, làm ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mình và người khác. Với những sai sót lớn, ta dễ dàng nhận ra. Nhưng với những sai sót nhỏ, ta dễ dàng bỏ qua hoặc không để ý. Từ từ, chúng sẽ tích tụ lại và làm chúng ta sa lầy hơn. Thường xuyên nhìn lại với cái nhìn suy xét xem mình đã sống cuộc sống của mình thế nào, có gì cần chỉnh sửa lại cho tốt hơn sẽ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn và đáng yêu hơn với mọi người.
 

4.   Giúp hãm dẹp cơn nóng giận
Cơn nóng giận thường là nguyên cớ cho rất nhiều những lời nói và quyết định sai lầm của chúng ta. Lúc đó, ta bị cảm xúc chi phối nặng nề và không làm chủ được bản thân mình. Kinh nghiệm cho thấy, ta thường hối hận sau đó vì những gì mình đã làm. Trầm tĩnh lại là cách ta làm nguôi cơn nóng giận và khống chế nó. Khi đó cơn nóng giận sẽ từ từ tan đi. Điều này chỉ có được với một người có thói quen trở về với lòng mình mà họ thực tập hàng ngày trong những giây phút thinh lặng.
 

5.   Suy tính kỹ càng cho vấn đề của mình
Ai cũng có vấn đề của riêng mình và luôn nỗ lực để tìm cách giải quyết. Nhiều khi vì có quá nhiều giải pháp, người ta không biết chọn cái nào cho tốt. Cũng có khi phía trước chỉ là một màn đêm tăm tối, khiến mình chẳng biết phải làm sao. Đôi khi người ta hỏi ý kiến những bậc khôn ngoan. Nhưng bao giờ cũng cần đôi chút tĩnh lặng để suy xét. Các bậc trí giả thường cho rằng mọi giải pháp đều đã được phú bẩm trong lòng mình, chỉ cần thinh lặng là có thể lắng nghe được. Đó chẳng phải là những phút giây ta ở một mình và suy nghĩ đó sao? Những ồn ào bên ngoài sẽ làm cho chúng ta bị rối. Còn thinh lặng sẽ giúp ta sáng ra.
 

6.   Giúp xua tan nỗi sợ
Nỗi sợ là một trong những kẻ thù lớn nhất của con người. Nó cho thấy sự nhỏ bé, thấp hèn và bất lực của chúng ta. Mỗi khi sợ, ta thường cầu cứu sự trợ giúp của người khác. Khi nó vượt quá sức con người, ta thường chạy đến các bậc thần linh. Trong thinh lặng của cầu nguyện, ta được đưa vào đối diện với một vị Thiên Chúa vừa yêu thương ta và quyền năng vô hạn. Bỗng dưng, ta sẽ thấy mình được Ngài che chở bao bọc, hứa hẹn sẽ luôn ở bên và giúp ta vượt thắng mọi gian nguy thử thách. Người nào càng sống tinh thần cầu nguyện, người ấy càng bình tĩnh trước những giông tố của cuộc đời vì họ kín múc được sức mạnh từ Chúa.
 

7.   Những lời kinh giúp ý thức và loại trừ những tư tưởng xấu
Nhiều lúc chúng ta cũng muốn cầu nguyện nhưng chẳng biết cầu nguyện thế nào. Các phương pháp cầu nguyện dường như cao siêu và khó thực hành. Khi ấy, chỉ đơn giản là ta thầm thĩ những câu kinh đã được soạn sẵn. Những lời kinh tưởng chừng khô khan nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nếu chúng ta vừa đọc vừa chú tâm đến từng lời kinh, nó sẽ trở thành những tâm tình của chúng ta dâng cho Chúa. Ngoài ra, khi chúng ta tập trung vào nó, nó sẽ giúp xua tan những tà ý đang có trong đầu mình. Nhờ đó, trái tim của chúng ta sẽ được thanh lọc và trở nên tinh tuyền hơn.
 

8.   Tiếp xúc với Lời Chúa, nghe Chúa nói với mình
Nếu chúng ta chọn cầu nguyện với Lời Chúa, mỗi ngày suy niệm một đoạn ngắn, ta sẽ có cơ hội chìm sâu trong những mặc khải của Chúa cho chúng ta. Những lời ấy sẽ ban cho chúng ta sức mạnh, giải thoát chúng ta khỏi mọi bận tâm lo lắng. Sâu hơn, ta sẽ nghe được điều Chúa muốn nhắn gửi riêng cho mình. Dần dần, ta sẽ hiểu biết hơn về Chúa, có mối tương quan thân thiết với Chúa, sẽ yêu Chúa hơn và được Chúa biến đổi để nên giống Đức Giêsu Kitô hơn. Lời Chúa không phải là lời bình thường. Lời ấy có sức cứu độ chúng ta và đưa chúng ta về Nước Trời.
 

9.   Đưa tâm hồn hướng về trời cao
Sự thinh lặng trong cầu nguyện sẽ giúp tâm trí chúng ta được giải thoát khỏi mọi thứ tầm thường của đời này. Ta sẽ dần dần được hấp dẫn bởi nét tuyệt đẹp của các nhân đức và bắt đầu kinh tởm những sự xấu xa vẫn đang vây hãm và quyến rũ chúng ta. Bản chất lương thiện trong ta sẽ trỗi dậy và ta biết mình không thuộc về chốn đời tạm này. Ta khám phá ra rằng quê thật của chúng ta là Thiên Đàng, là cõi vinh phúc đời đời, mà muốn trở về nơi ấy, ta phải dứt bỏ những thứ đang mê hoặc chúng ta ở đây, đang khiến chúng ta lầm đường lạc lối. Khi ấy, ta sẽ được nhấc bổng lên tận trời cao, đó là niềm hy vọng của chúng ta.
 

10.Lãnh nhận ơn lành từ Chúa
Đây là một lợi ích thiết thực hơn bao giờ hết. Trong cầu nguyện, ta có thể xin Chúa những ơn lành cần thiết cho chính mình hay cho người khác. Cuộc sống tại thế này luôn khiến chúng ta sống trong tình trạng thiếu thốn trăm bề, nếu không phải là những thiếu thốn vật chất, thì cũng là tinh thần. Chẳng nơi đâu ta có thể “xin xỏ” một cách thoải mái như trong cầu nguyện vì ta biết rằng mình đang đối diện với một Đấng hằng yêu thương mình và luôn sẵn sàng ban ơn cho mình bất cứ lúc nào hay nơi nào, bao nhiêu cũng được.
Với 10 lợi ích như thế, tại sao chúng ta vẫn còn chần chừ, ngại ngùng, tiếc thời gian mà không dành giờ cho Chúa, phải không?
 
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
(dongten.net)
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A - Đừng sợ, hãy tuyên xưng (19/6/2020)

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ - Mô hình căn bản của Giáo hội (27/4/2020)

Đàng Thánh Giá được Đức Thánh Cha chủ sự vào thứ Sáu 10.4.2020 (12/4/2020)

Chúa Nhật V Mùa Chay -Năm A - Thầy là sự sống lại và là sự sống (28/3/2020)

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A - Đức Kitô- Ánh sáng trần gian (21/3/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn