Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Nón bảo hiểm gây bệnh da đầu như thế nào?
 
Kể từ khi nón bảo hiểm trở nên phổ biến – nó cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan tới da đầu.
Bản thân chiếc nón bảo hiểm không gây ra các bệnh về da đầu, tuy nhiên nếu người sử dụng không biết cách giữ vệ sinh và sử dụng hợp lý thì đây lại thành “ổ bệnh” gây ra những biểu hiện bệnh không hề dễ chịu cho tóc và da đầu.
 
Các nguyên nhân khiến nón bảo hiểm thành nguồn bệnh

  • Cả năm mới giặt nón bảo hiểm một lần, thậm chí chẳng bao giờ giặt dù nón bảo hiểm khá kín, hầm hơi và tiếp xúc mồ hôi, bụi mỗi ngày.
  • Treo nón bảo hiểm ngoài xe máy khiến nón bị ẩm ướt khi trời mưa. Sau đó người dùng cứ tiếp tục đội, từ ngày này qua ngày khác.
  • Đội nón bảo hiểm sau khi vừa gội đầu. Điều này khá phổ biến đối với những người có thói quen gội đầu buổi sáng trước lúc đi làm.
  • Đội chung nón bảo hiểm, nhất là khi đi xe ôm.
Môi trường kín hơi nón bảo hiểm cộng với sự ẩm ướt của tóc/hoặc mồ hôi gây ra nhiều vấn đề về bệnh da đầu, đáng chú ý nhất là các hiện tượng ngứa ngáy da đầu, da đầu bong tróc (gàu), viêm da…
 

Gàu

Có nhiều nguyên nhân gây ra gàu, một trong số đó là sử dụng nón bảo hiểm “chưa đúng cách” như đã nói ở trên. Gàu là biểu hiện rối loạn của da đầu, không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới vẻ đẹp của mái tóc.

Để đỡ ngứa, nhiều người thường gãi và điều này gây hại nhiều hơn cho da đầu, gây ngứa rát, thậm chí là trầy da, chảy máu. Việc gãi mạnh vào vùng da bị hư tổn còn làm bội nhiễm vi khuẩn gây gàu, viêm chân tóc, rụng tóc nhiều… tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
 

Không vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên
có thể khiến nón bảo hiểm trở thành "ổ bệnh (Ảnh: Misskick)
 

Bệnh viêm da đầu

Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt vào trời nóng dễ tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mổ hôi và đây chính là điều kiện cho nấm da phát triển bởi lớp vỏ bên trong nón không thoáng khí, gây đổ mồ hôi da đầu, sau đó thấm ngược lại gây ra tình trạng ẩm ướt, tạo cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển.

Bệnh nấm tóc là do vi khuẩn liên tụ cầu proteus hay nấm trichophyton gây ra đám sần đỏ bong vảy, có viền bờ là các sẩn nhỏ màu đỏ nổi cao hơn mặt da. Lúc đầu tổn thương nhỏ nhưng sau to dần với viền bờ lan rộng, kèm theo tóc rụng thành mảng. Nếu bệnh nhân gãi nhiều thì có thể gây nhiễm trùng và xuất hiện mụn mủ.

Đối với nấm da đầu, các chủng nấm có thể lây từ người này sang người kia. Khi người bệnh gãi, nấm dính ở móng tay có thể lan sang các vùng da khác ở thân mình, bẹn, mông và móng. 

Điều này không có nghĩa là cứ dùng nón bảo hiểm là bị nấm da đầu nhưng nếu đội nón bảo hiểm không vệ sinh và thường xuyên đội nón bảo hiểm chung (khi đi xe ôm) sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về viêm chân tóc, nấm da đầu.
 

Viêm chân tóc

Viêm chân tóc là một bệnh do thói quen sử dụng mũ bảo hiểm không hợp vệ sinh. Viêm chân tóc được biểu hiển bằng các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy, rất ngứa, mọc nhiều nhất ở vùng gáy, hai bên tóc mai. Nếu bệnh nặng, sẩn có thể lan cả đến vùng râu, lông nách, lông mi, dai dẳng thời gian dài.

Nếu gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây chốc lở, nổi hạch đau hai bên cổ. Viêm chân tóc mạn tính dẫn tới rụng tóc, suy nhược thần kinh, ngủ kém, hay cáu kỉnh, giảm sút trí nhớ.

Về cơ bản, bệnh viêm chân tóc có thể chữa khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay mái tóc của bạn. Tuy nhiên, việc chữa trị viêm chân tóc cần nhiều thời gian và hiệu quả điều trị không cao, khó có thể điều trị dứt điểm.

Cách sử dụng nón bảo hiểm đúng nhằm hạn chế các bệnh da đầu

- Nên lựa chọn loại nón có chất lượng, có lớp lót bên trong để tránh bám bụi và giữ đầu luôn thông thoáng. 

- Nên sử dụng miếng lót nón bảo hiểm và giặt miếng lót này ít nhất 1 lần/tuần.

- Sau khi đội nên phơi ngửa nón dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn, nấm.

- Tránh dùng chung nón bảo hiểm.

- Tránh đội nón khi tóc còn ẩm, ướt.

- Đối với những người bị các bệnh viêm nang lông, vẩy nến, á sừng thì việc đội nón bảo hiểm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc, nên chú ý vệ sinh mũ sạch sẽ và không nên đội chung mũ.


Hà Lan
(Tổng hợp)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Lò vi sóng có làm mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm hay không? (18/5/2020)

7 lý do vì sao bạn khó ngủ (30/4/2020)

Người mắc 8 bệnh nền này dễ bị Covid-19 (5/4/2020)

Cách xử lý tại chỗ khi bị ngộ độc thực phẩm (1/4/2020)

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19? (23/3/2020)

Cách bố trí ăn uống trong dịch corona (22/2/2020)

Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách (6/2/2020)

5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong (7/11/2019)

6 mẹo giữ sức khỏe cho chuyến du lịch dài (2/10/2019)

6 cách ăn cà chua có hại cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết để tránh (17/9/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn