Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY – NĂM A
 
ĐỨC KITÔ- ÁNH SÁNG TRẦN GIAN
 
 

Bài Tin Mừng theo thánh Gioan chúng ta vừa nghe, kể lại chuyện Đức Giêsu chữa lành cho anh mù từ lúc bẩm sinh, và phản ứng của người Do thái trước sự kiện này. Thế nào là người mù? Người mù là người bị tách lìa khỏi thế giới của hình tượng và màu sắc, họ phải sống mò mẫm trong tối tăm. Mù lòa về thân xác, đó là một khuyết tật, nhưng có một khuyết tật khác còn trầm trọng hơn nhiều, đó là mù lòa tâm linh và phải chăng đấy chính là khuyết tật lớn nhất của thời đại chúng ta? Quả vậy, nhờ kính hiển vi, cặp mắt con người như được mở rộng để nhìn thấy thế giới vi mô; nhờ kính viễn vọng, cặp mắt con người như được nối dài để khám phá thế giới vĩ mô, nhưng sao con người vẫn đang mò mẫm, dò dẫm đi tìm một lẽ sống, một cứu cánh tối hậu cho đời mình. Thành thử ra, mù lòa thân xác hay mù lòa tâm linh, đều cần được chữa lành. Từ nhận định ban đầu này, ta hãy cùng nhau đọc lại câu chuyện Tin Mừng.
Đối với anh mù, thì Đức Giêsu, Đấng mở cho anh đôi mắt thân xác là một vị đại ân nhân, nhưng đối với người Do thái, Đức Giêsu lại là một tội nhân. Tội ở chỗ nào? Ở chỗ Đức Giêsu đã chữa bệnh trong ngày Sabat, là ngày người Do thái cấm không được chữa bệnh, ngoại trừ trường hợp nguy tử. Mà đã là tội thì cần phải điều tra cho rõ, và chính ở đây đã lộ ra một hoàn cảnh trớ trêu, bi đát.
Thật vậy, lúc đầu anh mù chỉ nghĩ Đức Giêsu là một thầy lang mát tay, Tin Mừng viết, anh đã trả lời cho những người Pharisêu đang hạch hỏi anh như thế này: “ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy”, nhưng qua những cuộc hỏi cung, niềm tin nơi anh càng lúc càng thêm kiên vững. Anh khẳng định Đức Giêsu là một vị ngôn sứ. Cuối cùng, khi cảm thấy không thuyết phục nổi anh chàng mù ngoan cố kia, người Do thái đã tức giận trục xuất anh, đây là một hình phạt nặng nề về tôn giáo chẳng khác nào ra vạ tuyệt thông. Thế nhưng, chính lúc anh bơ vơ vì bị cộng đoàn xua đuổi khai trừ, thì Đức Giêsu đến với anh, tỏ mình cho anh, và anh khẳng định niềm tin của mình. Phúc âm ghi rõ: “Anh nói: _ Thưa Ngài tôi tin_ Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Đức Giêsu. _ Hóa ra, người Do thái đã trục xuất anh chàng mù ra khỏi Đền thờ, thì Đức Giêsu, Chúa của Đền thờ đã xuất hiện, và Ngài đón nhận anh. Nếu ban đầu Đức Giêsu ban cho anh ánh sáng của đôi mắt thân xác, thì bây giờ Ngài ban cho anh ánh sáng của tâm hồn, vì Đức Giêsu là ánh sáng trần gian.
Ngược lại, đối với người Do thái, những gì anh mù thành khẩn khai báo lại càng lúc càng làm cho tâm hồn họ thêm chai đá. Sự chai đá này phát xuất từ não trạng tự mãn. Họ tự mãn về nguồn gốc dòng tộc, họ tự mãn vì cho rằng mình độc quyền chân lý, nên đã phê phán Đức Giêsu: “ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì ông ta không giữ luật ngày Sabat”, đồng thời họ nguyền rủa anh chàng mù: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?”, rồi họ trục xuất anh.
Đến đây, cái bi đát trớ trêu mới bộc lộ trọn vẹn, Người Do thái, những kẻ tự xưng mình sáng mắt, mình thông suốt đạo lý và lề luật lại hóa thành những kẻ đui mù, một thứ đui mù trầm trọng, vì nó khép kín tâm hồn người ta trước ân huệ của Thiên Chúa. Ngược lại, anh chàng mù bị liệt vào hạng ngu si tội lỗi, chẳng những được sáng cặp mắt thân xác, mà còn được đưa vào ánh sáng của niềm tin để nhận biết Đức Kitô, đúng như Đức Kitô đã nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử, cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù”.
Có lẽ trong chúng ta, không ai bị mù cặp mắt thân xác nhưng ta có thể bị nhiều chứng mù khác do nhiều nguyên nhân gây nên. Thí dụ:
  • Tính ích kỷ làm ta bị mù, vì ta không thấy được nhu cầu của anh em.
  • Tính vô cảm làm ta bị mù, vì ta không thấy nỗi khốn cùng của người khác.
  • Tính kiêu căng làm ta bị mù, vì ta không thấy những khuyết điểm của mình.
  • Não trạng thành kiến khiến ta bị mù, vì ta không thấy được sự thật.
  • Sự hối hả tất bật khiến ta bị mù, vì ta không thấy được vẻ đẹp và sự kỳ diệu của vũ trụ thiên nhiên.
  • Sự hời hợt làm ta bị mù, vì ta không thấy được giá trị đích thực của tha nhân.
Điều đáng sợ không phải là mù, nhưng điều đáng sợ là mình bị mù mà không hay không biết.
Trong mùa Chay này, xin Chúa giúp chúng ta biết đến cùng Chúa là Nguồn Ánh Sáng, xin Ngài chữa lành chứng bệnh mù lòa tâm linh của chúng ta, để trong Ánh Sáng của Chúa, ta thấy được đường đi và ý nghĩa cho cuộc sống của mình.

Lm. Antôn Trần Thanh Long. OP.
 
 
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A - Tìm về mạch suối trong (14/3/2020)

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A - Chúa biến hình (8/3/2020)

Chúa nhật I Mùa Chay – Năm A Đức Giêsu chịu cám dỗ (2/3/2020)

Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A - Yêu thương kẻ thù (22/2/2020)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn