Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT III MÙA CHAY – NĂM A
 
TÌM VỀ MẠCH SUỐI TRONG
 

Kinh nghiệm cho thấy, nước vô cùng thiết yếu cho sự sống. Không có nhà cửa, áo quần, người ta vẫn có thể sống. Không có lương thực thực phẩm, người ta vẫn có thể sống một thời gian khá dài, nhưng không có nước, người ta sẽ chết sau một vài ngày . Vì nước quan trọng như thế, nên Kinh Thánh đã ví Thiên Chúa như nguồn suối nước mà con người phải tìm đến: “Như nai rừng mong mỏi, tìm về suối nước trong. Hồn con cũng trông mong, tìm đến Ngài, lạy Chúa”. Trong bài Tin Mừng ngày Chúa nhật III mùa Chay hôm nay, Đức Giêsu đã giới thiệu cho người phụ nữ Samarie mạch nước Trường sinh. Ta hãy cùng suy nghĩ trên trang Tin Mừng để khám phá lại đâu là nguồn nước mà ta khao khát.
Câu chuyện khởi đi từ một lời ngỏ của Đức Giêsu với người phụ nữ Samarie bên bờ giếng Giacóp: “Chị cho tôi xin chút nước uống”. Đức Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời nài xin. Ngài chẳng sợ thú nhận sự yếu đuối mỏi mệt của mình. Hơn nữa, khi Đức Giêsu xin nước uống nơi người phụ nữ Samarie, tức là Ngài đã bắc một nhịp cầu qua vực thẳm ngăn cách giữa hai bên Do thái và Samarie. Cả hai đều nhận mình là con cháu tổ phụ Abraham, đều tôn thờ Thiên Chúa, nhưng hai bên lại thù ghét và xa tránh nhau, chẳng khác nào anh em Công giáo và anh em Tin Lành ngày xưa. Hoặc các tín hữu Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shiit đang thường xuyên xung đột với nhau tại Irak, Afghanistan hiện nay. Như vậy, qua lời ngỏ, Đức Giêsu đã phá bỏ những hàng rào ngăn cách để xây dựng một cuộc đối thoại đích thực và bình đẳng. Đức Giêsu đi bước trước, người phụ nữ Samarie đáp lời, và Ngài lại tiếp tục đi bước trước.
Từ câu chuyện về nước tự nhiên, Đức Giêsu chuyển sang câu chuyện về nước trường sinh, thứ nước có khả năng lấp đầy nỗi khát vọng sâu xa nhất của con người. Ngài bảo: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với Chị: _ Cho tôi chút nước uống _ Thì hẳn chị đã xin, và người ấy đã ban cho chị nước hằng sống”. Thế là từ đây, tình thế đảo ngược: Không phải Đức Giêsu khát nữa, nhưng là người phụ nữ khát; không phải Đức Giêsu xin nữa, nhưng là người phụ nữ xin. Chị nói: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”.
Như mảnh đất hoang đã được cày xới để sẵn sàng gieo hạt, tuy chưa biết rõ Đức Giêsu là ai, nhưng qua cuộc đối thoại, người phụ nữ Samarie nhận ra người đang trò chuyện với chị đây là một nhân vật đặc biệt, người ấy có khả năng đáp ứng những gì chị đang thao thức trong lòng. Chị bèn chuyển sang đề tài tôn giáo: “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này, còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. Câu thắc mắc có vẻ đơn sơ vô tội vạ, nhưng kỳ thực nó đã gợi lên cả một trang sử bi đát giữa người Do thái và Samarie. Thật vậy, bên nào cũng cho rằng chỉ có Thiên Chúa mình tôn thờ mới là Thiên Chúa chân thật, chỉ có Đền thờ do mình xây dựng mới là xứng đáng, và phủ nhận Đền thờ kia.
Ở đây, một lần nữa, Đức Giêsu đã phá đổ bức tường ngăn cách về tôn giáo giữa đôi bên. Việc thờ phượng Thiên Chúa không hệ tại ở nơi chốn, nhưng trong thần khí và sự thật. Thờ phượng Thiên Chúa trong Thần khí nghĩa là thờ phượng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chứ không phải theo ý riêng của người trần, từ đó sinh ra đố kỵ và chia rẽ như Do thái và Samarie. Còn thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật là thờ phượng trong sự kết hợp với Đức Giêsu, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống. Thế là thắc mắc về tôn giáo cùa người phụ nữ Samarie được giải quyết thỏa đáng. Tâm hồn chị đã rộng mở để Đức Giêsu tỏ bày cho chị Đấng mà chị hằng chờ đợi: “Đấng Kitôchính là tôi, người đang nói với chị đây”.
Nước Hằng Sống Đức Giêsu ban cho người phụ nữ Samarie hôm xưa, cũng được Ngài ban cho chúng ta hôm nay qua Nước Thanh tẩy trong bí tích Rửa tội, và Mình Máu Thánh Ngài ban qua bí tích Thánh Thể. Chúa bảo: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa”. Ta có ý thức lời ấy chăng, hay ta vẫn còn khát, khát nhiều thứ: khát dục vọng, khát của cải, khát quyền lực, khát những đam mê sai trái.
Vì vậy, Mùa Chay chính là thời gian thuận lợi để ta tự hỏi mình; Hiện nay tôi đang đói khát những gì? Cái gì thật sự nuôi sống tôi? Con người thâm sâu của tôi có thực sự được thỏa mãn không? Chớ gì khi chân thành tự vấn lương tâm mình, ta nhận ra rằng Đức Giêsu chính là Mạch nước trường sinh mà ta hằng tìm kiếm.
Mặt khác, sau khi gặp gỡ Đức Giêsu, người phụ nữ Samarie đã tin và làm chứng cho Ngài giữa những người đồng hương, Tin Mừng viết: “Có nhiều người Samarie trong thành đó đã tin vào Đức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng”. Cũng vậy, khi cùng sánh bước với anh em nhân loại, người Kitôchia sẻ nỗi khát khao của mọi người: khao khát chân lý vì cuộc sống nhiều gian dối; khao khát tự do trong một xã hội còn nhiều trói buộc, khao khát công bằng giữa một môi trường còn lắm bất công; khao khát yêu thương trong cuộc đời nhiều thù hận; khao khát hạnh phúc trong cảnh sống bất hạnh; khao khát niềm tin giữa cảnh đời còn lắm nghi nan. Và trên hết người Kitôhữu chia sẻ với anh chị em nỗi khao khát sâu xa nhất của mình, đó là khao khát Thiên Chúa, vì chỉ nơi Ngài, mọi nỗi khao khát mới được đong đầy, và chỉ nơi Ngài, sự sống đích thực mới được tặng ban. Thánh Âu tinh cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con cho Chúa, nên tâm hồn con mãi băn khoăn xao xuyến, cho đến khi được an nghỉ bên lòng Chúa”.
Xin Mình Máu Thánh Chúa Kitôchúng ta sắp lãnh nhận tuôn đổ nguồn nước trường sinh trong tâm hồn ta để đến lượt mình, ta lại chia sẻ nguồn nước ấy cho những anh chị em đang khao khát chung quanh ta.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A - Chúa biến hình (8/3/2020)

Chúa nhật I Mùa Chay – Năm A Đức Giêsu chịu cám dỗ (2/3/2020)

Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A - Yêu thương kẻ thù (22/2/2020)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn