Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C
 
Biến đổi cuộc đời
 



Có một bài hát rất quen thuộc, bài hát được mở đầu bằng một câu như thế này: “Gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình; Gặp gỡ Đức Kitô, đón nhận ơn tái sinh” ... Gặp gỡ Đức Kitô, biển đổi cuộc đời mình, đó chính là tình trạng của ông trưởng ban thu thuế Gia kêu trong bài Tin Mừng ta vừa nghe.
·        Tin Mừng kể rằng Đức Giêsu đi ngang qua thành Giêrikhô ở đó có ông thủ lãnh nhóm thu thuế tên là Giakêu. Người hành nghề thu thuế bị dân Do thái khinh miệt xa tránh vì hai lý do: Cộng tác với đế quốc Rôma đang thống trị đất nước Do thái; tiếp cận thường xuyên với tiền bạc, nên dễ lạm thu để bỏ túi.
·        Giakêu muốn nhìn xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng vì thấp bé, ông trèo lên cây để nhìn cho rõ. Trong thâm tâm ông chỉ muốn thấy Đức Giêsu đi ngang qua thôi, để rồi sau đó tiếp tục công việc của mình, nhưng chính thái độ của Đức Giêsu đã khiến cuộc đời Giakêu được biến đổi.
·        Tin Mừng kể khi Đức Giêsu tới nơi, Ngài dừng lại, ngước nhìn lên và nói với ông: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Nếu Giakêu chỉ muốn xem thấy Đức Giêsu như một kẻ tò mò, thì Đức Giêsu lại chủ động tìm kiếm ông, như mục tử tìm con chiên lạc. Ngài dừng lại, ngước nhìn lên, cái nhìn diễn tả sự chú ý và quan tâm đến Giakêu, Ngài gọi tên ông. Gọi có nghĩa là đang còn ở xa, gọi có nghĩa là muốn lại gần, muốn thiết lập một tương quan thân mật với Giakêu, người thu thuế, vốn bị dân chúng liệt vào hàng tội lỗi, phải khinh miệt và xa tránh, và lạ lùng thay, lời đề nghị của Đức Giêsu: “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Thái độ của Đức Giêsu chắc chắn đã làm cho đám đông khó chịu và bực bội, bằng cớ là họ xầm xì với nhau: “Nhà kẻ tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”. Nhưng thái độ ấy lại làm cho Giakêu hân hoan vui mừng, bằng cớ là ông vội vàng tụt xuống và đón tiếp Đức Kitô.
Lúc đầu, Giakêu đến nhằm nhìn xem Đức Giêsu là hạng người thế nào, nhưng giờ đây, ông đã có được nhiều hơn là ông mong đợi. Thay vì chỉ là một cái nhìn thoáng qua, ông đã có một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt, và sự cảm thông của Đức Giêsu. Giakêu không chỉ khám phá chân dung Đức Giêsu như thế nào, mà ông còn khám phá ra tâm hồn Đức Giêsu như thế nào: Một tâm hồn nhân ái, độ lượng, bao dung. Và tình yêu đáp trả tình yêu, Giakêu muốn sống công bằng, ông tuyên bố: “Nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền trả gấp bốn”. Hơn nữa, Giakêu muốn sống bác ái, ông nói: “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà chia sẻ cho người nghèo”. Khi quyết định thực thi đức công bình bác ái như vậy, chắc chắn Giakêu sẽ trở nên nghèo, nghèo về phương diện vật chất, nhưng ông lại giàu có về tình yêu, về ơn cứu độ, như chính Đức Giêsu đã khẳng định: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này ... Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.
Gặp gỡ Đức Giêsu, biến đổi cuộc đời mình. Gặp gỡ Đức Giêsu, đón nhận ơn tái sinh là như thế.
Qua sự phân tích sơ lược trên, ta có thể rút ra vài bài học:
·        Trước hết, đoạn Tin Mừng hôm nay gieo nơi mỗi người chúng ta một niềm hy vọng, một niềm tin lớn lao. Mang thân phận con người, ta ý thức về sự yếu đuối tội lỗi của mình. Nhưng ta không bao giờ thất vọng về thân phận tội lỗi đó, bởi như Đức Giêsu đã nói: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. Một trong số những hiện tượng hôm nay người ta lên tiếng báo động đó là tình trạng tự tử, và tình trạng ly thân, ly hôn ngày càng gia tăng. Tại sao lại tự tử? Vì người ta thất vọng về chính mình, thất vọng với cuộc sống, người ta cảm thấy mình bị bế tắc, không biết giải gỡ cách nào. Tại sao lại ly thân, ly hôn? Vì người ta không còn đủ tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu và lòng chung thủy. Chớ gì khi rơi vào những tình trạng đó, ta biết đến cùng Chúa như Giakêu để được Ngài chữa lành, ban sức mạnh, và khơi lên trong ta niềm hy vọng, bởi vì “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.
·        Thứ đến, trong xã hội hôm nay vẫn có nhiều Giakêu, những người bị xem thường, xa tránh hay loại trừ. Họ là những thanh niên đã có tiền án tiền sự; các trẻ em bụi đời, các cô gái điếm, những người nghiện ma túy, những người mắc bệnh phong cùi hay nhiễm bệnh Aids. Họ cần những người có trái tim của Đức Giêsu. Ta có phản ứng như thế nào khi tiếp xúc với họ? Một sự tiếp cận lạnh nhạt, khắt khe sẽ làm cho tâm hồn họ khép kín và chai cứng lại. Một sự tiếp cận nhân từ, như cách Đức Giêsu thực hiện với Giakêu sẽ làm cho tâm hồn họ mềm mại và cởi mở hơn.
·        Cuối cùng, cuộc hoán cải đổi đời không chỉ xảy ra trên bình diện cá nhân giữa tôi với Chúa, nhưng phải thúc đẩy tôi sống công bằng, sống bác ái với tha nhân. Nếu hiểu như vậy thì mỗi người chúng ta đều cần hoán cải mỗi ngày, để từ tâm hồn khép kín thành tâm hồn rộng mở; từ trái tim bằng đá thành trái tim bằng thịt biết yêu thương.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta có tấm lòng bao dung như Chúa, và tâm hồn quảng đại như Giakêu, có như vậy thì ta sẽ vui mừng vì Chúa sẽ nói với ta: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này”.

Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C - Mẹ mai khôi - Mẹ hòa bình (10/10/2019)

Chúa Nhật XXVI Thường Niên Năm C - Phú hộ và Lazarô (2/10/2019)

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm C - Thiên Chúa và tiền bạc (22/9/2019)

Chúa Nhật XXIV Thường NIên - Năm C - Tìm Kiếm và Tha Thứ (13/9/2019)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn