Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH KITÔ GIÁO TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
 
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI LẦN THỨ V, 1980
 
Thượng Hội đồng các Giám Mục lần thứ V đã bế mạc long trọng ngày 25-10-1980 tại nhà nguyện Sitina trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Primatesta chủ tọa phiên họp cuối cùng đã đọc thông điệp của các Giám Mục gửi các gia đình công giáo như sau:

I. NHẬP ĐỀ

1. Chúng tôi, các Giám Mục tham dự Thượng Hội Đồng, trước khi chia tay trở về quê nhà, chúng tôi muốn có đôi lời với Anh Chị Em.

Chúng tôi từ mọi nước trên thế giới, nhóm họp tại Roma, cùng với Đức Thánh Cha và với sự hướng dẫn của Người, chúng tôi đã suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ gia đình Kitô hữu trong thế giới hôm nay.

Dĩ nhiên, chúng tôi không có ý giải đáp tất cả mọi vấn đề phức tạp liên quan đến Hôn nhân và đời sống gia đình hôm nay.

Chúng tôi chỉ muốn biểu tỏ với anh chị em tâm tình thương yêu, tin tưởng và hy vọng.

Trong mấy tuần nay, chúng tôi cảm thấy được liên kết mật thiết với anh chị em, vì chúng tôi vừa là Giám Mục chủ chăn đồng thời cũng là những người anh em cùng chung một đức tin.

Chúng tôi luôn nhớ những kỷ niệm sống động về đời sống của mỗi người chúng tôi đã trải qua trong chính gia đình mình, vui buồn luôn được chia sẻ.

Chính trong tình liên đới với gia đình đã sinh ra chúng tôi mà chúng tôi muốn bày tỏ với anh chị em một tâm tình biết ơn sâu xa.

II. HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH HÔM NAY

2. Trong khi thảo luận, chúng tôi đã cảm nghiệm thấy những nỗi vui mừng an ủi cũng như đau buồn khó khăn đang diễn ra trong đời sống gia đình ngày nay.

Nhưng trước hết chúng tôi phải đi tìm điều thiện, xây dựng và hoàn thiện nó trong niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn hoạt động trong các tạo vật, và chúng tôi tin rằng có thể nhận biết ý Chúa trong những dấu chỉ của thời đại này.

Thực tế xung quanh chúng tôi, có rất nhiều giá trị tích cực, luôn giúp chúng tôi thêm nghị lực và phấn khởi.

Chúng tôi thực vui mừng khi thấy nhiều gia đình luôn vui vẻ sống trong nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã giao phó dù gặp bao áp lực cản trở.

Lòng chúng tôi tràn đầy hy vọng khi thấy họ có thiện chí và trung thành đáp lại ơn Chúa, biết hướng đời sống theo giáo huấn của Chúa.

Hằng ngày, từ khắp nơi trên trái đất, vẫn tăng số những gia đình biết tha thiết sống theo Phúc Âm, làm chứng hiệu quả sống động của ơn Chúa Thánh Thần.

3. Trong suốt tháng này, chúng tôi đã có dịp hiểu biết văn hóa và hoàn cảnh khác nhau của các gia đình Kitô giáo. Giáo hội thấy có nhiệm vụ phải đón nhận và cổ vũ sự khác biệt phong phú đó, bằng cách khuyến khích các gia đình Kitô giáo làm chứng cách có hiệu quả chương trình của Thiên Chúa ngay trong nền văn hóa của riêng mình.

Mặt khác chúng tôi cũng có nhiệm vụ thẩm định giá trị các yếu tố trong mỗi nền văn hóa theo ánh sáng phúc Âm để bảo đảm cho các yếu tố ấy được am hợp với chương trình Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình.

Đó là nhiệm vụ nhằm phân biệt, nghĩa là vừa đón nhận vừa đánh giá.

4. Nhưng có một vấn đề còn trầm trọng hơn cả vấn đề văn hóa nữa, đó là tình trạng những gia đình sống trong đói khổ, trong khi thế giới chung quanh giàu có dư dật.

Nhiều miền rộng lớn trên thế giới và trong từng quốc gia, có những cảnh tượng nghèo nàn về vật chất, nguyên do tại những tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị đã dung túng sự bất công và hà hiếp.

Có những hoàn cảnh trầm trọng đến nỗi đã cản trở thanh niên nam nữ ngay cả trong việc thực hiện quyền được lập gia đình và được sống xứng đáng.

Ở những nơi khác, có những xã hội phát triển hơn về vật chất thì lại nghèo khổ về mặt khác, nghĩa là họ thiếu thốn giá trị tinh thần: nghèo khó trong trí trong lòng, khiến con người khó hiểu được ý Thiên Chúa muốn thực hiện trên đời sống nhân loại, làm cho họ lo lắng về hiện tại và sợ hãi trước tương lai.

Thế nên nhiều gia đình cảm thấy khó khăn khi phải đương đầu, hoặc phải sống đầy đủ theo nhiệm vụ gia đình. Đôi tay họ không phải là trống rỗng, nhưng lòng họ đã bị thương tích và đang chờ đợi người Samaritanô tốt lành đến nâng đỡ họ trong đau khổ, bằng rượu, bằng dầu của niềm vui và ơn cứu rỗi.

5. Cũng không thiếu những chính phủ và những xã hội quốc tế thường thi hành những biệt pháp thực sự áp bức gia đình: như là cấm đời sống thân mật gia đình, không thừa nhận gia đình được quyền tự do tôn giáo, quyền sinh sản có trách nhiệm và quyền được giáo dục con cái.

Vì thế nhiều gia đình thấy bị mất quyền thi hành trách nhiệm, và thấy mình trở thành nạn nhân của những hoàn cảnh nói trên, trong khi đáng lẽ họ phải là những vai chủ động trong việc thi hành các nhiệm vụ liên hệ.

Đã thế, việc giải quyết những vấn đề xã hội, kinh tế và dân số lại còn chồng chất lên những gánh nặng gia đình nữa; khiến họ bị bắt buộc phải dùng những phương pháp mà chúng tôi đã cương quyết không chấp nhận, như là: ngừa thai, và ngay cả làm tuyệt đường sinh, phá thai và làm cho chết nhẹ nhàng (euthanasie).

Vì thế, Thượng Hội đồng tha thiết yêu cầu soạn thảo một “Hiến chương các quyền lợi gia đình” trong đó xác định các quyền lợi căn bản của gia đình và tìm cách để chúng được bảo đảm trên khắp thế giới.

6. Trong số bao nhiêu vấn đề đang gây buồn phiền cho các gia đình và toàn thế giới, thì vấn đề trầm trọng nhất là có nhiều người từ chối không chấp nhận ơn gọi căn bản của con người: được Thiên Chúa kêu mời thông phần vào đời sống và tình thương của Người; họ là những người nô lệ thèm khát của cải, quyền thế và lạc thú.

Họ coi những người khác không phải như anh chị em xum họp trong cùng một gia đình nhân loại, mà như những chướng ngại và thù địch.

Ở đâu coi nhẹ ý nghĩa Thiên Chúa là Cha, thì cũng chẳng biết nhìn nhận nhân loại như trong cùng một gia đình duy nhất

Làm sao con người có thể coi nhau như anh chị em, nếu họ không nhận biết có một Cha chung ? Tình Cha của Thiên Chúa là nền tảng duy nhất cuả tình anh em giữa con người.

III. CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Từ thuở đời đời Thiên Chúa dã có chương trình (Xem Eph. 1, 3 tt) cho mọi người nam nữ được thông phần vào chính đời sống của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô (Xem Ga. 1,13 ; 2P 1,4). Chúa Cha kêu gọi mỗi người thực hiện chương trình này trong sự thông hiệp với mọi người khác, và như vậy làm thành gia đình của Thiên Chúa.

8. Đến lượt gia đình cũng được kêu mời thực hiện chương trình này của Thiên Chúa bằng một ơn gọi đặc biệt. Gia đình là như tế bào đầu tiên của xã hội và Giáo hội, nó giúp các thành viên trở nên những người chủ động trong lịch sử cứu độ, và nên dấu chỉ sống động của chương trình mà Thiên Chúa đã đặt trên trần thế.

Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta theo hình ảnh Người (Kn 1,26) và đã giao phó nhiệm vụ sinh sản tăng số làm đầy trái đất và bá chủ nó (Kn 1,28).

Chương trình đó được thực hiện khi người nam và người nữ liên kết thân mật trong tình yêu để phục vụ đời sống. Vợ chồng được kêu gọi thông phần vào cùng một quyền với Đấng Tạo hóa trong việc truyền sinh.

Khi thời viên mãn đến, con Thiên Chúa sinh bởi người nữ (Gl 4,4) đã làm giàu hôn nhân bằng ân sủng cứu độ của Người, đã nâng lên hàng Bí tích và cho thông phần vào giao ước tình yêu cứu chuộc, đóng ấn bằng Máu Người.

Tình yêu và sự hiến mình của Chúa Kitô cho Giáo hội và của Giáo hội cho Chúa Kitô đã trở thành khuôn mẫu tình yêu và sự hiến mình giữa người nam và người nữ (Xem Gl 5,22 - 32).

Ân sủng Bí Tích hôn phối là mạch suối an vui và sức mạnh cho vợ chồng.

Họ chính là thừa tác viên của Bí tích, họ hành động trong “Ngôi vị Chúa Kitô” và thánh hóa lẫn nhau.

Vợ chồng càng ngày càng phải ý thức được ân sủng này và nhận biết rằng có Chúa Thánh Thần luôn hiện diện.

Anh chị em rất thân mến, hãy nghe Chúa Kitô hằng ngày vẫn nói với anh chị em: “Nếu ngươi biết được ơn của Thiên Chúa” (Ga 4,10)

9. Chương trình này của Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu tại sao Giáo hội tin và cậy rằng giao ước tình yêu và hiến thân giữa vợ chồng, được liên kết trong Bí tích hôn nhân, thì vĩnh viễn và không tháo gỡ được ! Hôn nhân là giao ước tình yêu và đời sống.

Việc truyền sinh không thể tách rời khỏi sự phối hợp vợ chồng. Như thông điệp sự sống con người đã quả quyết: sự phối hợp vợ chồng này phải đầy đủ nhân tính, hoàn toàn độc chiếm và hướng mở tới một sự sống mới ([1]).

10. Những ai đã cảm nhận sự “trở về với Chúa từ trong tâm hồn” đều có thể hiểu biết, đón nhận và sống theo chương trình của Thiên Chúa về gia đình. Cuộc trở về này hệ tại ở việc đón toàn thân cho Thiên Chúa, trong đó con người cũ được cởi bỏ để mặc lấy con người mới.

Tất cả mọi người đều được mời gọi trở về và sống thánh thiện, vậy tất cả chúng ta phải đi đến chỗ nhận biết và yêu mến Chúa, phải cảm thấy Ngài hiện diện trong đời sống chúng ta, nếm hưởng được tình thương và lòng nhân từ, lòng khoan dung và tha thứ của Ngài, yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta.

Vợ chồng với nhau, cha mẹ với con cái, trong liên hệ gia đình đã trở nên cho nhau như dụng cụ và thừa tác viên của sự trung thành và tình yêu Chúa Kitô. Vậy thì hôn nhân Kitô giáo và đời sống gia đình đã trở nên dấu chứng đích thực của tình thương Thiên Chúa đối với chúng ta và tình thương Chúa Kitô đối với Giáo hội.

11. Nhưng đau khổ thập giá, cũng như niềm vui Phục Sinh bao giờ cũng luôn ăn nhập với đời sống của mỗi người lữ hành trần gian muốn theo Chúa Kitô, chỉ khi ta rộng tay đón nhận mầu nhiệm Phục Sinh ta mới có thể đáp lại những đòi hỏi khó khăn, nhưng cũng đầy tình thương của Chúa Giêsu Kitô. Nếu có ai vì yếu đuối không đáp ứng đủ những đòi hỏi này, thì cũng đừng lo sợ. “Đừng thất vọng, nhưng hãy khiêm tốn và kiên nhẫn nép mình nơi Thiên Chúa từ nhân” (Humanae vitae, 25).

IV. GIA ĐÌNH ĐÁP LẠI CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

Anh chị em cũng như chúng tôi, chắc cũng tự hỏi: phải chu toàn những bổn phận gì trong thế giới hôm nay.

Nhìn vào thế giới, chúng tôi thấy rằng có những nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng dành cho anh chị em. Anh chị em có nhiệm vụ giáo dục những con người tự do để họ có một ý thức đạo đức mạnh mẽ và một lương tâm có khả năng biết phân biệt phải trái trong hoàn cảnh khác nhau, đồng thời nhận biết trách nhiệm riêng mình cũng như nhiệm vụ phải hoạt động để nâng cao điều kiện sinh sống của mọi người và thánh hóa thế giới.

Anh chị em có bổn phận huấn luyện con người trong tình thương và giáo dục, họ biết xử sự bằng tình thương ấy trong mọi liên hệ với người khác, để cho tình thương được rộng mở tới toàn thể cộng đồng thấm nhuần ý nghĩa cân bằng vì kính trọng người khác, ý thức bổn phận riêng mình đối với chính xã hội.

Anh chị em có bổn phận huấn luyện con người tới đức tin, nghĩa là tới chỗ nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, tới một ý chí sẵn sàng theo Ngài trong mọi sự.

Anh chị em có bổn phận truyền lại cho con cháu những giá chị căn bản của con người, và của người Kitô hữu, giáo dục con người để có khả năng đón nhận cả những giá trị mới trong đời sống.

Gia đình càng sống đầy đủ ơn gọi Kitô hữu bao nhiêu, càng sống xứng đáng con người bấy nhiêu.

Gia đình sẽ chu toàn những nhiệm vụ đó như là “Giáo Hội gia đình” là một cộng đoàn đức tin sống trong đức cậy và đức mến để phụng sự Thiên Chúa và tất cả gia đình nhân loại.

Đối với gia đình, đọc kinh chung và phụng vụ là một nguồn suối ân sủng. Nhiều khi chính trong lúc gia đình thi hành nhiệm vụ họ lại tìm thấy lương thực trong việc nghe lời Thiên Chúa, trong việc tham dự vào đời sống bí tích, nhất là Bí tích giao hòa và Tạ ơn. Có nhiều hình thức đọc kinh và sùng kính, cũ và mới, nhất là đối với Đức Mẹ đều giúp ích thực sự vào việc làm gia tăng tinh thần đạo đức và đời sống ân sủng.

Nhiệm vụ Truyền giáo và dạy Giáo lý trước hết được giao phó cho gia đình. Chính trong khung cảnh gia đình, ta cần phải huấn luyện đức tin, đức trong sạch và những nhân đức Kitô hữu khác, cả đến giáo dục phái tính nữa, tuy nhiên gia đình Kitô giáo không phải chỉ chú ý tới giáo xứ mình, mà còn phải mở rộng ra cả gia đình nhân loại nữa.

Trên bình diện cộng đồng xã hội rộng lớn hơn, gia đình Kitô giáo còn phải làm chứng về những gía trị của tin Mừng, cổ võ công bằng xã hội, giúp đỡ những người nghèo khó và những người bị ức hiếp.

Do đó, chúng tôi khuyến khích các gia đình liên kết lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, để phản đối những cơ cấu bất công trong xã hội, phản đối mọi hành sự (comportement) công hoặc tư đã phỉnh gạt gia đình, để ảnh hưởng một cách có hiệu quả trên ngành truyền thông, để kiến thiết một xã hội sống liên đới hơn.

Chúng tôi khen ngợi và khích lệ những phong trào gia đình nhằm mục đích giúp đỡ các đôi vợ chồng và gia đình khác hiểu biết giá trị cao quý chương trình của Thiên Chúa và sống theo như vậy. Chúng tôi khích lệ phong trào này, vì tìm tương trợ giữa những người cùng trong một bậc sống phong trào này là một phần quan trọng trong toàn bộ việc tông đồ gia đình.

Muốn trung thành với Tin mừng, gia đình ngày nay phải sẵn sàng đón nhận một con người mới, sẵn sàng chia sẻ của cải với những người nghèo khổ, phải rộng mở đón tiếp những người khác.

Ngày nay nhiều khi gia đình bị bắt buộc phải lựa chọn cho mình một lối sống trái ngược với văn hóa và quan niệm đang được phổ biến, trái ngược với thái độ của số đông liên quan tới phái tính, với tự do cá nhân và của cải vật chất.

Đứng trước cảnh tội lỗi và tan vỡ của đời sống gia đình, các gia đình hãy chứng tỏ bằng cuộc sống vững chắc theo tinh thần Kitô giáo, khi sâu xa nhận ra trong chính đời sống của mình và trong đời sống của người khác những giá trị như sự thống hối và tha thứ, sự giao hòa và hy vọng.

gia đình cũng làm chứng, trong chính đời sống mình, về những kết quả Chúa Thánh Thần và các phúc thật. Sống một cuộc đời đơn sơ đem ra thực hành trước mặt mọi người một cuộc tông đồ đích thực Phúc Âm.

V. GIÁO HỘI VÀ GIA ĐÌNH 

16 . Trong thời gian họp Thượng Hội đồng, mỗi ngày, chúng tôi lại hiểu sâu hơn rằng: Chính nhiệm vụ của Giáo hội là phải khuyến khích và nâng đỡ các đôi bạn và các gia đình.

Chúng tôi phải xả thân vào nhiệm vụ này một cách sâu xa hơn trước.

17. Giáo hội rất chú tâm tới việc tông đồ vào việc phục vụ gia đình. Chúng tôi có ý nói tới hoạt động của tất cả dân Chúa qua các cộng đồng địa phương, đặc biệt là những cố gắng của các chủ chăn và Giáo dân dấn thân cho việc phục vụ gia đình.

Những người này khi cộng tác với các cá nhân, các đôi vợ chồng và các gia đình, đã giúp đỡ họ sống ơn gọi của mình một cách đầy đủ nhất.

Công việc phục vụ này gồm việc chuẩn bị hôn nhân; rồi tiếp giúp đôi bạn trong mọi chặng đường đời sống vợ chồng, những sáng kiến về giáo lý và phụng vụ thích hợp cho gia đình, nâng đỡ những đôi vợ chồng không con, những gia đình chỉ có người cha, hoặc chỉ có người mẹ đã bị bỏ rơi, những người góa bụa, những người ly hôn và ly dị, đặc biệt là những gia đình hay những đôi bạn sống trong điều kiện nghèo khó bị căng thẳng về tình yêu, những người tàn tật về thể xác và tinh thần, những người nghiền ma túy và rượu, hoặc những người gặp bao nhiêu vấn đề phức tạp phát sinh do những cuộc di cư dưới hình thức này hay hình thức khác, hoặc do những hoàn cảnh khác đang đe dọa khiến gia đình khó mà đứng vững.

18. Linh mục có một nhiệm vụ đặc biệt trong việc phục vụ gia đình. Linh mục có bổn phận đem lại cho gia đình của ăn và sức bồi dưỡng bằng lời Thiên Chúa, bằng các bí tích và bằng các phương cách khác giúp tăng trưởng về đường thiêng liêng. Hết sức chăm chú và kiên nhẫn, cổ võ và củng cố các gia đình trong tình yêu để họ tạo ra được những gia đình thực sự chiếu sáng. (Hiến chế Mục vụ: GS 52).

Kết quả quý báu của công việc phục vụ này cũng như trong bao công việc khác, phải là một nét son của ơn gọi Linh mục và tu sĩ.

19. Giáo hội có nhiệm vụ rao giảng chương trình của Chúa, và có nhiều điều cần phải nói với anh chị em về sự bình đẳng thiết yếu và bổ túc lẫn nhau giữa người nam và người nữ cũng như về nhiều ân sủng và nhiệm vụ của đôi bạn trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng rất khác biệt nhau nhưng cũng bình đẳng với nhau, cần phải kính trọng sự khác biệt chứ không bao giờ được lợi dụng để người nọ lấy cớ thống lĩnh người kia. Đối với công tác xã hội, Giáo hội phải củng cố và bảo vệ phẩm giá, nhân cách và quyền lợi người phụ nữ.

VI. KẾT LUẬN

20. Để kết thúc bức thông điệp này, chúng tôi muốn nói với anh chị em rằng chúng tôi rất ý thức về sự yếu hèn của thân phận loài người chúng ta. Không phải là chúng tôi không biết đến những hoàn cảnh rất khó khăn và thực sự đau lòng của biết bao đôi vợ chồng Kitô hữu, dù phải muốn tuân giữ luân lý Giáo hội đã dạy, nhưng họ cảm thấy không đủ khả năng đem áp dụng, nguyên do tại vì họ yếu đuối trước những khó khăn. Tuy nhiên, tất cả chúng ta phải quý trọng giáo lý và ân sủng của Chúa Kitô hơn nữa và phải sống trong những ánh sáng đó.

Về phần các đôi vợ chồng, vẫn luôn được toàn Giáo hội săn sóc giúp đỡ, cũng phải lớn lên trên con đường khó khăn dẫn tới đời sống mỗi ngày một trung thành với giới răn của Chúa hơn.

Cũng như mọi khía cạnh đời sống con người, con đường của đôi bạn cũng có nhiều chặng nhiều lúc khó khăn, đau khổ… nhưng cần phải lớn tiếng nói lên rằng: những người có thiện chí đừng bao giờ ưu phiền, sợ hãi, vì Tin Mừng lại không phải là một tin vui cho cả gia đình và một sứ điệp dù có đòi hỏi nhiều, nhưng đồng thời cũng thật sự giải phóng con người hay sao? - Khi ý thức rằng mình chưa chiếm hữu được tự do nội tâm, mà trái lại còn bị kiềm chế bởi khuynh hướng xấu thúc đẩy, khi cảm thấy có lúc bất lực đến như vậy, thì tự nhiên nảy sinh ra sự thất vọng. Nhưng đã đến lúc phải quyết định: người Kitô hữu khi gặp nguy khó, thì thay vì liều mình bực tức vô bổ và còn có hại, hãy khiêm tốn khám phá thân phận con người đứng trước mặt Thiên Chúa, thân phận một người tội lỗi đứng trước tình thương của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc (diễn văn của ĐGH Phao-lô VI, với phong trào “Equipes Notre Dame” ngày 4-5-1970).

21. Tất cả những điều chúng tôi đã nói về hôn nhân và gia đình có thể tóm lại trong hai chữ: Tình thương và đời sống.

Nay đến lúc kết thúc Thượng Hội đồng, chúng tôi kêu mời anh chị em hãy lớn lên trong tình thương và trong đời sống của Thiên Chúa.

Về phần chúng tôi, trong tinh thần khiêm tốn và biết ơn, chúng tôi xin anh chị em cầu nguyện để chúng tôi cũng có thể cùng tăng trưởng với anh chị em.

Chúng tôi muốn kết thúc Thông điệp này bằng lời Thánh Phaolô Tông đồ: “Trên hết mọi sự, anh em hãy có lòng mến, tức là dây liên kết trọn lành. Và ước gì phúc bình an của Đức Kitô hiển trị nơi tâm hồn anh em, vì anh em được kêu gọi thành một thân thể để hưởng sự bình an ấy. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa” (Cl 3, 14 - 15).

 

([1]) Humanae vitae, 9 và 11.


Sứ điệp của Đức Phanxicô cho ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2022: Lắng nghe là một chiều kích của tình yêu (27/5/2022)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Cầu Nguyện cho Ơn gọi 2022 (6/5/2022)

Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi 2022 (20/4/2022)

Tông thư dưới dạng tự sắc ADMIRABILE SIGNUM của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh (4/12/2019)

“Hãy về nhà”: Lời tâm huyết ĐGH Phanxicô dành cho người trẻ Công giáo Việt Nam (24/11/2019)

Tông huấn "Niềm vui của tin mừng" (30/8/2014)

Tông huấn Familiaris Consortio (4/7/2012)

Thông điệp Humanae Vitae (4/7/2012)

Tìm hiều sắc lệnh Ad Gentes (Đến với muôn dân) (11/5/2012)

Sắc lệnh Ad Gentes (Đến với muôn dân) trong đời sống Giáo hội hôm nay (11/5/2012)

Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II (2) (25/4/2012)

Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II (1) (25/4/2012)

Công bố Sứ Điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha (9/2/2012)

Sứ điệp Ngày thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 46 (29/1/2012)

Tông thư Porta Fidei về Năm Đức Tin (11/1/2012)

Sắc lệnh "Tông Đồ Giáo Dân" (12/11/2011)

Tông Thư của Ðức Thánh Cha về năm Ðức Tin (20/10/2011)

Tông Huấn “Familiaris Consortio” (8/7/2011)

Nguyên văn Sứ điệp Mùa Chay 2011 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 (26/2/2011)

“TÔNG HUẤN LỜI CHÚA'' CỦA ĐỨC BÊNÊĐÍCTÔ XVI (9/12/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn