Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
TA KHÔNG THỂ DẠY CON NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA CHƯA ĐẠT ĐƯỢC

Tôi đã theo dõi Diễn đàn “Con cãi cha mẹ có là con hư?” của WEB Gia đình và trên báo Phụ nữ TP.HCM. Tôi thấy đây là một diễn đàn rất bổ ích và bạn đọc cũng đã bày tỏ rất nhiều ý kiến hay. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến của các bậc cha mẹ vẫn đứng ở góc độ cao hơn hẳn góc độ của con cái để nói về việc nuôi dạy con cái.

Điều này có vẻ là bình thường, nhưng thực ra không bình thường. Tôi nghĩ rằng chúng ta và con cái là bình đẳng. Khi ta nói trên góc độ làm cha mẹ, có ý thức về quyền lực của ngườI làm cha mẹ, nhưng cũng có ý thức về tình yêu thương của cha mẹ và con cái. Từ góc độ quyền lực, con cái là bé bỏng và phụ thuộc vào chúng ta. Nhưng từ góc độ yêu thương, con cái là bình đẳng với chúng ta và được ta tôn trọng như một con người.

Và nếu ở góc độ yêu thương, chắc chắn lời dạy con của các bậc làm cha mẹ khó lòng có thể giống như ở góc độ quyền lực, có nghĩa là ép con cái theo ý mình, hoặc làm những điều mà chính mình cũng chưa bao giờ làm được, mà chỉ biết là trên lý thuyết có thể làm được.

Điều này thực sự rất khó khăn. Một ngườI bố không thể làm thầy giáo cho con mình nếu chính ông ta không nhận biết được về bản thân mình. Và ông ta không thể dạy ngườI khác điều mà bản thân ông ta không đạt tới.

Khi chúng ta dạy con, bất cứ điều gì, ta cần xem lại xem nếu ta là chúng, ta có thể làm được điều đó không? Thực sự vào khi còn nhỏ tuổi như con ta, ta có thể làm được điều đó không? Giả sử ta làm được, thì khi đó ta có mạnh khoẻ và thông minh, được chăm sóc nhiều hơn con ta hay không? Và giả sử như ... Tôi muốn nói đến rất nhiều điều giả sử để cho bạn nghĩ về con bạn nhiều hơn và nhiều hơn nữa. BởI vì chỉ có nghĩ về chúng nhiều hơn và nhiều hơn nữa, thì ta mớI có thể hành xử tốt hơn vớI chúng.

Những gì chúng ta đã làm được, đều không dễ dàng, đều phảI trả giá. Và hãy nhìn con cái của chúng ta, ta chỉ có thể giúp chúng bằng vài lờI chỉ dạy, nhưng ta không thể sống thay chúng. Milan Kundera nói rằng: Thế gian này là một thế gian không kinh nghiệm. Có nghĩa là mỗI ngườI phảI tự sống bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình. Sau đó, dù các kinh nghiệm này đầy sống động, thì nó cũng sẽ mất đi theo ngườI ấy, và một con ngườI khác, muốn trảI qua kinh nghiệm nào đó, buộc phảI sống qua nó.

Khi tôi nhìn con trai của tôi bú mẹ, tôi rất đau đớn vì môi của một đứa bé chỉ một tuần tuổI bị bầm dập và bong tróc vì phảI làm quen vớI bầu vú cứng của mẹ. Nhưng nếu không bị bầm dập và bong tróc làn môi thơ dại kia, con tôi sẽ không thể bú mẹ được, không thể ăn được. Và tôi không thể bầm dập thay cho con được, cho dù tôi có một ngàn lần mong muốn được làm như thế.

Tôi nghĩ, từ góc độ yêu thương, khi dạy con, chúng ta cần nhận biết rõ rằng con ta có thể làm được điều ta mong muốn không? Nó sẽ phải vượt qua khó khăn gì? Và ta phảI giúp chúng thế nào để vớI một con ngườI cụ thể, yếu đuối hay mạnh khoẻ, can đảm hay nhút nhát... mà chính là con ta sinh ra đó, chúng sẽ có thể đạt được mục tiêu mà ta mong muốn. Từ đó, ta sẽ phảI sống vớI chúng một cách chân thật và sát sao hơn, rất nhiều, thay vì chỉ là những lờI nói suông, giáo điều mà trong một số thờI gian nào đó ta có thể gọi con lạI để nói vớI chúng, để rồI yên tâm rằng ta cũng giành thời gian dạy dỗ con rồi. Tôi tin rằng chúng ta thực sự cần là bạn của con vớI một tình cảm bạn bè thiêng liêng mà ngườI ta thường gọi là tình mẫu tử hay tình phụ tử.

Nguyễn Lan Anh – Chuyên gia tâm lý học (Hà Nội)


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Một câu chuyện cảm động có thật!!! (2/11/2010)

Bảng chữ cái cho tình yêu (2/11/2010)

Đâu phải chiếc lá (2/11/2010)

Chuẩn bị cho ngày đi làm đầu tiên (2/11/2010)

Âm nhạc trong giáo dục con trẻ (2/11/2010)

Tản mạn về thai giáo (2/11/2010)

Những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie (2/11/2010)

Đường đến trường: Xưa và Nay (2/11/2010)

Con hư tại cha mẹ (2/11/2010)

Những điều học từ cuộc sống (2/11/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn