Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN – NĂM C

LỬA TRÊN MẶT ĐẤT



 
Hiện nay trên thế giới đang báo động là nhiệt độ trên trái đất có khuynh hướng tăng dần lên, hậu quả của nó là khí hậu trên trái đất sẽ thay đổi, các núi băng bị tan chảy, và mực nước biển sẽ dâng cao, nhận chìm nhiều vùng đất dưới làn nước biển, trong đó có Việt Nam; ấy vậy mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại bảo: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên”. Đức Giêsu lại nói thêm: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ, chống đối”. Ta phải hiểu những câu nói có vẻ chói tai này như thế nào?

Nhiệt độ trên trái đất đang tăng dần lên, đó là dấu hiệu đáng sợ, nhưng điều đáng sợ hơn lại là sự lạnh lùng giữa con người với nhau. Băng giá của dửng dưng lãnh đạm vẫn tồn tại khắp nơi trên mặt đất, băng giá nằm ngay trong lòng con người. Chính vì thế mà Đức Giêsu bảo: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy cháy bùng lên!”. Ngọn lửa mà Đức Giêsu ném vào thế giới này chính là ngọn lửa tình yêu vẫn bừng cháy trong trái tim Ngài. Nếu con người cần cơm bánh để sống còn, thì họ cũng cần tình thương để sưởi ấm. Nếu lòng hai môn đệ trên đường Emmau đã bừng cháy lên khi nghe Lời Chúa, thì lòng nhân loại cũng sẽ rực sáng tin yêu hy vọng khi nghe lời yêu thương của Ngài. Lời yêu thương ấy được biểu lộ qua cuộc khổ nạn thập giá, đó chính là phép rửa Đức Giêsu phải chịu để ném lửa tình yêu vào trần gian. Đức Giêsu nói: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao, cho đến khi việc này hoàn tất”.

Như Đức Kitô đã đẩy lui bóng tối tử thần bằng ánh sáng Phục sinh, và sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng, nay Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy xua tan bóng tối của bất công hận thù nghèo đói bằng ngọn lửa. Lửa tình yêu, lửa thanh luyện và sưởi ấm các tâm hồn. Mahatma Gandhi đã nhận định rất sâu sắc về ngọn lửa tình yêu này như sau: “Một trái tim dù chai đá đến đâu, cũng sẽ trở nên mềm mại trong ngọn lửa tình yêu. Nếu trái tim ấy không trở nên mềm mại, ấy là vì ngọn lửa tình yêu không đủ mạnh”. Hỏi rằng ngọn lửa tình yêu trong tâm hồn tôi có còn không, hay đã lịm tắt rồi? Ngọn lửa ấy có đủ mạnh không hay nó đang tàn lụi dần theo năm tháng.

Mặt khác, ta phải hiểu thế nào trước lời Chúa nói rằng Ngài đến không phải để mang lại bình an, nhưng mang lại chia rẽ và chống đối? Kỳ thực, Đức Giêsu đến trần gian không phải để gây chia rẽ và xáo trộn, nhưng chính sự hiện diện của Ngài lại đòi hỏi con người ta phải lựa chọn tin hay không tin, và chính sự lựa chọn ấy đã gây ra xáo trộn, chia rẽ, đúng như lời cụ già Simêon đã tiên báo về Hài Nhi Giêsu rằng: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên, cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng, và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra” (Lc 2,34-35). Điều nay đặc biệt đúng trong thời kỳ Giáo hội sơ khai, vào thời đó, ai bỏ đạo cũ, tức đạo Do thái hay đạo đa thần của đế quốc Roma để theo đạo Chúa Kitô, thì bị gia đình, bạn bè và hàng xóm ghét bỏ, chống đối, bách hại. Nhưng những Kitô hữu ấy biết làm gì khác hơn được: chọn bên này thì phải bỏ bên kia, và bên bị bỏ sẽ thù ghét, chống đối mình.

Hơn nữa, sự chống đối, thù ghét không đơn giản chút nào, nhiều khi nó rất phức tạp khó lường. Không phải người ta chỉ ghét những điều xấu, người ta có thể chống đối và ghét bỏ cả những điều tốt nào đó không phù hợp với người ta. Td: kẻ nói dối ghét người nói thật; kẻ buôn gian bán lận ghét người buôn bán thật thà; kẻ tham nhũng hối lộ ghét người ngay thẳng thanh liêm … Td: Phaolô bách hại Kitô hữu.

Chính vì thế mà Đức Giêsu khuyên nhủ các Kitô hữu phải chấp nhận bị ghét bỏ và chống đối. Có khi bị ghét bỏ và chống đối bởi chính những người trong gia đình mình. Ngài bảo: “Từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, và hai chống lại ba; cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha. Mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ …”. Đó là sự ghét bỏ và chống đối mà người Kitô hữu buộc phải chấp nhận, vì nếu không chấp nhận thì có nghĩa là ta đã phản bội lại lý tưởng Tin Mừng của mình. Xét cho cùng, đấy chính là mầu nhiệm thập giá được khắc sâu trong cuộc sống, mà không có thập giá thì cũng chẳng có Phục sinh vinh quang. Chính Đức Kitô cũng đã nói rõ: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy; ai yêu con trai con gái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy! Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy” (Mt 10,37-38).

Trong thánh lễ hôm nay, xin Thánh Thần khơi dậy ngọn lửa yêu mến và nhiệt thành trong tâm hồn chúng ta, để cùng với những anh chị em thiện chí khác, chúng ta nỗ lực làm tan chảy những băng giá của sự vô cảm, dửng dưng, lãnh đạm, và góp phần làm cho thế giới này trở nên nồng ấm hơn nhờ niềm tin yêu và hy vọng.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C - Ở lại và ban bình an (27/5/2019)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn