Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN - NĂM B

CHÚA CHỮA NGƯỜI PHONG

Bài Tin Mừng vừa nghe kể lại việc Đức Giêsu chữa lành người phong hủi, hỏi rằng người phong thời Đức Giêsu bị đối xử như thế nào và thái độ của Đức Giêsu mang ý nghĩa gì?

Thời Đức Giêsu, người phong bị hai nỗi

+ Đau thân xác vì chưa tìm ra cách chữa trị, do đó người phong đau đớn nhìn thân xác bị vi trùng tàn phá cơ thể dần dần.

+ Đau tinh thần:

- Mặt xã hội: người ta cho rằng phong hủi là bệnh hay lây nên phải sống cách ly cộng đồng không được phép đến gần người lành, cổ đeo chuông, miệng kêu “ô uế, ô uế” để người lành biết mà xa tránh; ngược lại, người lành không được đụng chạm vào người phong. Sách vở ghi rằng, có vị lãnh đạo tôn giáo khoe là mình đã lấy đá liệng vào người phong, để đuổi hắn đi; vị khác bảo rằng mình đã chạy trốn khi thấy người phong đàng xa. Rút cục, không có thứ bệnh tật nào lại phân rẽ một người với đồng bào mình cách quyết liệt cho bằng bệnh phong cùi.

- Mặt tôn giáo: phong là tội lỗi, bị Thiên Chúa trừng phạt không được phép vào Hội đường và Đền thờ, nếu được chữa lành, phải đến xin tư tế kiểm tra. Rút cục, người phong còn sống nhưng xem như đã chết. Có hiểu như vậy ta mới nhận ra ý nghĩa của việc Đức Giêsu chữa lành người phong.

Trước hết, người phong đến cùng Đức Giêsu với lòng khiêm tốn và tin tưởng. Khiêm tốn qua việc quì xuống van xin Chúa, tin tưởng qua lời lẽ anh nói. Anh bảo: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Anh cậy dựa vào lòng thương xót Chúa, anh để cho Ngài tự do chữa hay không tùy ý Ngài, dù rất muốn khỏi bệnh, nhưng anh lại phó thác số phận mình cho ý Chúa.

Chính niềm tin và sự khiêm tốn ấy đã lay động lòng Chúa, Tin Mừng ghi rất rõ là Đức Giêsu chạnh lòng thương; lòng thương ấy được thể hiện qua hai động tác:

Trước hết Đức Giêsu giơ tay chạm vào anh chàng phong hủi bất chấp luật Môsê đã cấm, không cho phép người lành mạnh tiếp xúc với người phong hủi. Cú đụng chạm ấy nói lên rằng, Đức Giêsu liên đới, cảm thông với nỗi đau khổ của anh. Đối với Do thái, người phong là tội nên cần phải xa tránh, nhưng với Đức Giêsu, người phong là bệnh nên cần phải tiếp cận và chữa lành. Chính vì thế, sau khi chạm vào người phong, Đức Giêsu đã chữa trị cho anh bằng lời phán: “Tôi muốn, anh hãy được sạch”. Chẳng những anh được lành mạnh về thân xác, anh còn được phục hồi phẩm giá qua việc tái hội nhập cộng đồng xã hội, cộng đồng tôn giáo.

Kể từ khi ông Hansen tìm ra vi trùng gây bệnh phong năm 1871, việc chữa lành cho người phong hủi không còn là vấn đề nan giải, nhưng để họ hội nhập đời sống cộng đồng như những người bình thường lại là điều rất khó khăn. Td: ở trại phong Bến Sắn, người phong đã lành bệnh, không trở về quê nhà vì bị xa tránh, nên họ tập trung sống với nhau trong trại phong.

Mặt khác, hôm nay có nhiều người không mắc bệnh phong nhưng ta vẫn xa tránh họ, xem họ như những người phong hủi. Đó là những cô gái lỡ lầm, những người mắc bệnh Aids hay nghiện ngập; những người có tiền án, tiền sự hay những người thuộc giai cấp cùng đinh… Ta xa tránh họ qua một cử chỉ nào đó, một lối nói nào đó, một cách nhìn nào đó … Sự xa tránh ấy giống như những mũi kim, mũi kim tuy rất nhỏ, nhưng lại đâm rất sâu, và gây đau đớn rất lâu. Ta hãy đến gần họ, và để họ đến gần mình, vì xét cho cùng, không ít thì nhiều, ai trong chúng ta cũng đều là người phong -  vì chúng ta đều là tội nhân.

Cuối cùng, người phong không dám đến gần người lành, họ không có tương quan bình thường với những người khác. Cũng vậy, lắm khi ta đang mắc bệnh phong về tâm hồn khi ta không có tương quan lành mạnh với anh em. Đó có thể là bệnh phong ích kỷ, ích kỷ khiến ta khép kín trong ốc đảo cái tôi của mình mà chẳng biết nghĩ đến ai. Đó có thể là bệnh phong thành kiến, thành kiến như cặp kính màu đen, khiến ta chỉ nhìn thấy cái tiêu cực, mà không nhận ra cái hay, cái tốt của người khác. Đó có thể là bệnh phong giả dối, giả dối giống như chiếc mặt nạ, khiến ta xuất hiện trước tha nhân như một diễn viên đóng kịch, không bộc lộ con người thật của mình. Đó có thể là bệnh phong nghi kỵ, nghi kỵ như làn khói độc làm ô nhiễm bầu khí lành mạnh trong các mối tương quan. Điều đáng sợ là ta đang mắc bệnh phong về tâm hồn mà mình không hay biết, ta vẫn ngỡ rằng mình là con người bình thường, con người lành mạnh.

Xin Chúa giúp ta biết đến cùng Chúa với lời van xin khiêm tốn và tin tưởng như người phong hủi trong Tin Mừng, để được Ngài chữa lành những bệnh phong tinh thần đang làm méo mó dị dạng tâm hồn ta, từ đó ta đủ mạnh dạn để đến cùng những người bị xã hội xa lánh với trái tim chân thành và đôi tay rộng mở, để cùng với Chúa, ta tiếp tục chữa lành những người mắc bệnh phong trong tâm hồn đang hiện diện xung quanh chúng ta.

Antôn Trần Thanh Long, OP. 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Giải thích 7 bí tích như thế nào mà con trẻ không nhàm chán (16/1/2018)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ (2/1/2018)

Lễ Thánh Gia - Năm B (30/12/2017)

Chúa Nhật Iv Mùa Vọng – Năm B - Tiếp Đón Chúa (24/12/2017)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (15/12/2017)

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (10/12/2017)

7 lời khuyên của Đức Phanxicô để chuẩn bị một bài giảng hay (22/11/2017)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm A - Mười Nàng Trinh Nữ (11/11/2017)

Kính nhớ và cầu nguyện cho các Giám mục Việt Nam đã qua đời (3/11/2017)

Không có các Kitô hữu (1/11/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn