Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
KỶ NIỆM GIỖ LẦN THỨ 365 CHÂN PHƯỚC ANRÊ PHÚ YÊN: THỬ PHÁT THẢO CHÂN DUNG Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
 
Dựa vào các tài liệu gốc và biên bản các nhân chứng trong hồ sơ tuyên phong chân phước Anrê Phú Yên, linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng, quản nhiệm đền thánh Anrê Phú Yên tại Phước Kiều, và đồng thời cũng là một hoạ sĩ "nghiệp dư" thử phác hoạ một chân dung của vị chân phước. Mong quí vị cao minh góp ý.

Thử Phác Thảo Chân Dung Á Thánh Anrê Phú Yên
 
Bức họa đầu tiên về thầy giảng Anrê Phú Yên  tử đạo được vẽ năm 1652 do họa sĩ  Giacinto Brandi, được linh mục Alexandre de Rhodes hướng dẫn, minh họa về cái chết của thầy với khá nhiều nhân vật sinh động. Bức họa có trên 20 nhân vật, gồm có thầy Anrê, linh mục Alexandre de Rhodes, nhiều lính mang giáo và các ông Bồ Đào Nha. Theo những dòng chữ minh họa dưới bức tranh, cha Alexandre de Rhodes đề tặng cho cha Bề trên Gosuvino Nickel, Tổng Quản Dòng Tên. Rất tiếc, ngoài cái gông, giáo, mã tấu, cha Alexandre de Rhodes, người Bồ Đào Nha, chắc là giống thật, còn thầy Anrê và binh lính thì quần áo, gương mặt rất là Tây!



Hình Anrê Phú Yên tử đạo do Giacinto Brandi vẽ năm 1652

Sau nầy họa sĩ Tú Duyên đã Việt hóa bức tranh nầy, khá sống động. Chúng tôi chỉ thấy hình đen trắng nên không biết hình màu của họa sĩ Tú Duyên ra sao, và không biết bản chính giờ nằm ở đâu? Kính mong quý vị lưu giữ bức họa nầy cho phép đưa lên mạng để tất cả cùng được thưởng thức. Chúng tôi đưa ra đây một bản khác dựa theo Tú Duyên của một họa sĩ công giáo Hội An.
 

Trước và sau khi thầy giảng Anrê được phong Á thánh, nhiều bức chân dung và tượng đài dâng kính Á thánh Anrê được thực hiện. Đa số các tác phẩm trên vì không ghi xuất xứ nên khó biết tên tuổi các họa sĩ và các điêu khắc gia.
 

Qua các tác phẩm đó, chúng ta thấy Á thánh Anrê được hình dung qua một  thanh niên mặc quốc phục, đầu đội khăn đóng, tay lúc cầm cành lá vạn tuế, lúc cầm thánh giá, khi là quyển sách mở ra hoặc ấp vào lòng. Áo của thánh nhân khi là màu đen, lúc màu xanh biển, lúc màu vàng hoàng gia. Các họa sĩ dựa vào các tài liệu hình ảnh xưa để miêu tả. Tại đền thánh Phước Kiều và Hội An, nếu tôi không nhầm thì nhà điêu khắc Quang, Sài Gòn đã dựng tượng nầy, chắc ông đã dựa vào hình ảnh quen thuộc của Thái tử Bảo Long, khá đẹp trai, chỉ bố cục lại hai tay, một tay cầm sách mở rộng với hàng chữ: Yêu Giêsu, tay kia là cành lá vạn tuế;  chỉ tiếc màu da , mắt, tóc ...hơi giống Tây. Nhiều du khách cứ hỏi xem Á thánh là người nước nào? Nếu trã lời là người Việt, họ trố mắt ngạc nhiên. Tại Mằng Lăng, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Sài Gòn… cũng còn nhiều tác phẩm điêu khắc khác.

Các “fan” của Á thánh như linh mục Roland Jacques OMI, anh Hưởng (Hoa Kỳ)... hình như chưa hài lòng với các tác phẩm trên. Họ bảo thánh nhân theo tài liệu hơi yếu, ốm, nếu phô trương cơ bắp quá thì sai. Y phục xem ra đài các quá. Chuyện nầy phải thông cảm vì nay ngài đã là thánh rồi, mặc áo cẩm bào cũng xứng đáng thôi.

Tại giáo phận Đà Nẵng, trước đây giáo xứ Hội An cũng có một tượng bằng xi măng trắng, không biết nay ngài “lưu lạc” đến đâu? Tại nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, cha Thịnh, có thực hiện một bức tranh kính màu, Á thánh đội khăn đóng và y phục màu “hội đồng giáo xứ”, ngoài ra cũng có một tượng cẩm thạch, đứng trên bệ một mình, hơi cứng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng tôi mong ước các nghệ nhân, họa sĩ, điêu khắc gia công giáo thực hiện nhiều bản phác thảo cho đến khi chúng ta nhất trí về một hình tượng khả dĩ được đa số chấp thuận.

Trong tinh thần đó, tôi chỉ  là một “thợ vẽ” nghiệp dư, xin đóng góp một ý tưởng, mong các họa sĩ thứ thiệt thông cảm và góp ý.

Trước hết tôi dựa vào lời cha Alexandre de Rhodes. Trong bản tường thuật thứ nhất viết ngay sau khi thánh nhân qua đời để kịp gửi tàu về Macau. Cha có viết là “Lần thứ ba là vào buổi tối tiếp theo; người ta kể với tôi là một bà Kitô hữu sùng đạo, khi đang còn thức, đã nhìn thấy vị tử đạo thánh thiện trên trời trong vinh quang chói ngời.Vòng hào quang thế nào không rõ, nhưng chắc là thánh nhân sẽ mỉm cười chào bà đạo đức đó. Phụ nữ nào? Phải chăng là công chúa Maria Mađalêna Ngọc Liên, mẹ bảo trợ của chàng? Hai người đã biết nhau từ lúc ở Dinh trấn biên Phú An, cũng như sau nầy, khi cùng chồng về hưu tại Dinh Chàm Thanh Chiêm. Vẽ thầy mỉm cười vì thầy lúc nào cũng vậy. Cha Alexandre de Rhodes viết :

“Và ngoài những lời thầy nói ra đó, thầy còn cho thấy điều đó trong nét thanh thản của khuôn mặt thiên thần, và trong sự thanh thản của đôi mắt tươi cười của thầy đến nỗi những người Bồ đến viếng thăm thầy với tôi không thể dời chân khỏi thầy, và nói rằng Thần Linh Thiên Chúa vốn ngự trong tâm hồn này đã tỏ mình ra rõ ràng.”

Về mái tóc, nếu đúng “mốt” 1644,  thì thay phải xoã tóc xuống vai như linh mục Chistoforo Borri mô tả về kiểu tóc đàn ông Đàng Trong:

“Họ cũng để tóc dài như đàn bà, cho xoã tóc tới gót chân và cũng đội nón. Người có râu thì hiếm, họ không bao giờ cắt. Các văn nhân và tiến sĩ thì ăn mặc trịnh trọng hơn, không màu mè loè loẹt. Họ choàng lên trên tất cả một áo dài đen. Họ còn khoác một thứ khăn quấn cổ và ở cổ tay một khăn bằng lụa màu da trời, còn đầu thì thường đội một thứ mũ kiểu như mũ giám mục. Cả đàn ông đàn bà đều ưa cầm quạt rất giống như ở Châu Âu. Họ cầm là cầm lấy lệ thôi” (Xem Ký sự Đàng Trong của linh mục Borri. Mục về y phục).

Xem ra thầy Anrê mặc áo dài đen thì hợp lý nhưng lúc quân lính ập vào thầy đang coi nhà, đang làm việc, chăm sóc cho các thầy đau, chắc là ăn mặc nhẹ nhàng kiểu áo các “chú tiểu” hiện nay. Màu áo gì? Tôi rà đi rà lại biên bản các nhân chứng tham dự cuộc hành hình thầy Anrê. Và quả tôi không lầm, duy nhất chỉ có một nhân chứng nói về màu áo, đó là nhân chứng số năm tại cuộc điều tra sơ bộ tại Macau.

“Vào cùng ngày, tháng và năm đã nêu trên, tại cùng một địa điểm đã chỉ định, Antonio Mendes đã trình diện, là con trai của Antonio Carvalho và Suzana Mendes, đã kết hôn, trú quán trại thành phố này, anh khai mình 31 tuổi, và là một trong những nhân chứng đã được thầy Manoel de Figueiredo kể tên ở danh sách trên, và được triệu bởi thư tín viên Antonio Rangel; Đức Cha Tổng Quyền cho anh thề trên Phúc Âm, anh đặt tay lên Phúc Âm hứa nói sự thật về những điều anh biết và sẽ được chất vấn. Trả lời câu hỏi năm nay anh có xưng tội không và xưng tội được mấy lần, anh trả lời rằng anh đã xưng tội tại thành phố này với cha Onofre Borges Dòng Tên, và anh đã lãnh nhận Bí Tích cực thánh từ tay của vị linh mục quản xứ Domingos Preto; và tại Đàng Trong, anh đã xưng tội hai lần với cha Alexandre Rhodes. Và trả lời câu hỏi anh có bao giờ đã bị dứt phép thông công không, anh trả lời rằng nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa anh chưa bao giờ bị. Và trước lời cảnh cáo phải nói sự thật và suy xét cẩn thận vì tội thề dối là một tội trọng, anh nói rằng anh biết tội thề gian là một tội rất nặng, khi thề cách long trọng như thế.

Câu hỏi thứ nhất:

Nhân chứng trả lời rằng có biết thầy Anrê, người ta bảo thầy Anrê là người Đàng Trong, sinh quán tại tỉnh Ranran, có lẽ chừng 20 tuổi, người ta bảo rằng cha mẹ thầy là người Kitô hữu; và nhân chứng biết vì đã nhìn thấy chàng thanh niên Anrê thầy giảng ở trong nhà cha Alexandre Rhodes Dòng Tên, đang phục vụ giáo hội tại nơi này, là nơi các Kitô hữu khác ở đó tụ họp về. Và vì thầy Anrê đang ở trong nhà cha nên thầy bị bắt vào ngày 25 tháng 7, ngày lễ thánh Giacôbê, và bị giải về Kẻ Chàm, cách Hội An hai dặm về phía đầu nguồn của dòng sông, và ở đó thầy bị hành quyết vào ngày hôm sau bởi những thuộc hạ của nhà vua nước này và bởi toà án của nước này vì lý do thầy là người Kitô hữu.

Câu hỏi thứ hai:

Nhân chứng trả lời rằng có nghe đồn rằng thầy Anrê đã bị trói và đánh bằng roi mây vào lúc thầy bị bắt, cũng như chính thầy Anrê đã kể lại cho cha Alexandre Rhodes, ngài đã kể lại cho chính nhân chứng và giải thích bằng tiếng Bồ. Tiếp theo thầy Anrê bị giải về Kẻ Chàm, và bị quan Ông Nghè Bộ tra khảo có phải là Kitô hữu hay không, và thầy đã vô cùng can đảm trả lời vị quan đó rằng thầy là người Kitô hữu, và thầy sẵn sàng hiến mạng sống cho Chúa Kitô; lời tuyên tín này đã làm quan giận dữ, ông liền giam thầy Anrê vào ngục, vai mang gông, thầy Anrê ở lại đó cho đến ngày hôm sau; và trong nhà tù này còn có một Anrê khác đã già, bị giam giữ cũng vì một lý do, ông là người Kitô hữu, nhưng ông được thả nhờ có sự can thiệp và lời thỉnh cầu của những người Bồ, bởi vì ông đã già; nhưng quan lớn nhất định không tha mạng sống cho thầy Anrê, quan bảo rằng thầy quá cứng đầu khi khẳng khái đáp rằng thầy là Kitô hữu, và thầy sẵn sàng hiến dâng mạng sống mình vì điều đó; và quan còn nói rằng, nếu thầy Anrê trả lời rằng vì mình là một người nghèo khổ không tiền bạc đến phục dịch cha Alexandre vì dĩa cơm, thì quan sẽ tha mạng; nhưng bởi vì thầy trả lời quá lì lợm và khẳng khái, thầy ta phải chết dù không có lỗi, bởi vì đó là mệnh lệnh của nhà vua; và tất cả những điều đó, chính nhân chứng đã nghe từ miệng của quan khi những người Bồ đến nói chuyện với ông ở Kẻ Chàm.
 
Câu hỏi thứ ba:

Nhân chứng trả lời rằng quan Ông Nghè Bộ, dựa vào mệnh lệnh của nhà vua nước này đã tuyên án tử hình cho thầy Anrê lúc thầy đang ở Kẻ Chàm; và thầy Anrê đã chấp nhận bản án đó với khuôn mặt vui vẻ và tươi cười, thầy nói mình rất hài lòng đền đáp món nợ mình đã mắc Chúa Kitô, Chúa chúng ta, và chính nhân chứng đã nhìn thấy thầy Anrê nói lên những lời nói trên, và đã nhìn thấy thầy bị giải đi công khai bởi một toán lính đông, và một viên quan hành án khác áp giải, thầy đi từ nơi đó đến một nơi hoang vắng với cùng cái gông trên cổ, đầu trần và chân trần giống như tất cả những người ở đó, thầy mặc một chiếc áo dài trắng, và khi đến nơi pháp trường, thầy ngồi xuống đất, tay bị trói ra đằng sau và vào lúc người ta muốn hành quyết thầy, và cất cái gông khỏi đôi vai, thì thầy quỳ xuống đất, không muốn quỳ xuống chiếu người ta đã trải sẵn theo như thói thường ở xứ sở này. Và giữa lúc thầy đang ở trong tư thế đó mắt hướng nhìn trời cao, một tên lính cầm giáo đâm hai nhát vào sườn trái, cả hai cùng một chỗ, nó đã làm toạt hoàn toàn cạnh sườn, trong khi đó thầy Anrê tiếp tục kêu tên cực thánh Giêsu và Maria; và khi thầy ngã xuống nghiêng qua phải thì một tên lính khác cầm mã tấu cắt cổ thầy, và, để thầy chết nằm đó, quân lính rút lui hết. Và chính nhân chứng khai rằng trước khi bị hành quyết, khi đã đến nơi pháp trường, thầy Anrê đã bảo các Kitô hữu đang hiện diện ở đó đừng hối tiếc vì cái chết của thầy, bởi thầy không chết vì một tội ác nào thầy đã phạm mà chính vì là Kitô hữu, và mọi người phải can đảm lên và vững vàng trong đức tin.”

   

Thật quá rõ ràng, không rõ văn bản tiếng Bồ Đào Nha như thế nào, nhưng tiến sĩ Roland Jacques OMI đã dịch “mặc áo dài trắng” (vêtu d’une tunique blanche), áo của thư sinh thời đó. Riêng về tóc, họa sĩ Giacinto Brandi đã vẻ khá rõ mái tóc dài bung ra do tên lính nắm. Tóc “búi tó củ hành” của đàn ông Việt Nam phổ biến cho đến tận đầu thế kỷ 20, chỉ chấm dứt sau phong trào cúp tóc của sĩ phu Đất Quảng, mà đứng đầu là cụ Phan Chu Trinh. Ngày nay nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn duy trì kiểu tóc nầy.

Gương mặt của thầy, chắc là rất thanh tú, kèm thêm đôi môi hơi đầy đặn, dấu ấn của một cư dân miền Trung vùng Ranran (Đà Rằng) có mang chút “gen” Champa.

Phát xuất từ ý kiến của cha phó xứ Tôma, phụ trách kiệu Á Thánh, ngài bối rối vì chân dung hiện nay xem giống “Tây lai”, còn tôi lại dị ứng với gươm giáo. gông cùm, trông quá thảm thương, nên xin mạo muội phác thảo chân dung Á thánh theo các tài liệu trên. Kính mong các bậc cao minh giúp thêm ý kiến để chúng ta đi đến một hình tượng chính thức tại địa điểm Đền thánh Phước Kiều. Xin đa tạ.

Hội An ngày 25 tháng 7 năm 2009.

Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng.

Quản nhiệm Đền thánh Anrê Phú Yên, tại Phước Kiều, Quảng Nam.


Một ngọn lửa làm bùng lên nhiều ngọn lửa (13/10/2011)

Kỷ niệm giỗ lần thứ 365 chân phước Anrê Phú Yên: Phát Động một Chiến Dịch Thỉnh Nguyện (1/10/2011)

Thầy giảng An-rê và tước hiệu "Tử đạo tiên khởi Việt Nam" (1/10/2011)
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn