Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
7 ĐỨC TÍNH SỐNG ĐỘNG CỦA CHA MẸ
 
 
Chúng ta thường nghe về bảy tội trọng, nhưng nhiều người thường quên rằng chúng ta còn có bảy đức tính "sống động". Bảy đức tính này gồm 4 đức tính then chốt là khôn ngoan, tiết độ, công bằng và dũng cảm; và 3 đức tính về thần học là đức tin, đức cậy và đức mến.

Những đức tính then chốt được dịch từ chữ La tinh có nghĩa bản lề cánh cửa. Cũng như một bản lề, những đức tính này là then chốt cho đời sống luân lý. Ðó là những đức tính tự nhiên mà bất cứ ai đều công nhận là cần thiết. Ba đức tính về thần học (đối thần) là những đức tính siêu nhiên mà người tín hữu Kitô chỉ nhận biết và chỉ có thể đạt được với sự trợ giúp của Thiên Chúa.

Ðức khôn ngoan là đức tính của lương tri trong đời sống hàng ngày. Các cha mẹ khôn ngoan thường suy nghĩ về những gì họ đang làm và những hậu quả có thể xảy ra bởi hành động đó. Họ thường thắc mắc về hành động để tự hỏi xem: "Nó có tốt không? Có thể thi hành không? Chúng ta có khả năng không? Có liên can gì đến chúng ta không?"

Những câu hỏi này quá rõ ràng không cần giải thích, nhưng thực tế là nhiều cha mẹ thiếu khôn ngoan (nhất là những người "đi trên mây" hay quá ngụy biện) không bao giờ tự hỏi mình. Thay vào đó, họ hỏi những câu vô nghĩa, tỉ như: "Có phải lịch sử sẽ đi về hướng này? Ðiều này có làm tôi cảm thấy sung sướng bất kể là chúng tôi không có khả năng? Ðiều gì sẽ làm bớt gánh nặng của con cái? Ðây có phải là điều mà một minh tinh màn bạc nghĩ rằng tôi phải làm?"

Tiết độ là sử dụng của cải cách điều hòa. Nhiều người nghĩ tiết độ có nghĩa là tránh uống rượu, nhưng không phải vậy. Thật ra, nó có nghĩa phải biết khi nào là đủ - từ việc ăn uống đến vật chất, hay thời giờ. Người cha mẹ tiết độ không ép buộc con cái phải hy sinh sự vui sướng khi đi ăn mừng cả lớp thi đậu mà bắt chúng về nhà đọc kinh tối. Người vợ/chồng tiết độ thì không những không say sưa rượu chè, cờ bạc mà họ cũng không quên sự quan trọng của tình gia đình để đừng mải mê may vá, chơi cờ, xem phim hay vui thú điền viên (đi câu, làm vườn, v.v...). Họ biết sự quan trọng của mái ấm gia đình nên không làm việc quá độ chỉ vì sự nghiệp. Họ biết rằng, sau cùng, vào cuối cuộc đời, chẳng người nào than rằng: "Phải chi tôi có thêm thời giờ để đi làm!"

Công bằng không chỉ có nghĩa là ngay thẳng chính trực. Nó có nghĩa thẳng thắn, cho-và-nhận, và thành thật. Một định nghĩa xưa của công bằng là "đối xử cách công bằng tùy theo mức độ". Điều này các cha mẹ đều kinh nghiệm khi một đứa em 5 tuổi mè nheo vì không được đi xem phim với đứa anh 12 tuổi. Thật vậy, đó là một hành động công bằng khi cha mẹ cho đứa con lớn được hưởng một vài quyền lợi và trách nhiệm mà không cho đứa con còn nhỏ.

Công bằng cũng liên hệ đến cách sắp đặt giữa vợ chồng về vấn đề tài chánh, đến quyết định mua xe hay máy vi tính cho ai trước, và can thiệp con cái tranh giành nhau cái này cái nọ. Với những điều kể trên, làm cha mẹ và vợ chồng thì không dễ. Ðôi khi phải cần đến sự quyết tâm mà Thiên Chúa trông đợi nơi chúng ta bất kể những khó khăn và cám dỗ.

"Ơn sức mạnh" là điều mà truyền thống luân lý Công Giáo gọi là ơn dũng cảm, được đặc biệt ban cho chúng ta qua Bí Tích Thêm Sức. Ðó là ý chí kiên gan trong lẽ phải bất kể những khó chịu khi hành động như vậy. Nó được coi là quá đáng ở những cha mẹ từ chối những đòi hỏi điên rồ của con cái ngay cả khi chúng khóc lóc, oán giận. Và dũng cảm cũng còn được thấy ở thái độ kiên trì tha thứ cho những đứa con hỗn hào.

Tuy nhiên, các cha mẹ thi hành đức dũng cảm không chỉ sử dụng đến nó vào những lúc khủng hoảng cao độ. Họ phát triển đức tính này qua những phương cách bé nhỏ mà Thánh Têrêsa Lisieux đã tiên phong: những hành động nhỏ bé của sự từ bỏ mình, tỉ như cảm tạ Chúa vì người vợ/chồng làm việc về trễ, hay nhớ đến sự tha thứ của Ðức Kitô khi người hàng xóm lại để thú vật làm bậy trước nhà mình.

Việc thi hành những đức tính tự nhiên này làm căn bản cho các đức tính siêu nhiên. Ðức tính siêu nhiên đầu tiên là đức tin, hay sự tin tưởng rằng không những Thiên Chúa hiện diện mà Ngài còn tỏ lộ qua Ðức Giêsu Kitô, và Ngài sẽ thưởng cho những ai chăm chỉ phục vụ Ngài. Nói cách khác, đó là sự tín thác sống động một cách đặc biệt và riêng tư nơi Thiên Chúa là người yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta đến với Ngài.

Trong sự hiểu biết của đạo Công Giáo, hành động thực tiễn nhất của đức tin là "ở với": Bạn ở với Ðức Kitô. Bạn ở với vợ/chồng. Bạn ở với Giáo Hội. Bạn ở với con cái. Bạn ở với trách nhiệm của bạn.

Ðể thi hành điều này, chúng ta cần đức cậy. Ðức cậy không phải là một ao ước mơ hồ, như ao ước thời tiết tốt đẹp hơn. Theo đạo Công Giáo, đức cậy phát sinh từ sự tương giao với một Thiên Chúa vô cùng bền bỉ và bởi thế nó có thật và chắc chắn. Tuy nhiên nó không phải là biết đích xác. Ðiểm quan trọng của đức cậy là dồn tâm trí chúng ta vào sự thiện hảo của Thiên Chúa, chứ không phải sự đảm bảo cho tương lai.

Ðức cậy được diễn đạt cách đầy đủ và tuyệt hảo nhất trong nhân đức mà Thánh Phaolô cho là quan trọng nhất: đức mến. Trong sự hiểu biết của Kitô Giáo, đức mến không phải là một cảm giác hay một lựa chọn. Nó có nghĩa là có ý muốn và hành động vì sự tốt lành của người khác, bất kể người khác là người chúng ta yêu thương hay ghét bỏ. Một cách đặc biệt, tình yêu trong hôn nhân Công Giáo bao gồm sự nhận biết rằng người phối ngẫu của chúng ta là một bí tích cho chúng ta và chúng ta là bí tích cho họ, dâng hiến thân xác chúng ta cũng như Ðức Kitô hy sinh thân xác Ngài để cứu chuộc thế giới và để ban sự sống mới. Những hành động tự hiến như thế phải ở tâm điểm của mái nhà Kitô hữu và mời gọi chúng ta trở nên những người mau mắn tha thứ và chậm oán hờn, người luôn cầu nguyện cho người khác mà ít khoe khoang về chính mình.

Qua những hành động nhân đức "nhỏ bé" như thế, Nước Trời sẽ mọc lên như hạt cải.
 
(Người Tín Hữu)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Bệnh đàn ông (19/2/2011)

Hôn nhân khởi đầu và kết thúc bằng tình yêu (16/2/2011)

Có nên đọc lén thư từ, tin nhắn của bạn đời? (14/2/2011)

10 dấu hiệu khi vừa thụ thai (10/2/2011)

Sự hiệp nhất trong tình yêu vợ chồng (7/2/2011)

23 điều cần làm trước khi sinh con (29/1/2011)

Ngôi nhà nhỏ có tình yêu lớn (22/1/2011)

Thập giới đời lứa đôi (21/1/2011)

Sức mạnh của bữa ăn gia đình (19/1/2011)

Ông nói gà Bà nói vịt (12/1/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn