Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Điều gì tạo nên một chuyện tình vĩ đại?

Ngày 14 tháng Hai là ngày Tình Nhân! Nhiều người ở nhiều quốc gia mừng ngày đặc biệt này để dành cho việc biểu lộ tình yêu – một tình yêu lãng mạn. Chồng tặng hoa cho vợ và nói ‘Anh yêu em’. Một chàng trai náo nức nhắn tin cho người con gái mình yêu, không ký tên dưới đó. Một cô gái gửi tin nhắn cho chàng trai trẻ. Thường thì đó là những trái tim nóng rực, tràn đầy niềm vui. Những cửa hàng bán hoa và quà tặng đã làm tốt công việc này. Nhưng sâu xa hơn, một hiểu biết căn bản quan trọng: tình yêu là trên hết. Và nó cần được chúc mừng!

“Nếu bạn có tình yêu, bạn sẽ không cần thứ gì khác. Nhưng nếu bạn không có tình yêu, những thứ bạn có đều không giá trị”.

Tình yêu đã được viết đến nhiều trong thơ văn, chuyện kể và âm nhạc hàng thế kỷ nay. Có những chuyện tình khó quên; chúng ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc. Có những bài thơ hay những chuyện kể không có được những ảnh hưởng nhiều như thế. Vậy thì điều gì làm cho những câu chuyện tình đó dễ dàng đi vào trái tim con người hơn những câu chuyện khác? ‘Điều gì làm nên một chuyện tình vĩ đại?’

“Anh yêu em như thế nào? Để anh diễn tả.
Anh yêu em sâu, rộng, cao như linh hồn anh có thể vươn tới…
Anh yêu em bằng hơi thở, nụ cười, nước mắt, tất cả cuộc đời của anh!
Và nếu Thiên Chúa muốn, anh sẽ ra đi,
nhưng anh sẽ yêu em nhiều hơn sau cái chết”.

Một người phụ nữ tên là Elizabeth Barrett-Browning đã viết bài thơ này. Cô là một nhà văn sống ở thế kỷ 19. Bài thơ nói về người chồng của cô, ông Robert Browning. Ông cũng là một nhà văn. Đó là bài thơ đã đưa họ đến với nhau. Tuy nhiên, câu chuyện tình yêu của họ đầy khó khăn trắc trở. Ruby Jones kể lại:

Elizabeth là một trong số 12 người con của gia đình. Cha cô là một người đàn ông giàu có. Gia đình cô có một cuộc sống thoải mái trong một miền quê ở nước Anh. Từ khi còn nhỏ, Elizabeth đã cho thấy cô có thiên khiếu về văn chương. Lúc 15 tuổi, cô bị tổn thương vùng lưng nghiêm trọng. Và phần đời còn lại của cô, việc di chuyển bị hạn chế rất nhiều. Vào năm 1838, cha của cô quyết định chuyển cả gia đình đến Luân Đôn. Ở đó, Elizabeth tiếp tục công việc viết lách của mình. Cô xuất bản vài tập thơ và viết cho một số tạp chí. Những nhà văn khác đọc tác phẩm của cô và muốn đến nhà thăm cô. Họ muốn có cơ hội gặp gỡ nhà văn mới đầy thiên tài này. Nhưng cha cô là một người đàn ông khó tính, ông không muốn cho họ đến thăm nhà. Tuy nhiên có một người không chấp nhận câu trả lời ‘không’ này. Anh là một nhà thơ tên là Robert Browning. Và vào năm 1845, anh đã viết cho Elizabeth như sau:

“Tôi yêu những tứ thơ của em bằng cả con tim, Barrett yêu quý. Như tôi nói, tôi yêu những cuốn sách này với cả con tim của tôi. Và tôi cũng yêu em nữa”.

Elizabeth và Robert đã sắp xếp để gặp được nhau trong mùa hè năm đó. Họ đã viết nhiều thư cho nhau. Những bức thư này cho thấy một tình yêu sâu đậm đã phát triển giữa họ. Nhưng vấn đề là cha của cô. Elizabeth biết là cha mình sẽ không bao giờ cho phép cô lấy Robert. Cô cảm thấy như bị giam cầm trong căn nhà của cha. Nhưng Robert đã đến giải cứu cô! Cô đã viết về Rober trong những dòng thơ sau:

“Tình yêu của em, em đã mang một con tim chai cứng
Từ năm này qua năm khác, cho đến khi thấy được gương mặt của anh”.

Elizabeth đã phải đấu tranh với tình cảm của mình. Cô thương cha – nhưng cô cũng yêu Robert. Cuối cùng, Elizabeth và Robert đã cưới nhau trong bí mật một năm sau đó. Họ rời bỏ Luân Đôn, sống hạnh phúc bên nhau tại Ý trong 15 năm. Cha của cô không bao giờ tha thứ cho cô cái tội dám bỏ ông ra đi. Và ông đã mất sau khi cô đi xa được 10 năm.

Nhiều người cho rằng đây là một bức gương của một chuyện tình vĩ đại. Vì sao? Có lẽ vì tình yêu của Elizabeth và Robert không dễ dàng. Tình yêu của họ gặp phải sự chia cách, đau khổ, sự không ủng hộ của người cha – nhưng cuối cùng tình yêu đó đã chiến thắng.

Chúng ta dùng chữ ‘yêu’ để diễn tả nhiều loại tình cảm. Chúng ta có thể yêu con cái, như chúng ta nói: “Tôi yêu màu cam!” Robert Browning đã yêu thơ của Elizabeth, nhưng anh yêu cô bằng một tình yêu khác biệt.

Chúng ta cũng có thể nói – tình yêu dẫn dắt ta viết nên những vần thơ tuyệt vời. Hãy lắng nghe điều này. Bạn có thể ngạc nhiên vì nó sâu lắng đến thế!

“Hãy để em khóa chặt trái tim anh…
Vì tình yêu mãnh liệt hơn sự chết…
Nó làm bùng cháy những ngọn lửa mạnh mẽ, vĩ đại.
Nước có nhiều mấy cũng không dập tắt được tình yêu. Sông suối cũng không thể cuốn trôi nó.
Con người không thể mua hay bán tình yêu – không thể đưa ra được cái giá để mua bán nó.
Mưa đã ngừng rơi. Mùa đông đã qua rồi. Muôn hoa khoe sắc khắp mặt đất. Đã đến lúc phải cất tiếng ca vang!”

Đây là một phần của bài thơ 3.000 năm tuổi. Bạn có thể tìm thấy toàn bài trong Kinh Thánh Cựu Ước. Nó được gọi là ‘Diễm Tình Ca’.
Trước đây chúng ta đã nói về tình yêu giữa người nam và người nữ. Cách thức phát triển tình yêu này được gọi là tình yêu lãng mạn. Nó tạo ra những câu chuyện tình cảm lãng mạn trong sách báo và trên phim ảnh. Nhưng lãng mạn là chỉ ở giai đoạn đầu. Thầy giáo nhà văn Robert McKee đã nói:

“Tình yêu là điều gì đó còn lớn hơn sự lãng mạn rất nhiều. Tình yêu là một cảm giác chúng ta mang trong tim mình một người ở mọi thời điểm. Họ có hiện diện với ta hay không, không quan trọng. Họ đã chết hay còn sống, cũng không thành vấn đề. Tình yêu không có điều kiện”.

“Những câu chuyện tình chấm dứt một cách bi thảm không có nghĩa là tình yêu đó kết thúc! Thực ra, tình yêu thử thách chính giới hạn của nó. Không dễ để yêu. Yêu rất khó – tình yêu đòi hỏi phải thực hiện những điều khó khăn và hy sinh nhiều”.

Hy sinh, cần mẫn, chịu thử thách – điều này không phải là không có niềm vui! Tuy nhiên loại tình yêu này dường như nắm bắt sự tưởng tượng của chúng ta. Chính điều này tạo nên một câu chuyện hay. Một tình yêu như vậy đặt người khác lên hàng ưu tiên. Tình yêu như thế sẵn sàng chết thay cho người khác. Một lần nữa, Kinh Thánh Kitô giáo cho chúng ta những lời rất nên thơ. Đây là lời của chính Chúa Giêsu:

“Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu”.
 
(What Makes a Great Love Story?/ Ruby Jones)

Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Những cuộc đối thoại tuyệt vời (16/12/2016)

5 cách để chuẩn bị bản thân cho đời sống hôn nhân (26/11/2016)

10 lý do không cho trẻ tiếp cận đồ công nghệ sớm (3/11/2016)

Thư Thượng Đế Gửi Eva (25/10/2016)

Khi đôi ta về một nhà (30/9/2016)

Hàng ngày hãy hỏi trẻ 4 câu này, không cần kèm học con vẫn ngoan và giỏi (6/9/2016)

Gìn giữ hạnh phúc gia đình (21/8/2016)

30 quy tắc dạy con bảo vệ cơ thể bố mẹ có con gái phải đọc ngay (18/8/2016)

Làm việc tốt thì tốt cho ta (27/7/2016)

10 lý do nên cân nhắc khi trở thành người công giáo (9/7/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn