Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Tổng kết Diễn đàn: Vợ chồng bình đẳng đến đâu?

Bình đẳng là trân trọng giá trị của nhau

“Bình đẳng” vốn là một khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị, sau đó được áp dụng vào gia đình. Khi nào thì một đôi vợ chồng quan tâm đến bình đẳng? Đó là khi họ đã nhạt tình cảm và nặng lý trí. Khi ấy, họ đã thể hiện sự “kèn cựa”, phân bì với nhau. Một đôi vợ chồng yêu nhau phơi phới, lúc nào cũng nghĩ đến nhau thì đâu cần quan tâm đến chuyện bình đẳng làm chi?
 
LTS: Trong thời gian gần hai tháng diễn ra diễn đàn “Vợ chồng bình đẳng đến đâu?”, đã có rất nhiều bạn đọc gửi bài tham gia. Những bài viết, ý kiến của bạn đọc cho thấy, chuyện “bình đẳng giới”, mà đặc biệt là “bình đẳng giữa vợ và chồng” là một khái niệm chỉ mang tính tương đối, trong thực tế khó mà rạch ròi.
Vì vậy, tùy điều kiện thực tế, mỗi đôi vợ chồng cần uyển chuyển trong cách nghĩ, linh động trong cách làm mới có thể tiến đến bình đẳng. Báo Phụ Nữ xin được giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Ngọc Bích thay cho lời kết diễn đàn, để thể hiện rõ hơn quan điểm này…
Báo Phụ Nữ
 
Tình yêu thực sự không bắt đầu từ bình đẳng

Bình đẳng là một yêu cầu, một giá trị theo đuổi trong lĩnh vực chính trị. Nó là một sự bắt buộc khi các công dân thực hiện quyền hạn và chu toàn nghĩa vụ của mình cho công việc của cộng đồng hay của quốc gia. Trong phạm vi ấy, do sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác… người ta phải cào bằng để xóa bỏ chúng đi hầu mọi người có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Bình đẳng là cách thực hiện sự cào bằng ấy. Các quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi người có mang tính chất “của chung trong đó có tôi”. Cho nên, để phân biệt với những điều sắp bàn, ta gọi nó là “quyền lợi gián tiếp”. Vì là gián tiếp nên người ta - như một công dân - có thể bỏ. Thí dụ không đi bầu cử. Vậy khái niệm bình đẳng là một khái niệm chính trị và có hai ý nghĩa, hay hai tính chất: một sự cào bằng và quyền lợi gián tiếp.

Hai tính chất đó không hiện diện trong một gia đình nên đem sự bình đẳng vào gia đình, coi nó như một giá trị để thiết lập, theo đuổi và giữ gìn là không phù hợp, nếu không nói là sai.

Trước khi giải thích tại sao sai, xin nhấn mạnh hai điều. Một là sự đồng ý ở đây chỉ có ý nghĩa là nhiều người chấp nhận (đa số chứ không phải tất cả) và hai là những điều trình bày sẽ chỉ phù hợp với các gia đình có những điều kiện nhất định.

Các điều kiện ấy là hai vợ chồng đã lấy nhau sau khi đã tìm hiểu, yêu đương và cưới nhau theo lễ nghi; thứ nữa cuộc sống hàng ngày không phải chân lấm tay bùn. Vì nếu không có điều kiện sau cùng thì bàn về bình đẳng không có ý nghĩa theo kiểu “ăn không lo, bàn bình đẳng làm gì”. Với một gia đình có các điều kiện đại khái như thế thì gia đình có một số tính chất ta có thể nêu lên để giải quyết vấn đề bình đẳng theo một cách khác. Có bốn tính chất.

Một, khi bắt đầu yêu nhau không ai nghĩ đến chuyện bình đẳng. Một anh A để ý một cô B, thích cô ấy, thì anh sẽ quên mình để chỉ làm những gì cô B thích hầu “lấy điểm” với cô ấy. Về phần cô B cũng tương tự, khi yêu anh A rồi, cô chỉ sợ mình xấu và cố gắng làm cho anh ấy vui để giữ anh ấy. Cô không hề đòi bình đẳng. Vậy tình yêu thực sự không bắt đầu bằng sự bình đẳng. Tình yêu là sự quên mình đi để tìm thấy mình trong người kia.

Hai, hai người cưới nhau và họ thành một gia đình. Như vậy, gia đình là kết quả của tình yêu chứ không phải của sự bình đẳng. Đòi bình đẳng là dấu hiệu của sự tan vỡ gia đình và chỉ khi nào tình yêu đang cạn thì sự bình đẳng mới được một trong hai bên nêu ra để đòi quyền lợi cho mình theo… Luật Hôn nhân gia đình.

Ba, gia đình là kết quả của yêu thương. Yêu thương là cho đi và nhận lại. Do vậy, so với tính chất của bình đẳng, quyền lợi của vợ hay chồng là một “quyền lợi trực tiếp”, họ không thể bỏ qua hay trốn tránh nó. Khác với lĩnh vực chính trị vốn rộng lớn, vượt trên mỗi người, ít khi ta cảm thấy và có thể phục vụ nhiều mục đích; gia đình là một khuôn khổ hẹp, hai người cùng nhìn về một hướng; coi nhau là hiện tại của nhau và coi con cái là tương lai của mỗi người; con cái mang hình ảnh của chính họ kể cả khi mỗi người không còn nữa. Nói cách khác, trong gia đình hai người cùng xây “một tổ ấm” cho chính mình, từ khi đầu còn xanh đến khi đầu bạc răng long. Những tính chất này không hề có trong lĩnh vực chính trị.

Bốn, vì hai người cùng nhau xây tổ ấm nên chức năng của mỗi người khác nhau. Tạo hóa cũng biết như thế nên cho đàn ông và đàn bà khác nhau về thể chất, giác quan, tâm lý và tình cảm. Khác nhau như thế mà cứ cố “cào bằng” (như bình đẳng trong chính trị) thì rõ ràng là không đúng. Cho nên trong gia đình, từ xưa đến nay, vợ chồng mỗi người có một vai trò, một chức năng. Thí dụ người vợ sinh con, người chồng lo sinh kế cho vợ con. Trong chức năng này người vợ quan trọng hơn người chồng, trong chức năng kia chồng hơn vợ. Tuy khác nhau nhưng cả hai chức năng đều phục vụ cho tổ ấm; trong đó vợ chồng và con cái là một; khác với chính trị có phe thiểu số, phe đa số, phe lưng chừng.

Vậy bốn điểm trên đã chứng minh rằng yêu cầu thực hiện bình đẳng trong gia đình một cách cứng nhắc là sai lầm lớn.
 

Hãy bình đẳng theo cách của bạn!

Vậy ta sẽ chuyển yêu cầu bình đẳng sang yêu cầu gì? Vợ chồng cần nhận ra rằng khi có nhau là họ có tất cả, niềm vui, khoái lạc, hiện tại và tương lai và sẽ phải cùng nhau giữ gìn chúng. Đó là sự nhận thức. Người vợ nên luôn hiểu rằng chớ “thả mồi bắt bóng”. Chồng con đang vui vẻ, cứ khăng khăng đi tìm một cái bằng là không khôn ngoan! Người vợ ngày nay cần độc lập về tiền bạc; nhưng nếu chủ trương độc lập hoàn toàn thì khi có tiền không phải trông cậy vào nhau nữa, tự nhiên mỗi bên sẽ suy nghĩ khác nhau và sự hòa hợp của tình yêu sẽ mất dần. Hơn nữa, người vợ cũng cần biết rằng, cái mà chồng cần ở mình là sự hiền dịu để họ có thể nhắm mắt lại, tựa vào ngực mình để cảm thấy mọi vất vả được tan biến. Chỉ người vợ mới cho chồng cảm giác ấy. Một cô tình nhân có thể cũng cho được nhưng không trọn vẹn.

Tận cùng của tình yêu là người nọ biết ý người kia muốn gì, dẫu họ không nói ra và làm điều đó cho nhau. Sự tuyệt diệu của tình vợ chồng là ở chỗ này. Khi vợ chồng ở bên nhau, mỗi người vẫn xấu hổ. Do đó, không nói ra vì xấu hổ, nhưng vẫn muốn có, nếu có thì là tuyệt diệu. Nhìn chung, các bà vợ ở ta thường dễ quên mình và thấy vui khi làm gì đó cho chồng con. Người vợ cần khai thác những thứ trời cho mình, biết điểm yếu của chồng để người chồng khi nghĩ đến phải xa mình là họ sợ. Nhất là khi họ thấy một cô gái đẹp nào đó. Và đó là sự hiểu biết về phần bà vợ.

Về phía người chồng, do những gì mà tạo hóa đặt vào mình, cần phải hiểu công lao của vợ để nhận ra giá trị của vợ mình. Nhận ra giá trị của nàng vì nàng trao phó cuộc đời của nàng cho ta. Nàng cho ta có hiện tại (sự chăm sóc) và có tương lai (con cái). Cần phải nhận ra giá trị của vợ càng sớm càng tốt. Tình yêu chân chính của người con trai khi cầu hôn và được nhận lời là trách nhiệm đối với nàng vì nàng đã làm theo điều mình mong ước trong lòng, đã theo đuổi trong thực tế. Nó không hề và không bao giờ là “thử xem nàng có yêu mình không”. Muốn nhận ra giá trị của vợ mình thì từ khi sống chung nên bắt đầu bằng cách để mắt đến công việc nhà của nàng, hỏi han nàng, tìm hiểu sự khó nhọc của nàng, chia sẻ công việc với nàng, quan tâm đến sự mảnh mai yếu đuối (so với mình) để giúp đỡ nàng. Việc làm ấy gọi là quý vợ. Đa số các bà ở ta có một đức tính quý báu là khi bạn quan tâm đến họ thực sự thì họ cũng sẽ cảm động và nói rằng “em làm được mà”. Đàn ông ở ta cần được dạy khi sắp lấy vợ về các khó khăn của người vợ khi đảm nhận chức năng làm vợ, làm mẹ, cũng như tầm quan trọng của nàng đối với mình. Người chồng cũng phải hiểu rằng vợ quan trọng hơn bạn; vì lẽ khi mình ốm đau, khi gặp gian nguy, thì người chạy đến với mình đầu tiên là vợ, chứ không phải bạn. Không phải “giàu vì bạn sang vì vợ’" mà coi bạn hơn vợ. Nói gọn lại là nhận ra giá trị của vợ để quý vợ. Quý khác với yêu. Khi yêu hai bên cho nhau, có đi có lại. Khi quý chỉ có một bên cho.

Tóm lại, trong gia đình, thay vì đòi bình đẳng để ngang bằng nhau thì vợ chồng cần nhận ra giá trị của nhau, hiểu biết vai trò cùng sự khác biệt của nhau. Người chồng phải quý vợ. Người vợ thực hiện các thiên chức của mình cho chồng con. Người con gái sau khi về nhà chồng thì bỏ cuộc sống cũ, cảm thấy gắn bó với chồng và luôn giữ bộ mặt cho chồng để mình cũng được hưởng lây, ngay cả khi đối với mẹ đẻ. Vấn đề nằm nhiều ở phía đàn ông. Tình yêu sẽ dẫn dắt họ biết ai làm trước, ai làm sau. Khi đã đạt được như vậy, tùy mỗi gia đình, vợ chồng có thể nói bình đẳng hay không; lúc ấy nó chỉ còn là chữ nghĩa. Tuy nhiên, nếu chưa đạt được như thế về mặt nhận thức mà nêu bình đẳng thì đấy là đòi quyền lợi. Kinh thánh nói “Ai đòi thì sẽ mất”. Tình yêu không bắt đầu bằng bình đẳng và khi nó kết thúc - tức là vào lúc một người sắp đi xa - thì cũng không ai nói bình đẳng, nhưng kề tai nhau mà rằng: “Anh ở lại, em yêu anh mãi”.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích
(PNO)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Cuối tuần về nhà thật thích! (28/3/2013)

Sinh hoạt cuối tuần (28/3/2013)

Ấm áp tình gia đình (28/3/2013)

Làm chồng khó lắm! (19/3/2013)

Giọt nước đầu thềm (14/3/2013)

Cách người lớn nói cho trẻ con vâng lời (12/3/2013)

Lời kinh: Như Hương Trầm - Tháng 3 (4/3/2013)

Thánh Giuse, nhạy bén và kiên quyết (28/2/2013)

Lời kinh: Như Hương Trầm - Tháng 1 & 2 (19/2/2013)

Sống và chia sẻ Đức Tin (9/2/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn