Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NGUỒN GỐC VÀ TÊN GỌI CỦA CHUỖI MAI KHÔI
 
Tên gọi

Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi hay Văn Côi là cách đọc khác nhau của hai chữ Hán mà sách Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của phiên âm là môi khôi, còn Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh phiên âm là mai khôi. Cách đọc đúng theo âm Hán Việt hiện đại là môi côi.

Tiếng La-tinh là Rosarium, tiếng Bồ và tiếng Ý là Rosario, tiếng Pháp là Rosaire, tiếng Anh là Rosary, có 3 nghĩa như sau:

1. Một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng (Rosa, Rose = Hoa Hồng)
2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ;
3. Một vườn Hoa Hồng.

Từ xưa, tràng chuỗi hoa hồng là một hình thức của lễ dâng lên các vị thần linh, hay một vòng hoa quàng vào thân mình người được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.

Sang đến Việt Nam, chuỗi Rosarium được người miền Bắc gọi là “Chuỗi Mân Côi”, hoặc “Chuỗi Văn Côi”; riêng người miền Nam và miền Trung lại gọi là “Chuỗi Môi Khôi”. Ngoài mấy cách gọi thông thường của từng địa phương nêu trên, các cha Dòng Đa-minh thuộc nhánh Lyon, Pháp còn gọi là “Chuỗi Mai Khôi”. Cách gọi này hiện nay được khá nhiều người dùng, nhất là các tu sĩ và giới trẻ, đặt thành nhiều bài hát hay viết các bài suy niệm.

Thật ra, “Mân” là tên một thứ đá rất đẹp, bên ngoài có vân như ngọc nhưng lại không có giá trị bằng ngọc. Có nơi lại gọi loại đá này là “Văn” có nghĩa là một thứ đá có vân đẹp. Còn “Môi” hay đọc đúng chính âm là “Mai” lại là tên một thứ ngọc quý màu đỏ. “Côi”, hay còn đọc là “Khôi” nghĩa là hiếm, quý, lạ (tính từ).

Ghép lại, hai chữ “Mai Côi” còn chỉ một loài hoa rất thơm, sắc đỏ hoặc trắng, nhánh có gai, ngày nay người ta dùng hoa này chưng cất lấy hơi tẩm ướp vào rượu để sản xuất ra một thứ rượu quý nổi tiếng Trung Hoa, gọi là “Mai Côi Lộ Tửu”, thường được gọi trại ra là “Mai Quế Lộ”.

Có ý kiến cho rằng chúng ta không nên dùng chữ: Mân Côi vì cho rằng nó không được cao quý bằng Mai Khôi (hay Mai Côi, Môi Khôi) (vì Mân Côi chỉ nói đến một thứ đá lạ, quý hiếm nhưng không bằng ngọc, nó cũng không có nghĩa là hoa hồng). Hơn nữa, chữ Mai Khôi đọc lên nghe cũng thanh nhã hơn.

Lần chuỗi Mai Khôi là một hình thức cầu nguyện với Mẹ, qua Mẹ. Việc đọc kinh Mai Khôi như là một cử chỉ tôn kính và dâng lên Mẹ Maria những đoá hoa hồng thiêng liêng là các Kinh Kính Mừng. Một trăm năm mươi kinh Kính Mừng là một trăm năm mươi bông hồng hay một trăm năm mươi Thánh vịnh dâng kính Mẹ, vì chuỗi Mai Khôi được coi như tập Thánh vịnh về Đức Mẹ, cũng giống như một trăm năm mươi Thánh vịnh để tôn vinh, ca tụng và cầu xin cùng Chúa vậy. Trong khi đọc thì lòng suy gẫm về vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong Mầu nhiệm Cứu độ được gắn kết với cuộc đời Mẹ.

Nguồn gốc chuỗi Mai Khôi

Lần chuỗi Mai Khôi là một hình thức cầu nguyện với Đức Mẹ. Hình thức này đã được hình thành từ thời Trung Cổ rồi được phổ biến vào thế kỷ XII. Tên Của Chuỗi Mai Khôi phát xuất từ thói quen kết vòng hoa trên đầu cho những bức tượng của Đức Trinh Nữ từ thời Trung Cổ, những hoa hồng tượng trưng cho những lời nguyện dâng lên Mẹ Maria.

Ngay từ thế kỷ XI, thời thánh Bê-na-đô, những người có lòng sùng kính Đức Mẹ vẫn đọc một chuỗi các kinh Kính Mừng, vừa đọc vừa nghĩ đến những sự vui mừng của Đức Mẹ. Có thể nói đó là hình thức khởi đầu của chuỗi Mai Khôi. Sau này, năm 1328 ngưòi ta tìm được một tập ghi chép các phép lạ của Đức Mẹ. Trong tập này có nói đến việc Đức Mẹ trao chuỗi Mai Khôi cho thánh Đaminh. Và từ đó trở đi, người ta cứ truyền tụng cho nhau là thánh Đaminh đã lập ra chuỗi Mai Khôi. Vì thế, trong dòng Đaminh mới có tượng Đức Mẹ trao chuỗi Mai Khôi cho thánh Đaminh.

Thực ra, theo cha Lacordaire, một tu sĩ dòng Đaminh và một nhà giảng thuyết trứ danh tại nhà thờ Đức Bà Paris vào giữa thế kỷ XIX, thì năm 1209 ở miền Toulouse, tình thế lúc bấy giờ rất nhiễu nhương: quân của quận Chúa Raymond theo bè rối Albigeois đánh nhau với quân của quận chúa Simon de Montfort theo Công giáo. Thánh Đaminh làm việc tông đồ ở miền Toulouse lúc bấy giờ. Người thấy rằng bao lâu chưa có hòa bình thì bấy lâu rất khó giảng giải để đưa các người theo bè rối về nẻo chính đường ngay. Vì thế, người mới cầu nguyện và xin ai nấy cầu nguyện cho hòa bình. Người được ơn soi sáng kiện toàn kinh Mai Khôi đã có từ thế kỷ XIII, bằng cách cứ sau mỗi mười kinh thì dừng lại một chút, rồi thêm vào một câu hát vắn hay mấy lời lấy trong các sách Tin Mừng về cuộc đời Chúa Cứu Thế, cho thay đổi và đỡ nhàm chán. Ban đầu chỉ lấy những câu nói về các niềm vui, sau mới thêm những câu nói về các nỗi khổ và các điều mừng.

Từ thế kỷ XV trở đi, chuỗi lần hạt Mai Khôi được tổ chức như chúng ta thấy ngày nay, nghĩa là chia làm ba chuỗi, mỗi chuỗi năm chục kinh suy ngắm về một số các mầu nhiệm liên quan đến các niềm vui, nỗi khổ và các điều mừng.

Hai tu sĩ dòng Đaminh là linh mục Alain de la Roche người Pháp ở tỉnh Douai, (sau được nâng lên hàng chân phước) năm 1470 và linh mục Jacob Sprenger người Đức ở tỉnh Koeln năm1475 đã lập ra các Hội Mai Khôi. Từ thế kỷ XVI, các ĐGH chính thức giao cho dòng Đaminh nhiệm vụ rao giảng về chuỗi Mai Khôi và thành lập các hội Mai Khôi.

Nguồn gốc Lễ Mai Khôi

Ngày Chúa nhật 07/10/1571, hải quân công giáo thắng hải quân Thổ nhĩ kỳ một trận thủy chiến oanh liệt ở vịnh Lepante (giữa Co-rin-tô và Pa-trát). Tin chiến thắng được báo về Rô-ma vào Chúa nhật đầu tháng Mười, giữa lúc các hội viên Mai Khôi đang rước kiệu trong thành phố. Để tạ ơn Đức Mẹ đã nghe lời cầu khẩn của các tín hữu, ĐGH Pi-ô V, ngày 5.3.1572 truyền mỗi năm phải làm một lễ kính Đức Bà chiến thắng. Ngày 1.4.1573, ĐGH Ghê-go-ri-ô đặt tên cho lễ này là lễ Mai Khôi và truyền phải cử hành trong các nhà thờ và nhà nguyện của các Hội Mai Khôi vào Chúa nhật đầu tháng Mười.

Năm 1716, ĐGH Clément XI truyền cho toàn thể Hội thánh phải long trọng mừng lễ này. Đến năm 1913, lễ Mai Khôi được ấn định vào ngày 7.10 mỗi năm.

Ý nghĩa của Chuỗi Mai Khôi và Lễ Mai Khôi

Trên đây là nguồn gốc của Chuỗi Mai Khôi và Lễ Mai Khôi, nhưng còn ý nghĩa của chuỗi và lễ thì thế nào? Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thừa biết lần chuỗi Mai Khôi là đề tỏ lòng kính yêu và cầu xin cùng Đức Mẹ. Chúng ta tôn vinh Đức Mẹ và nhớ lại tình thương của Chúa đối với Hội thánh qua tay Đức Mẹ, trong những hoàn cảnh gần như tuyệt vọng. Từ những sự việc hiển hách của Chúa trong các hoàn cảnh này, chúng ta càng thêm xác tín lời của thần sứ trong bài Tin Mừng lễ Đức Mẹ Mai Khôi: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Tro Bụi (Tổng hợp và sưu tầm)
(giadinhmancoi)


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Lẽ sống tháng 9-2012 (6/9/2012)

Triết lý sống đơn giản và hiện thực của Mẹ Têrêsa Calcuta (29/8/2012)

Lẽ sống Tháng 8-2012 (6/8/2012)

Sáu mươi sáu câu làm chấn động thiền ngữ thế giới (25/7/2012)

Lẽ sống Tháng 7-2012 (3/7/2012)

Khối óc và Trái tim (28/6/2012)

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô (28/6/2012)

Ôn tập giáo lý: Bảy bí tích (17/5/2012)

Maria, Mẹ tuyệt mỹ (30/4/2012)

Tin, Cậy , Mến (17/4/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn