Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Nói về giới tính cho trẻ dưới 5 tuổi
 
Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, cha mẹ cần phải giáo dục giới tính cho con. Nội dung đơn giản nhưng rất cần thiết cho bé sau này.
Trẻ em cần được giáo dục giới tính ngay từ nhỏ - Ảnh: T.T.D.
Bé dưới 2 tuổi: Lúc này trẻ biết bắt chước hành vi của người khác, đặc biệt là người lớn và các anh chị của bé. Ngày càng nhận thức được bản thân mình khác với những người khác. Ngày càng nhiệt tình thân thiện với các trẻ em khác. Bắt đầu có những hành vi thách thức cãi lại cha mẹ. Lúc này cha mẹ có thể sử dụng những khoảnh khắc hằng ngày để giúp con tìm hiểu về cơ thể.
Ví dụ, lúc tắm hoặc khi giúp con mặc quần áo là thời điểm tốt để bạn giới thiệu tên của các bộ phận cơ thể. Giúp bé phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ.
Đây cũng có thể là thời điểm tốt để gửi thông điệp về hành vi lành mạnh, tự nhiên. Ví dụ, nếu con bạn chạm vào bộ phận sinh dục của chúng khi bạn đang thay đồ cho chúng, điều đó không sao cả, nhưng khi chúng lớn hơn, bạn có thể nói về hành vi này không được công khai và có tính chất riêng tư. Những gì bé có thể làm và không nên làm trước mặt người khác.
Bé từ 2-3 tuổi: Hầu hết trẻ em từ 2-3 tuổi đều rất tò mò về cơ thể của chính mình và của những đứa trẻ khác. Bé cũng sẽ nhận thấy rằng các cơ thể khác nhau có các bộ phận cơ thể khác nhau. Con bạn có thể hỏi bạn tại sao hoặc nói "Cái gì vậy mẹ?".
Cha mẹ có thể dạy con rằng mỗi bộ phận cơ thể đều có tên và "công việc" riêng của nó để làm. Ví dụ: "Đây là âm hộ của bé, nơi sau này em bé sinh ra" hoặc "Dương vật của bé là nơi bé xuất tinh".
Xem sách với con của bạn cũng có thể hữu ích. Bạn có thể sử dụng những bức tranh để giúp con bạn học tên của các bộ phận cơ thể và hiểu rằng các cơ thể là khác nhau.
Bé 4-5 tuổi: Trẻ em từ 4-5 tuổi thường hỏi em bé đến từ đâu. Cha mẹ nên giải thích là em bé lớn lên trong tử cung, và để tạo ra em bé, cần có tinh trùng (như một hạt giống nhỏ) và noãn (như một quả trứng nhỏ).
Không bao giờ nói sai sự thật như "từ lỗ nẻ chui lên" hay "lượm ngoài gốc cây". Nếu bé hỏi "Con đến từ đâu?", chúng ta có thể hỏi "Con nghĩ sao?". Điều này giúp bạn tìm ra những gì bé thực sự hỏi và bé hiểu biết được bao nhiêu. Cha mẹ có thể đưa ra lời giải thích đơn giản như "Em bé lớn lên ở một nơi bên trong cơ thể của mẹ gọi là tử cung".
Nếu mẹ đang mang thai, con bạn có thể hỏi "Em bé chui ra ở đâu?". Đưa ra một câu trả lời đơn giản nhưng chính xác như "Em bé đang lớn lên trong tử cung của mẹ. Khi em bé phát triển xong, nó có thể chui ra ngoài qua ống sinh, được gọi là âm đạo. Hoặc nó có thể thoát ra từ một vết cắt mà các bác sĩ sẽ rạch trên bụng của mẹ".
Các bậc cha mẹ hãy mạnh dạn giáo dục giới tính cho con từ những năm đầu đời, chính là cơ sở để bé nhận biết một cách lành mạnh và đúng đắn về giới tính.
 
(tuoitre.vn) 


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Tiếng cười có tầm mức nghiêm trọng như thế nào? (7/2/2023)

Sức thông truyền của âm nhạc (15/1/2023)

5 cách để củng cố tình yêu thương trong gia đình (23/12/2022)

Sách xưa: (10/10/2022)

Đau khổ nơi con người (26/8/2022)

Mẹ chở che cho con những sóng gió cuộc đời (7/8/2022)

8 câu hỏi người ngoài Công Giáo thường hỏi khi họ tham gia Thánh Lễ (6/8/2022)

7 quan niệm sai lầm về đức khiết tịnh (18/7/2022)

Thánh lễ kết thúc Đại hội Gia Đình Thế Giới lần thứ X (1/7/2022)

Sống tử tế làm cho ta khoẻ mạnh (27/5/2022)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn