Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021)

 
1.         Chuyện chúng mình:
 
THIỆN NGUYỆN VIÊN XUÂN LỘC ĐỢT 2 LÊN ĐƯỜNG PHỤC VỤ CÁC BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN
“Chúc Anh Chị Em lên đường bình an, và mang Chúa đến cho mọi người”. Đó là lời chúc của Cha Tổng Đại Diện Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh, gửi đến các thiện nguyện viên đợt 2 của Giáo phận Xuân Lộc trước khi kết thúc Nghi thức Lên đường của Nhóm Thiện Nguyện Đợt 2 của Giáo phận.
Sáng hôm nay, thứ Bảy 14/8/2021, ngày mà Giáo Hội và con cái thường dành để kính nhớ Đức Maria, cũng là ngày tại Giáo phận Xuân Lộc đã có hơn 70 tình nguyện viên gồm quý cha, quý chủng sinh, quý thầy sáu, quý tu sĩ, bạn trẻ, giáo lý viên - huynh trưởng lên đường phục vụ, cộng tác với y tế Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai cho chương trình thiện nguyện như Đức Giám Mục Giáo phận kêu mời.
Trong buổi gặp gỡ trước lúc lên đường tại Hội Trường Giáo xứ Thái Hòa, nơi vẫn diễn ra những nghi thức khai mạc, kết thúc các chương trình Đuốc Hồng, Sa Mạc... ngoài các thiện nguyện viên đã được phân chia nhiệm vụ và địa điểm phục vụ đang có mặt, còn có đó sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Đa Minh, Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Đặc trách Ban Huấn giáo Giáo phận, và Cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàn, Đặc trách Giới Trẻ Giáo phận. Về phía chính quyền, và y tế có Ông Nguyễn Quốc Vũ, Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Đồng Nai, Ông Nguyễn Đình Kiên, Phó Ban Tôn giáo Tỉnh, đại diện các bệnh viện dã chiến, khu cách ly- những nơi sẽ đón nhận các thiện nguyện viên đến cộng tác.
Nghi thức “ra quân” sáng nay được phủ lấp bằng ân sủng của Thiên Chúa, khi mọi người tham dự, cho dẫu khác biệt niềm tin, đã cùng nhau nguyện xin ơn Thánh Thần, cùng nhau nghe đọc Tin Mừng kể về Đức Maria vội vã lên đường thăm chị họ Elisabeth.
Trước khi chia sẻ những suy tư rút ra từ Tin Mừng soi dẫn, Cha Tổng Đại Diện đã gửi đến mọi người lời chào và chúc lành của Đức Cha Chánh Giáo phận. “Đức Cha chuyển đến mọi người tấm lòng của Ngài, sự đồng hành của Ngài với anh chị em trong lời cầu nguyện, trong thiên chức của ngài, trong những chỉ đạo khi cần thiết.” Đồng thời, Cha Tổng cũng nhắc đến điều mà Đức Cha Chánh muốn biểu tỏ đến các thiện nguyện viên: tình yêu, sự cảm phục và lời cám ơn của ngài, khi đã đáp lại lời mời gọi của Đức Cha để tham gia chương trình của Giáo phận: phục vụ cho các anh chị em bệnh nhân vì Covid-19.
Kế đến, ngài chia sẻ ý nghĩa của việc Đức Maria đến với chị họ Elisabeth, để rồi, Cha Tổng liên ý đến những thiện nguyện viên sẽ ra đi phục vụ hôm nay, họ đang phản chiếu lại hình ảnh Đức Maria đi đến với những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đang cần đến. Ngài nói rằng, chính trong công việc xem ra thật bình thường mà những thiện nguyện viên sẽ làm, nhưng sẽ đem lại những ý nghĩa lớn lao, là nguồn yêu thương, sức mạnh không chỉ cho anh chị em bệnh nhân có thể vượt qua bệnh tật, nhưng còn là những hạt giống yêu thương sẽ gieo trong cộng đồng xã hội này. Đó là chưa kể đến sự hiện diện đặc biệt của quý linh mục tại các bệnh viện dã chiến.
 Trong phát biểu thay mặt ban lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Quốc Vũ bày tỏ sự cảm phục về tinh thần dấn thân của quý cha, quý tu sĩ, quý giáo lý viên- huynh trưởng đã vì cộng đồng, vì mọi người mà quên đi bản thân mình. Ông cũng bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến với Đức Giám Mục Giáo phận, quý Cha trong ban tổ chức của chương trình thiện nguyện, đặc biệt là quý thiện nguyện viên trong đợt 2 của Giáo phận Xuân Lộc. Ông nhấn mạnh và cầu chúc mọi người “Thành công trong mọi sự. Thành công trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúc sức khỏe và mọi điều tốt đẹp nhất.”
Trong bầu khí cảm động sâu lắng của buổi ra quân, quý Cha, quý tu sĩ, chủng sinh, bạn trẻ, giáo lý viên- huynh trưởng và mọi người có mặt đã cùng cất lên lời hát từ trong sâu thẳm tâm hồn Lời Kinh Hòa Bình: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người… Tìm an ủi người…”
Kết thúc Nghi thức, Cha Tổng Đại Diện, và quý Cha Đặc trách đã đồng ban phép lành cho quý thiện nguyện viên, hứa hẹn mùa gặt tươi đẹp trong quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa.
Sau Nghi thức, quý Cha, quý vị đại diện lãnh đạo Tỉnh, quý vị đại diện bệnh viện dã chiến, khu cách ly đã đưa quý thiện nguyện viên đến nơi phục vụ.
 
MVTT Giáo phận Xuân Lộc.
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Bulgaria
399.978
18.339
432.962
2
Belarus
454.103
3.593
459.998
3
Uruguay
375.741
6.001
383.212
4
Việt Nam
96.985
5.437
265.411
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
185.975.649
 
4.365.989
 
207.472.098
 
Cập nhật lúc 6g40 ngày 15.8.2021
 
3.       Khuôn vàng thước ngọc (Lc 1,39-56;Chúa nhật, tuần XX Thường niên- Mừng lễ Đức Maria hồn xác lên trời, lễ trọng) 
 
Hôm nay, Giáo Hội mừng kính việc Đức Trinh Nữ Maria hồn xác lên trời, tức là kính nhớ một trong bốn đặc ân mà Thiên Chúa đã ưu ái dành cho Mẹ. Ngược dòng lịch sử chúng ta sẽ thấy, vào ngày 1.11.1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành Thông điệp "Munificentissimus Deus", long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều. Như thế, sau Đức Giêsu, Mẹ Maria là người đầu tiên trong số những kẻ tin vào Đức Giêsu đã được phục sinh vinh hiển. Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai mà chúng ta nghe, đã nói: “Quả thế, như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người(1 Cr 15,22-23). Hơn ai hết, Đức Maria là người thuộc về Đức Kitô một cách đặc biệt. Bởi đó, Mẹ đã được phục sinh trước chúng ta để nên như dấu chỉ hy vọng và cậy trông của toàn thể Giáo Hội đang lữ hành. Trông lên Mẹ, chúng ta cũng tin rằng, những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ, Ngài cũng sẽ thực hiện nơi mỗi người chúng ta.
Thực ra niềm tin vào mầu nhiệm Đức Maria hồn xác lên trời không phải chỉ có từ khi Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố thành tín điều buộc các tín hữu phải tin, nhưng đã có từ thời Giáo Hội sơ khai. Vậy có bao giờ chúng ta tự hỏi, con đường đưa Mẹ Maria lên trời là con đường nào không? Xin thưa con đường đã đưa Mẹ Maria lên trời là con đường vâng phục Thánh ý của Thiên Chúa. Thật vậy, cả cuộc đời của Đức Maria, từ lời xin vâng đầu tiên trong ngày truyền tin cho đến khi đứng dưới chân thập giá, Mẹ Maria luôn tìm kiếm và vâng phục Thánh ý của Thiên Chúa cách mau lẹ. Có thể nói, Mẹ chỉ nói xin vâng một lần vào ngày truyền tin, nhưng lời xin vâng ấy đã được Mẹ thực hiện suốt cả cuộc đời. Thực hiện lời xin vâng ấy hẳn đã làm cho Mẹ phải hy sinh, phải đau khổ rất nhiều. Chúng ta dễ có cảm tưởng chỉ có cuộc đời của chúng ta mới có hy sinh đau khổ, còn Mẹ Maria thì không. Thực ra, cuộc đời của Mẹ Maria và con đường Mẹ đã đi qua là con đường thập giá và đầy đau khổ. Chẳng hạn khi mà người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Đức Giêsu, thì chúng ta đừng quên lúc đó Đức Giêsu đã chết. Bởi đó, có thể nói vào lúc ấy, người lính nọ đã không chỉ đâm vào cạnh sườn Đức Giêsu, nhưng còn đâm vào chính trái tim của Mẹ nữa.
Thế nhưng, chính nhờ sự vâng phục ấy mà Đức Mẹ đã cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa. Có thể nói, vì Thiên Chúa đã muốn cứu độ con người bằng con đường nhập thể và tử nạn, nên nếu không có sự vâng phục của Mẹ Maria trong ngày truyền tin và đặc biệt nếu không có sự vâng phục của Mẹ dưới chân thập giá, thì chương trình cứu độ ấy có lẽ đã khác xa với những gì chúng ta tin hôm nay. Như vậy, nếu như xưa kia vì tội bất tuân phục của Evà mà cả nhân loại phải đau khổ và phải chết, thì nay nhờ sự vâng phục của Đức Maria, được mệnh danh là Evà mới, nhân loại đã đón nhận được Đức Giêsu, nguồn ơn cứu độ của con người.
Mẹ Maria đã vâng phục thánh ý Thiên Chúa và Mẹ cũng muốn chúng ta noi gương Mẹ mà thực hiện như vậy. Trong tiệc cưới tại Cana, khi thấy hết rượu, Mẹ đã xin Đức Giêsu can thiệp và dù biết rằng giờ của Ngài chưa tới, Mẹ vẫn căn dặn các gia nhân, những người giúp việc là: “Nếu Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. Hôm nay, có lẽ Đức Mẹ cũng khuyên dạy mỗi người chúng ta như thế: “Đức Giêsu bảo gì, chúng con hãy làm như vậy”. Chỉ khi nào chúng ta sẵn sàng thi hành ý Chúa, chúng ta mới hy vọng được cùng Mẹ vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, bởi vì Đức Giêsu đã quả quyết với chúng ta: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! Lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi(Mt 7,21). Nhưng, thử hỏi còn ai thi hành thành ý Thiên Chúa một cách hoàn hảo cho bằng Đức Maria.
Một cách đặc biệt, biến cố Đức Maria hồn xác lên trời còn cho thấy, lời quả quyết của Đức Giêsu là hoàn toàn đúng: “Ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”. Đức Maria là Mẹ thật của Con Thiên Chúa, nhưng Mẹ đã khiêm nhường đến độ chỉ nhận mình là một tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa. Chính vì thế, hôm nay, Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ trổi vượt trên muôn vàn thần thánh trên trời.
Như vậy, khi cho Đức Maria hồn xác lên trời, Thiên Chúa đã muốn Mẹ trở thành dấu chỉ cho niềm hy vọng và cậy trông của chúng ta; bởi vì những gì Ngài đã thực hiện nơi Mẹ, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ thực hiện nơi cuộc đời mỗi người chúng ta. Hơn thế nữa, chúng ta cũng còn tin rằng, khi đồng ngự trị trên chốn uy linh với con của mình, Mẹ sẽ chuyển cầu một cách đắc lực cho chúng ta; bởi vì Đức Maria cũng yêu thương hết thảy chúng ta giống như con của mình. Nhờ lời của Mẹ cầu thay nguyện giúp, chúng ta thêm tin tưởng vào một Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín và yêu thương trong lời hứa cứu độ của Ngài.
 
Lạy Chúa, Chúa đã không để cho thân xác vẹn tuyền của Đức Maria biến thành tro bụi; chính vì vậy, Ngài đã ban cho Mẹ một ơn phúc vô cùng tuyệt diệu, một ân sủng lớn lao mà chỉ mình Mẹ xứng đáng trong muôn loài thọ tạo, đó là được phúc về trời cả hồn lẫn xác. Nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, xin Chúa giúp chúng con xác tín rằng, những nẻo đường vui buồn sướng khổ của trần gian hôm nay sẽ làm nên lối nhỏ dẫn chúng con lên tận quê trời đích thật, nơi mà Mẹ đang được hưởng vinh phúc bênh cạnh Chúa Con. Xin giúp chúng con sống xa đàng tội lỗi và biết bắt chước Mẹ trong những chọn lựa căn bản nhất của cuộc đời. Xin cho con biết mau mắn vâng nghe theo Thánh ý Chúa trong mọi việc, đồng thời cũng biết quan tâm phục vụ tha nhân thay vì chỉ lo vun quén cho chính bản thân mình.
 
4.     Lời bàn
- Cả đoạn Kinh Thánh này là một điệu nhạc êm đềm về hạnh phúc của Đức Maria. Không ở đâu chúng ta có thể thấy rõ sự mâu thuẫn của hạnh phúc cho bằng trong cuộc đời của Mẹ. Đức Maria đã được diễm phúc là mẹ phần xác của Con Chúa. Nhận một đặc ân vĩ đại dường ấy, chắc hẳn lòng Mẹ chan chứa một niềm vui sâu xa và đầy ngạc nhiên kỳ thú. Mặc dù như thế, nhưng chính hạnh phúc đó cũng lại là một lưỡi gươm sắc đâm thấu qua tâm hồn Mẹ. Điều này có nghĩa là một ngày kia Mẹ sẽ nhìn thấy con của Mẹ treo trên thập tự giá. Tuy nhiên, cũng khoảnh khắc Mẹ đứng dưới chân thập giá, nhìn con yêu của mình chết treo nhục nhã lại trở thành một tượng huy hoàng của đức tin và lẽ cậy trông.
- Việc được Chúa lựa chọn thường có nghĩa là cùng một lúc có cả mầu nhiệm vinh hiển lẫn thập giá khổ đau. Thực ra, Thiên Chúa không chọn lựa một người để họ được hưởng an nhàn, sung sướng và vui chơi theo sở thích của mình, nhưng để con người đó hoàn thành một nhiệm vụ lớn lao với tất cả con tim, khối óc và toàn thân xác của mình. Đó chính là mâu thuẫn của phúc lộc, vì nó đem đến đồng thời cả hai điều: sự vui mừng lớn nhất của thế gian cùng với những trách nhiệm lớn lao nhất trên trần đời. Người ta vẫn thường nói: “Hồng nhan đa truân”. Cách nào đó trong tâm thức của chúng ta, cuộc đời Đức Mẹ quả thật lắm gian truân. Được đưa về trời cả hồn lẫn xác là một diễm phúc, nhưng điều đó luôn gắn liền với những khổ đau mà Mẹ phải chịu suốt dọc dài của hành trình dương thế. Có lẽ cuộc đời của Đức Maria cũng chẳng khác gì với những điều mà Elisabeth Kübler-Ross từng ghi nhận: “Những con người đẹp nhất là những người từng bị đánh bại, từng đau khổ, từng tranh đấu, từng mất mát, và đã tìm được đường ra khỏi vực sâu. Những người này có lòng cảm kích, sự nhạy cảm và thấu hiểu đối với cuộc đời, cuộc đời đã làm họ tràn đầy sự cảm thông, sự dịu dàng và quan tâm yêu thương sâu sắc. Người đẹp không tự nhiên mà có”.
- Trong những ngày ấy, chỗi dậy, Maria đon đả ra đi lên miền sơn cước, đến một thành xứ Yuđa: bà vào nhà Zacarya và chào Êlisabet” (Lc 1,39-40; bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR), cho chúng ta một cái nhìn khá thú vị. Trong khi Nhóm phiên dịch CGKPV dùng kiểu nói “vội vã lên đường” thì ở đây, dịch giả lại dùng “đon đả ra  đi”. Điều thú vị đó là, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu được kiểu “đon đả” trong mỗi bước đi của cô thôn nữ Maria. Thật vậy, cô ấy đi mà như “nhảy chân sáo” trên một quãng đường dài không bằng phẳng và chắc là cũng không nhiều bóng râm. Tại sao vậy? Câu trả lời khả dĩ đó là, cô gái trẻ ấy đang rất vui và hạnh phúc. Cô không chỉ vui vì cuộc trùng phùng sắp diễn ra mà là vui vì được phúc làm Mẹ của Con Thiên Chúa. Cô ra đi vì không chấp nhận cảnh ngồi yên để tận hưởng niềm vui lớn lao ấy nhưng là mong được chia sẻ nó cho những người thân thiết của mình.
- Tác giả Luca đã khơi lên một cuộc cách mạng về luân lý khi đặt trên môi miệng Đức Maria những lời thế này: “Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng”. Đức Chúa biểu dương sức mạnh, chính là lúc Ngài soi chiếu vào tâm hồn con người để họ nhận ra chính mình. Đây là một tác động quan trọng, giúp con người nhận ra những đê hèn nơi tâm hồn mình; đồng thời tiễu trừ dần những biểu hiện của tính kiêu ngạo, vốn là mầm mống của biết bao mê lầm khác.
-“Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,47), trở thành một cuộc cách mạng về mặt tâm linh. Cuộc viếng thăm của Đức Chúa đối với cô thôn nữ làng quê Nazareth hơn 2000 năm về trước là một ân ban đặc biệt. Cô nhận được điều đó là do tình thương của Chúa chứ không do công trạng cá nhân. Chính vì vậy, khi lãnh nhận, cô không muốn hưởng nếm một mình mà là hăng hái ra đi để trao ban. Đó chính là nguồn cơn để chúng ta được nghe bài ca Ngợi khen trác tuyệt và bất hủ - Magnificat.
- Cha Tổng đại diện đã “chia sẻ ý nghĩa của việc Đức Maria đến với chị họ Elisabeth, để rồi, Cha Tổng liên ý đến những thiện nguyện viên sẽ ra đi phục vụ hôm nay, họ đang phản chiếu lại hình ảnh Đức Maria đi đến với những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 đang cần đến”. Một lần nữa chúng ta lại nói về các tu sĩ thiện nguyện. Họ tạm rời xa cộng đoàn, chốn quen thân và an ổn, để băng mình vào nơi nguy nan. Chẳng ai có thể chỉ cho họ thấy những hiểm nguy đang vẫy gọi phía trước mặt; còn họ, cứ thế mà lên đường, mang theo bao nhiệt huyết cùng sứ mạng tung gieo Lời giữa nơi đầy tử khí và hoang mang. Có thể ai đó trong số họ sẽ dừng cuộc chơi giữa chừng, thế nhưng chẳng sao cả, vì Giáo Hội sẽ biết ơn họ; còn họ sẽ nhận thức được rằng, việc hy sinh sự sống của bản thân thực sự sinh ích lợi cho tha nhân.
- Năm xưa, Đức Maria đã bất chấp hiểm nguy để lên đường và chung chia niềm vui với người chị họ; ngày nay, các tu sĩ tình nguyện cũng hân hoan cất bước với lòng cảm mến dạt dào và khát khao dâng tặng. Ngày trước, Mẹ Maria đã cất cao lời chúc khen bằng bài ca Magnificat huyền thoại; còn hôm nay đây, các tình nguyện viên cũng mạnh dạn tuyên xưng đức tin của mình ngang qua những công việc tưởng chừng giản đơn và thầm lặng nhất. Mặc dầu vậy, trước mặt Chúa thì những thứ ấy chẳng tầm thường chút nào; bởi vì, như Dale Carnegie từng nói: “Bạn nắm giữ sức mạnh để dễ dàng tăng tổng hạnh phúc trên thế gian. Làm thế nào? Bằng cách trao đi vài lời ấm áp chân tình cho người đang cô đơn hay nản lòng. Có lẽ ngày mai bạn sẽ quên đi những lời tử tế bạn đã nói hôm nay, nhưng người nhận có thể sẽ trân trọng chúng cả cuộc đời”. Hết thảy chúng ta hãy thành tâm cầu xin Chúa để Ngài chúc lành và gìn giữa họ luôn được bình an, mạnh khỏe. Mong sao họ luôn là những cánh tay nối dài của Đức Giêsu để xoa dịu nỗi đau nơi các bệnh nhân; đồng thời cũng biết nêu gương sáng về lòng bác ái Kitô giáo ngang qua những điều tử tế trong việc phục vụ. Những nghĩa cử yêu thương dẫu cho đơn sơ và hèn mọn, nhưng kỳ thực nó sẽ đem lại những giá trị lớn lao cho tha nhân, như lời Katrina Mayer từng quả quyết: “

 Viết Cường, O.P.


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B) (23/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (26/7/2021) (26/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (25/7/2021) (25/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (24/07/2021) (24/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (23/7/2021) (23/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (22/7/2021) (22/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (21/07/2021) (21/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (20/7/2021) (20/7/2021)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn