Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY – NĂM B
 
TÌNH YÊU HIẾN BAN
 
Thỉnh thoảng, ở các tiêm thuốc Tây hay nhà thương, ta thấy có vẽ hình con rắn quấn quanh một chiếc cột, đó là biểu hiệu của ngành Y, một ngành cứu nhân độ thế. Trong lịch sử Israel dân Chúa, cũng có biểu hiệu con rắn như thế. Số là trong khi đi qua sa mạc, gặp nhiều gian truân vất vả, dận Israel phàn nàn kêu trách Chúa và ông Môsê, vì thế rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Khi dân biết hối lỗi, Thiên Chúa đã truyền cho ông Môsê làm một con rắn bằng đồng, rồi treo nó lên cây trụ. Hễ ai bị rắn cắn, chỉ cần nhìn lên con rắn đồng với lòng tin thì họ sẽ được an toàn tính mạng.
Trong bài Tin Mừng Chúa nhật IV mùa Chay hôm nay, Đức Giêsu cũng ví Ngài chịu treo cao trên cây thập giá như con rắn đồng xưa được treo cao trong sa mạc, để ai TIN vào Ngài thì sẽ được sống. Ngài bảo: “Như ông Môse đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai Tin vào Người, thì được sống muôn đời”. Hỏi rằng tin vào Đức Giêsu nghĩa là gì, và niềm tin ấy tác động ra sao trong cuộc đời người Kitô hữu?
Động từ TIN trong Kinh Thánh, đó không chỉ là sự chấp nhận của lý trí trước một mầu nhiệm nhưng là cảm nhận một tình yêu thần linh đang cúi xuống trên đời mình. Niềm tin ấy được bộc lộ rõ nét khi ta nhìn lên Đấng chịu giương cao trên thập giá, vì thập giá là dấu chỉ của tình yêu.
 
Thật vậy, khi nhìn lên thập giá, ta nhận ra rằng “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình”. Kinh nghiệm cho ta biết rằng, một món quà càng quí, thì càng nói lên tình cảm sâu nặng mà người cho gởi đến người nhận. Hỏi rằng, món quá nào quí giá hơn người Con Một yêu dấu của Thiên Chúa; do đó, nhận món quà là Đức Kitô chịu đóng đinh, ta cũng nhận được tình yêu cao vời Thiên Chúa gởi gấm đến ta. Bởi vì: “Thiên Chúa không sai Con Ngài đến để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài mà được ơn cứu độ”.
Mặt khác, nếu trên thập giá, ta nhận ra Thiên Chúa yêu thương, thì cũng nơi thập giá ta lại nhân ra một Đức Kitô yêu thương, yêu thương đến nỗi Ngài chấp nhận cái chết để ta được sống. Nhà thơ Xuân Diệu bảo rằng: “Yêu là chết ở trong lòng một tí”. Đây không phải là sự lãng mạn của thi ca, nhưng là một thực tế của cuộc sống. Kinh nghiệm cho thấy rằng sự hy sinh càng cao, thì cường độ tình yêu càng mạnh. Thí dụ: Lê Lai liều mình cứu Lê Lợi. Cũng vậy, và còn hơn thế nữa, cái chết trên thập giá là đỉnh cao nhất của sự hy sinh, nên thập giá cũng biểu lộ một tình yêu ở cường độ mạnh nhất, như Đức Giêsu đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người liều mạng sống vì bạn hữu”.
Tóm lại, hướng nhìn lên thập giá, ta thấy Tình Yêu của Thiên Chúa, Đấng – Đóng – Đinh; hướng nhìn lên thập giá, ta thấy Tình Yêu của Đức Kitô, Đấng – chịu Đóng – Đinh. Hai Tình yêu ấy hòa quyện với nhau để bộc lộ dung mạo đích thực của Thiên Chúa, Thiên Chúa là Đấng yêu thương và cứu thoát.
Nếu ta thực sự tin vào Thiên Chúa là Đấng yêu thương và cứu thoát, thì tất cả những gì góp phần xây dựng yêu thương nhưng giải thoát đều không xa lạ với ta, nhưng đòi hỏi ta phải dấn thân vào, và, đấy chính là nét độc đáo của Kitô giáo.
Thật vậy, tôn giáo nào cũng kêu gọi yêu thương: Đạo Phật đề cao lòng từ bi; Đức Khổng Tử đề cao lòng nhân ái, nhưng nét đặc sắc của đạo Chúa Kitô là ở chỗ, yêu thương không chỉ là mệnh lệnh của trái tim, cũng không chỉ là đòi hỏi của luật luân lý đạo đức do xã hội qui định, nhưng là thái độ của lòng tin. Nếu ta thực sự tin vào Thiên Chúa là tình yêu cứu thoát, thì chính niềm tin ấy thúc đẩy ta thể hiện lòng mến với mọi người anh em. Thành thử ra tình yêu trong cuộc sống hiện tại bỗng trở thành thước đo cho niềm tin. Tình yêu trong cuộc sống hiện tại trở thành lằn mức xác định ta đang bước đi trong ánh sáng sự sống hay đang chìm sâu trong bóng tối sự chết. Ta sẽ uốn nắn đời mình theo hướng nào, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, vì nó tùy thuộc sự tự do lựa chọn của chúng ta.
 
Chúng ta đã đi được quá nửa thời gian của Mùa Chay, mùa tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô, trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta biết nhìn lên Đức Kitô chịu treo trên thập giá và trở lại với ánh sáng, để ánh sáng đưa ta đi sâu hơn trong tình yêu. Xin Chúa cho chúng ta có can đảm thắp lên những ngọn lửa, ngọn lửa của công bằng và bác ái, ngọn lửa của niềm vui và hy vọng, để đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng, ngõ hầu trái đất được ngập tràn ánh sáng của Chúa, như bài Tin Mừng hôm nay đã khẳng định: “Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ, các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa”.
 
 
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa nhật III mùa chay – Năm B - Thanh tẩy đền thờ (7/3/2021)

Chúa Nhật II Mùa chay – Năm B - Chúa biến hình (27/2/2021)

Chúa nhật I Mùa chay – Năm B - Trong sa mạc (17/2/2021)

Chúa Nhật V Thường niên – Năm B - Chiều và sáng (3/2/2021)

Chúa Nhật IV Thường niên – Năm B - Đấng có uy quyền (29/1/2021)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn