Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN – NĂM B
 
ĐẤNG CÓ UY QUYỀN
 
Theo bố cục của các sách Tin Mừng, sau khi gọi các môn đệ đầu tiên, Đức Giêsu bắt đầu thi hành sứ vụ. Ngài thi hành sứ vụ bằng lời giảng dạy và bằng cách làm phép lạ để thi ân giáng phúc cho nhân loại. Trong bài Tin Mừng tuần trước, ta thấy Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên; còn trong bài Tin Mừng vừa nghe ta thấy Đức Giêsu giảng dạy và chữa lành người bị quỷ ám, qua đó, Đức Giêsu cho thấy Ngài là Đấng có uy quyền, khiến dân chúng phải ngạc nhiên và thán phục.
Trước hết, Đức Giêsu là Đấng có uy quyền trong nội dung của lời nói chứ không phải như các kinh sư. Đối với Do thái, Lề luật là thánh ý Thiên Chúa, là những chuẩn mực tối cao cho đời sống đức tin nên Luật là tuyệt đối, Luật hàm chứa tất cả những gì cần thiết để hướng dẫn điều hành cuộc sống, còn các kinh sư có nhiệm vụ cắt nghĩa Luật dựa vào truyền thống, vào tập tục đã có từ xưa mà họ đã được học hỏi, và không dám thêm bớt điều gì, kết quả là luật trở thành gánh nặng bó buộc dân chúng. Điều quan trọng hơn nữa là chính họ nói mà không giữ, không làm, đến nỗi chính Đức Giêsu phải phàn nàn (x. Mt 23, 2-3). Còn Đức Giêsu, khi giảng dạy, Ngài không dựa vào uy tín của ai khác, Ngài nói lên điều Ngài muốn nói với cung giọng của chính Thiên Chúa, khiến dân chúng phải bàng hoàng kinh ngạc. Đức Giêsu nói: “Anh em nghe Luật bảo người xưa rằng: “chớ giết người … còn Thầy, Thầy bảo anh em rằng: chớ giận ghét …”. Nói cách khác, lời giảng dạy của Đức Giêsu giống như tiếng gà gáy sáng, tiếng chuông đồng hồ đổ vang, khiến ta thức giấc dù muốn ngủ nướng. Đặc biệt hơn, là Đức Giêsu sống trước điều Ngài giảng dạy. Nơi Đức Giêsu, lời nói và việc làm đi đôi với nhau.
Thứ đến, Đức Giêsu là Đấng có uy quyền trong hiệu quả của lời nói, bằng cớ là qua lời truyền khiến: “câm đi, hãy xuất khỏi người này”, tức thì thần ô uế đã xuất khỏi người bị quỉ ám, và anh ta được lành mạnh. Vào thời Đức Giêsu, cũng có những ông thầy trừ quỉ, nhưng khi trừ quỉ, họ thường dùng bùa chú, tiếng gào thét và những nghi lễ có tính ma thuật. Td: VN uống tàn hương nước thải, dùng roi dâu quất vào người bệnh nhân v.v… Còn Đức Giêsu, Ngài trừ quỉ chỉ bằng một lời phán rõ ràng, đơn giản, vắn gọn và đầy quyền năng, cho nên mọi người đều kinh ngạc sững sờ.
Việc Đức Giêsu nói những lời có uy quyền khiến ta phải suy nghĩ về những lời chúng ta nói. Ngày nay, cha mẹ phàn nàn con cái cứng đầu cứng cổ không nghe lời cha mẹ. Phải tự hỏi: lời khuyên dạy của cha mẹ xuất phát từ tình yêu thương, hay từ sự nóng nảy bực dọc? Bắt con phải nghe lời mình, nhưng có bao giờ mình kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con không? Đặc biệt, ta đã thực hành điều ta khuyên dạy con chưa. Ngày nay xã hội lên tiếng báo động vì sự xuống cấp về luân lý đạo đức của người trẻ, lý do là vì họ không còn niềm tin nơi người lớn, không còn tin vào hệ thống pháp luật, nên phản ứng theo bản năng của mình. Do đó, hình ảnh Đức Giêsu, Đấng giảng dạy có uy quyền nhắc nhở ta hãy sống điều ta nói.
Mặt khác, ngày hôm nay, ta không ý thức đủ về tầm quan trọng của lời ta nói, chúng ta thường nói với nhau những lời mà ta không nghĩ đến hậu quả, giống như trẻ em chơi trò cao bồi và mọi da đỏ mà không ý thức rằng khẩu súng các em sử dụng là súng thật. Cách đây mấy năm, năm nữ sinh lớp bảy ở Hải Dương lấy khăn quàng đỏ cột tay nhau, nhảy xuống sông sự tử, các em gia đình khá giả, học sinh khá, năng động … lý do tự tử: cha mẹ la mắng, cảm thấy nhục nhã nên không còn muốn sống nữa … Quả thực, lời nói có thể làm cho sống và làm cho chết. Qua lời nói, ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh, nhưng cũng có thể đem lại khổ đau thập giá. Những lời ta nói ra, dù tốt hay xấu, thường được lưu giữ trong tâm hồn người nghe, có khi suốt nhiều năm trường. Trong một bức thư pháp, có mấy vần thơ như thế này: “Lời nói không là dao, mà sao lòng đau nhói. Lời nói không là khói, mà sao mắt cay cay. Lời nói không là mây, mà đưa ta xa mãi. Sao không ngồi nghĩ lại, nói với nhau nhẹ nhàng?”. _ Vâng “sao không ngồi nghĩ lại, nói với nhau nhẹ nhàng” để lòng đừng đau, và mắt đừng cay. Một cách cụ thể, ta cần nói với nhau bằng những lời yêu thương và nhân ái, lời chân thật, lời xây dựng sự hiệp thông, lời uốn nắn, tác sinh sự sống, lời soi sáng, dẫn vào nẻo chính đường ngay, lời giảng dạy, hình thành nhân cách … Những lời có trách nhiệm như vậy, không chỉ là đòi hỏi của tình cảm tự nhiên con người, nhưng còn là bắt chước Đức Giêsu, Đấng có lời nói đầy uy quyền đã trục xuất quỉ dữ khỏi người bị quỉ ám như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng.
Tóm lại, cha ông ta bảo rằng: “Học ăn học nói, học gói học mở…”, nghĩa là nói năng cũng phải học, và gương mẫu để ta học nói năng chính là Đức Giêsu, Đấng nói những lời có uy tín làm lay động lòng người. Xin Chúa giúp ta biết nói những lời phát xuất từ tình yêu. Nói lời khơi dậy hy vọng, đoàn kết, tha thứ. Có như vậy, nghĩa là ta đang nối dài cử chỉ thi ân giáng phúc của Đức Giêsu giữa lòng trần gian. 
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật III Thường niên – Năm B - Bước theo Thầy (29/1/2021)

Chúa Nhật II Thường niên - Năm B - Hành trình ơn gọi (16/1/2021)

Chúa Nhật I Thường niên – Năm B - Chúa Giêsu chịu phép rửa (13/1/2021)

Chúa Nhật Lễ hiển linh (3/1/2021)

Lễ đêm Giáng sinh - Một hài nhi đã được sinh ra (28/12/2020)

Chúa Nhật IV Mùa vọng – Năm B - Tiếp đón Chúa (20/12/2020)

Chúa nhật III Mùa vọng – Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (11/12/2020)

Chúa nhật II Mùa vọng – Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (7/12/2020)

Chúa Nhật I mùa vọng năm B - Hãy tỉnh thức (28/11/2020)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm A - Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Vua thẩm phán (23/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn