Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
 
VUA THẨM PHÁN
 
Hôm nay, Giáo hội mừng đại lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, vì thế; Bài Tin Mừng vừa nghe đã giới thiệu Đức Giêsu như vị vua thẩm phán đang xét xử nhân loại như mục tử tách biệt chiên dê. Tiêu chuẩn để xét xử không tùy thuộc vào kiến thức ta có, tiếng tăm ta đạt được, hoặc ta đã dự bao nhiêu lễ, đọc được bao nhiêu kinh, nhưng tùy thuộc ở tình yêu và sự chia sẻ ta đã thực hiện cho người khác. Qua bài Tin Mừng, ta có thể rút ra ba điểm cho cuộc sống, để trở nên công dân trong Nước Trời, Nước của Chúa Kitô Vua.
·           Điểm I: Để trở nên công dân trong Nước Trời, ta hãy giúp đỡ người khác từ những nhu cầu đơn giản nhất trong cuộc sống hằng ngày. Những điều Đức Giêsu nêu ra là: Hãy cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, tiếp đón khách lạ, an ủi người bệnh, thăm viếng kẻ bị tù …; đây là những việc mà ai cũng có thể làm. Kinh Thương người có 14 mối đã liệt kê những việc bác ái ta có thể làm cho người khác. Chớ gì khi đọc kinh Thương người có 14 mối, ta biết thực thi những gì mà Lời kinh đã liệt kê. Mẹ thánh Têrêxa Calcutta rất yêu thích đoạn Tin Mừng này, Mẹ đã chuyên chú thực hiện những gì Chúa dạy, đồng thời Mẹ nói thêm rằng: “Sự giúp đỡ của bạn có thể hết sức khiêm tốn, nhưng phải được thực hiện với nhiều yêu thương. Có thể chỉ là một nụ cười, vì nụ cười cũng là một sứ điệp hòa bình. Có thể chỉ là một bàn tay giang ra, vì đó là một cử chỉ của tình thương. Con người luôn luôn đói khát tình thương, con người muốn yêu thương và muốn được yêu thương. Con người muốn được biết rằng có một ai đó đang cần đến mình, và có một ai đó mà mình có thể là người thân thương của họ. Nhưng hiện nay, người ta không có thời giờ để nhìn nhau, vì vậy mà nụ cười là một món quà lớn, và sự thương cảm lẫn nhau là một tặng phẩm vô giá”.
·           Điểm II: Để trở nên công dân trong Nước Trời, ta hãy chia sẻ một cách vô vị lợi, không tính toán. Trong bài Tin Mừng, vua Giêsu đã nói với những người bên phải, tức là những người tốt lành rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng vương quốc đã dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa, vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước …”. Lời Chúa nói khiến những người lành ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì khi chia sẻ, giúp đỡ kẻ khác, họ không nghĩ rằng mình đang giúp đỡ Đức Giêsu, đang tích trữ công đức cho mình. Sự chia sẻ của họ phát xuất từ một trái tim chân thật, một tình yêu không tính toán. Kinh nghiệm cho thấy, có những người chỉ ra tay giúp đỡ nếu họ được thiên hạ khen ngợi, cảm ơn và tôn vinh công đức của họ. Một sự chia sẻ, giúp đỡ như vậy không phải là quảng đại, nhưng là ích kỷ trá hình; giúp đỡ không phải vì người, nhưng là vì mình. Chẳng vậy, mà có người đã mỉa mai châm biếm rằng: “Mọi dòng sông bác ái, đều chảy về một đại dương ích kỷ”.
Năm 1880, tại Paris (Pháp) có một linh mục ăn mặc nghèo nàn xơ xác đến gõ cửa nhà một cha sở, xin được ở trọ qua đêm. Cha sở tiếp khách rất thờ ơ, rồi chỉ cho Linh mục ấy lên chiếc gác xép của nhà xứ. Linh mục ấy tên là Gioan Bosco, từ nước Ý sang Paris để quyên tiền về xây trường giáo dục các thiếu niên. Nhiều năm sau, Giáo hội đã tiến hành thủ tục tôn phong Gioan Bosco lên bậc hiển thánh. Khi nghe tin cha sở nọ bảo: “Phải chi lúc đó, tôi biết ông ấy là Gioan Bosco thì tôi đâu có để ngài ở trên căn gác xép ấy, trái lại, tôi đã dành phòng khách sang trọng nhất cho ngài rồi”.
Chúng ta không bao giờ biết rõ những kẻ ta giúp đỡ là người như thế nào, những điều này không quan trọng, điều quan trọng là (chính Chúa Giêsu đang hiện thân trong những người ấy) hãy biết cho đi mà không tính toán.
·           Điểm III: Bài Tin Mừng bày tỏ cho chúng ta chân lý này, đó là tất cả những gì ta làm cho những người bé mọn nhất, là ta làm cho chính Chúa. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nếu ta thật sự muốn làm vui lòng người nào, nếu ta muốn làm cho người đó cảm động thì ta hãy quan tâm giúp đỡ con cái của họ. Chúa là người Cha vĩ đại, và cách thức làm Ngài vui lòng là chia sẻ, giúp đỡ cho con cái Ngài, và, con cái Ngài là ai, nếu không phải là những người mà tôi gặp gỡ mỗi ngày trong cuộc sống? Đặc biệt là những người nghèo: nghèo vật chất, nghèo văn hóa, nghèo tình thương, nghèo tư cách. 
Martinô thành Tours, một vị thánh rất nổi tiếng bên Pháp, là một quân nhân và là Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông đi vào thành phố, có người hành khất chặn ông lại để xin bố thí. Martinô không có tiền, nhưng ông trông thấy người hành khất xanh xao và run rẩy vì lạnh, Martinô cởi chiếc áo choàng của mình, xé ra một nửa đoạn trao cho người hành khất. Tôi hôm đó, Martinô nằm mơ, ông thấy trên thiên đàng, các thiên thần đang đứng vây quanh Đức Giêsu, và Đức Giêsu thì đang khoác nửa chiếc áo choàng của ông. Một thiên thần nói với Đức Giêsu rằng: “Tại sao Chúa lại khoác nửa chiếc áo sờn rách đó? Ai đã cho Chúa chiếc áo ấy?”. Đức Giêsu trả lời: “Martinô, tôi tớ của Ta đã cho Ta đấy”.
Tóm lại, khi ta biết yêu thương chia sẻ mà không tính toán, biết giúp đỡ người khác trong những điều đơn giản nhất, thì ta sẽ cảm nhận được niềm vui, vì ta đang làm cho chính Đức Kitô, và đấy là dấu chỉ cho thấy ta là công dân trong nước Trời. Bởi lẽ, trong ngày chung thẩm, chúng ta sẽ chịu phán xét về đức bác ái, đó là điều Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta trong đại lễ Chúa Kitô Vua hôm nay.
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Các Thánh tử đạo Việt Nam (13/11/2020)

Chúa Nhật XXXII Thường niên – Năm A - Mười nàng trinh nữ (6/11/2020)

Chúa Nhật XXX Thường niên – Năm A - Mến Chúa yêu người (23/10/2020)

Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo - Chúa nhật XXIX Thường niên - Năm A (19/10/2020)

Chúa Nhật XXVIII Thường niên – Năm A - Tiệc cưới – Áó cưới (9/10/2020)

Chúa Nhật XXVII Thường niên – Năm A - Phát sinh hoa trái (3/10/2020)

Tìm kiếm cái hơn (25/9/2020)

Chúa Nhật XXV Thường niên – Năm A - Công bình và nhân hậu (20/9/2020)

Chúa Nhật XXIV Thường niên – Năm A - Tha thứ cho nhau (13/9/2020)

Chúa Nhật XXIII Thường niên – Năm A - Sửa lỗi cho nhau (5/9/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn