Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
TIỆC CƯỚI – ÁO CƯỚI
  

Trong phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, sách Thánh đã dùng hình ảnh “Bữa tiệc” để diễn tả Nước Trời mà Thiên Chúa mời gọi mọi người tham dự.
Bài đọc I, Ngôn sứ Isaia trình bày Nước Trời như bữa tiệc Thiên Chúa mở ra để khoản đãi muôn dân trên Núi Thánh, trong bữa tiệc đó, một mặt họ được ăn uống no say. Isaia viết: “Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: Tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon”. Mặt khác, họ được Thiên Chúa giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ và sự chết: - Thiên Chúa sẽ xóa bỏ chiếc khăn tang che phủ muôn dân và chiếc khăn liệm bao trùm lên muôn nước.
Lời mời gọi của Thiên Chúa được diễn tả rõ nét hơn qua bài Tin Mừng vừa nghe. Nếu ta hiểu bài Tin Mừng là một dụ ngôn duy nhất ta sẽ gặp nhiều lúng túng khó giải thích. Nhà vua cất quân đi tru diệt bọn sát nhân, rồi mới trở về mời gọi mọi người dự tiệc, hẳn rằng lúc ấy cơm đã thiu và thịt đã ôi, làm sao ăn được? Hơn nữa, vua truyền cho gia nhân ra đường phố mời khách đi đường vào dự tiệc, mời bất ngờ như vậy làm sao người ta chuẩn bị kịp áo cưới, ấy vậy mà ông vua lại khiển trách và trừng phạt người không mặc áo cưới? Cuối cùng, người không mặc áo cưới lại lặng thinh như thể anh ta nhận thấy rằng mình có lỗi mà không tự biện hộ cho mình? Qua những vấn nạn ấy, ta phải hiểu rằng bài Tin Mừng này gồm hai dụ ngôn khác nhau, được ghép lại với nhau theo cùng một chủ đề là “Tiệc cưới”, ta gọi đó là dụ ngôn Tiệc cưới – Áo cưới.
·                     Dụ ngôn Tiệc cưới: Dụ ngôn này bắt đầu bằng việc nhà vua mở tiệc cưới cho con và chấm dứt với việc những người ở ngoài đường được mời vào dự tiệc, và các bàn tiệc đã đầy thực khách. Tiệc cưới cho hoàng tử con vua hẳn phải rất linh đình và hoành tráng. Nhà vua đã gởi thiệp mời khách từ lâu rồi, nhưng đến ngày ngả trâu ngả bò, ông còn sai gia nhân đi mời một lần nữa, nhưng khách quí lại dửng dưng hững hờ. Nhà vua vẫn không nản lòng, ông lại sai gia nhân đi mời một lần nữa, lần này có tính khẩn trương hơn. Cỗ bàn đã bưng lên, bình rượu ngon đã mở, xin đến ngay cho, thế nhưng khách quí lại từ chối, thậm chí còn giết các đầy tớ của nhà vua. Kết quả là họ bị nhà vua tru diệt. Như vậy, những kẻ thân quen, gần gũi được mời, nhưng không xứng đáng nên bị loại ra, còn những người ở xa lại được đón vào đầy cả phòng tiệc để chung vui với nhà vua.
Khi Đức Giêsu kể Dụ ngôn này với đối tượng là các thượng tế và kỳ mục trong dân, nghĩa là những nhà lãnh đạo tôn giáo Do thái, thì Ngài muốn cho họ thấy rằng, Do thái là dân Thiên Chúa tuyển chọn, là những người khách quí, nhưng khi Thiên Chúa mở tiệc cưới Nước Trời bằng cách cho Con yêu dấu của Ngài đến với họ, thì dân được tuyển chọn đã ngoảnh mặt khước từ, vì thế Nước Trời bị cất khỏi họ mà trao ban cho những kẻ tội lỗi và dân ngoại.
·                     Đó là ý nghĩa của Dụ ngôn Tiệc cưới; Còn Dụ ngôn Áo cưới thì hơi khác. Những khách nhà vua đã mời đều đến tham dự đông đủ, nhưng lại có một anh chàng mặc áo may ô, quần xà lỏn ngồi ăn mà chẳng mặc áo cưới. Như thế là anh ta đã xỉ nhục nhà vua, xem thường sự trang trọng của tiệc cưới; do đó, ta hiểu tại sao nhà vua lại nổi giận mà trừng phạt anh chàng thô lỗ, dám trêu ngươi ông.
Nếu ta nối kết hai Dụ ngôn lại với nhau, thì bài học đức tin nổi lên rất rõ. Một mặt, Thiên Chúa kết án người Do thái, những khách quí đã được mời tiệc, nhưng họ khước từ ơn cứu độ nên bị loại trừ. Mặt khác, Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta, những kẻ được mời sau rằng, phải chuẩn bị xứng đáng để đáp ứng những đòi hỏi của Nước Trời, bằng không, cũng sẽ bị loại ra ngoài.
*                  Qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi tham dự bàn tiệc Nước Trời; nhưng cũng như người Do thái, ta đáp trả tiếng gọi yêu thương của Chúa bằng cách hững hờ, dửng dưng lãnh đạm. Những lý do khiến ta khước từ lời Chúa mời gọi không hẳn là những lý do xấu. Ta bận rộn vì chuyện làm ăn học hành, vì chuyện giải trí, gia đình, bè bạn … Ta có nhiều thứ ưu tiên khác nên việc đến gặp gỡ Chúa bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Thảm kịch của đời sống chính là những cái tốt thường thường bậc trung, lại làm hỏng đi những điều tốt nhất. Ta quá bận rộn đến việc mưu sinh, đến những tính toán trần tục mà quên lo cho đời sống vĩnh cửu của mình. Chúa không hề trách vì ta lo cho cuộc sống vật chất, nhưng lo đến nỗi quên đi cuộc sống mai sau thì quả là đáng trách. Đức Giêsu bảo ta rằng: “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho” (x. Mt 6,33).
Cuối cùng, khách ngoài đường được nhà vua mời vào dự tiệc, không phải vì họ xứng đáng, nhưng vì tình thương. Tuy nhiên, khi vào dự tiệc, thì phải mặc áo cưới. Cũng vậy, cánh cửa Nước Trời mở rộng để đón tiếp tội nhân, nhưng khi vào rồi thì không được sống y như cũ, mà tội nhân phải trở thành thánh nhân. Chúng ta được mời gọi vào dự tiệc Nước Trời, ta cũng phải mặc áo cưới. “Mặc áo cưới” nghĩa là từ bỏ con người cũ, mặc lấy con người mới. “Mặc áo cưới” nghĩa là uốn nắn đời sống thường ngày sao cho phù hợp với những giá trị của Tin Mừng. Một người Do thái nói với vị Rabbi, tức người lãnh đạo Do thái giáo rằng: “Thưa Thầy, tôi đã đọc xong đến lần thứ năm toàn bộ cuốn Kinh Thánh”, vị Rabbi trả lời: “Ông ơi! Điều quan trọng không phải là bao nhiêu lần ông đã đọc toàn bộ cuốn Kinh Thánh, nhưng là bao nhiêu lần lời Chúa dạy trong Kinh Thánh đã được thực thi trong đời ông”,
Giờ đây, chúng ta đang tham dự bàn tiệc Thánh Thể, là hình bóng của bàn tiệc Nước Trời, Xin Chúa giúp ta biết chuyên cần dự tiệc Thánh Thể với sự thành tâm thiên chí, có như vậy, ta sẽ được Chúa mời gọi tham dự bữa tiệc Nước Trời mai sau.

Antôn Trần Thanh Long, OP.
 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXVII Thường niên – Năm A - Phát sinh hoa trái (3/10/2020)

Tìm kiếm cái hơn (25/9/2020)

Chúa Nhật XXV Thường niên – Năm A - Công bình và nhân hậu (20/9/2020)

Chúa Nhật XXIV Thường niên – Năm A - Tha thứ cho nhau (13/9/2020)

Chúa Nhật XXIII Thường niên – Năm A - Sửa lỗi cho nhau (5/9/2020)

Chúa Nhật XIX Thường niên – Năm A - Thầy đây! Đừng sợ (11/8/2020)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn