Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
SỬA LỖI CHO NHAU



Bài Tin Mừng vừa nghe trích ở Tin Mừng Matthêu 18, đây là bài giảng của Đức Giêsu về đời sống cộng đoàn và Giáo hội; trong cộng đoàn, các thành viên có bổn phận phải sửa lỗi, góp ý cho nhau. Tại sao phải sửa lỗi, và sửa lỗi như thế nào?
Trước hết, tại sao phải sửa lỗi! Sửa lỗi để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Như vậy, việc sửa lỗi hay góp ý phát xuất từ đức ái. Cha ông ta bảo rằng: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết ý là bất nghĩa”. Hơn nữa, sửa lỗi cho nhau còn là đòi hỏi của Thiên Chúa, ta hãy nghe Lời Chúa phán cùng ngôn sứ Edekien trong Bài đọc I: “nếu ta phán cùng kẻ gian ác rằng nó phải chết, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu của nó”. Câu này có nghĩa là, kẻ gian ác sẽ bị trừng phạt, nhưng Thiên Chúa sẽ đòi ta phải trả lẽ nếu ta biết kẻ gian ác đang chìm sâu trong tội lỗi mà không làm gì để cảnh tỉnh họ. Cho hay, cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa nếu biết con cái làm điều xấu mà không nhắc nhở sửa dạy, người đứng đầu cộng đoàn cũng chịu trách nhiệm tương tự nếu biết kẻ dưới quyền sai trái mà không nhắc nhở sửa sai.
Thứ đến, phải sửa lỗi như thế nào? Bài Tin Mừng vừa nghe đã cho thấy các giai đoạn sửa lỗi trong cộng đoàn Giáo hội theo lời Chúa chỉ dạy:
Bước I: là gặp gỡ cá nhân giữa hai người với nhau, lấy tình nghĩa mà khuyên bảo, thuyết phục trong kín đáo để tránh gương xấu và chạm tự ái người anh em.
Bước II: Nếu đương sự không nghe thì đem theo mấy người nữa để nói chuyện phải trái. Đem theo vài người nữa không phải để luận tội theo kiểu hai đánh một, chẳng chột cũng què!, nhưng nhằm tăng sự thuyết phục.
Bước III: Nếu đương sự vẫn không nghe, không sửa, thì khi ấy mới báo cáo cho cộng đoàn Giáo hội. Việc đưa ra trước cộng đoàn không nhắm để trừng phạt, nhưng là long trọng khuyên bảo tội nhân sửa lỗi nhân danh Đức Kitô, Đấng đã trao ban cho Giáo hội quyền cầm buộc và tháo cởi. Đức Giêsu nói: “Dưới đất anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”; trong trường hợp này, Giáo hội sẽ công bố lời tha thứ nếu đương sự hối lỗi, nhưng lời công bố sẽ trở thành lời xét xử nếu tội nhân ngang ngạnh cố chấp. Khi ấy, tội nhân tự mình loại mình ra khỏi cộng đoàn, Giáo hội không còn trách nhiệm trực tiếp đối với họ nữa, chỉ còn biết phó thác họ cho Thiên Chúa định liệu. Nhưng trước khi đi đến quyết định đau lòng đó, Giáo hội phải cầu nguyện, xin Chúa soi sáng, để xác tín rằng có Chúa Phục Sinh hiện diện và phê chuẩn cho quyết định của mình. Đức Giêsu nói: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho”.
Như vậy, tiến trình sửa lỗi qua ba giai đoạn trên đây không phải là thủ tục pháp lý để nghiêm trị và ra vạ tuyệt thông, nhưng là một cố gắng nhằm phục hồi lại trong tình hiệp thông kẻ đã tách lìa ra. Cho hay, những bước đi này không phải là cố định. Chỉ ba lần mà thôi, nhưng cho ta thấy một mặt, sự kiên nhẫn trong góp ý; mặt khác, là tính quyết liệt đối với tội lỗi của anh em.
Dựa vào vài phân tích sơ lược trên, ta có thể rút ra cho mình hai gợi ý nhỏ trong đời sống cộng đoàn, từ cộng đoàn lớn như giáo xứ, Dòng tu, đến cộng đoàn nhỏ như một nhóm, một gia đình.
Điểm I: trước lầm lỗi của một anh em, thường ta chỉ dám nói sau lưng chứ không góp ý trực tiếp. Tại sao vậy? Vì sợ đương sự giận mình, sợ bị trả thù, sợ mất ơn gọi của đương sự … Thế nhưng yêu thương không có nghĩa là xuề xòa ba phải, nhưng lắm khi phải làm cho người mình yêu đau đớn vì lợi ích của họ. Việc góp ý, sửa lỗi cho anh em mình cũng khó khăn, thậm chí còn đau khổ, cũng giống như nhảy vào lửa để cứu người. Nếu không thương thì đã không nhảy vào lửa; dám nhảy vào lửa là dấu chỉ của một tình yêu lớn lao.
Điểm II: Cần phải góp ý, nhưng cũng cần phải lưu ý đến cách ta góp ý. Khi ta nói một lời, nghĩa là ta chuyển đến người nghe hai điều. Điều một là nội dung của lời nói; điều hai là cách nói… Đành rằng, lời tôi nói hàm chứa sự thật, nhưng tôi không thể nói như tạt nước vào mặt người nghe. Chính vì thế, cha ông ta đã bảo rằng: “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa cho chúng ta có đủ can đảm để dám góp ý, sửa lỗi cho nhau. Xin Chúa cho chúng ta có đủ sự khiêm tốn để dám đón nhận lời góp ý, có như vậy thì cộng đoàn của ta, gia đình của ta mỗi ngày sẽ nên tốt lành, hoàn hảo hơn.
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XIX Thường niên – Năm A - Thầy đây! Đừng sợ (11/8/2020)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A - Đừng sợ, hãy tuyên xưng (19/6/2020)

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ - Mô hình căn bản của Giáo hội (27/4/2020)

Đàng Thánh Giá được Đức Thánh Cha chủ sự vào thứ Sáu 10.4.2020 (12/4/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn