Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
       Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A
 
ĐỪNG SỢ, HÃY TUYÊN XƯNG
 

Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe được trích trong diễn từ dài của Đức Giêsu gọi là diễn từ về việc truyền giáo, sau khi tuyển chọn 12 tông đồ và sai các ông ra đi truyền giáo, Đức Giêsu dặn các ông nhiều điều, riêng trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu căn dặn các ông hai điều, đó là đừng sợ, hãy can đảm tuyên xưng danh Chúa.
Cần phân biệt hai loại sợ hãi.
Thứ nhất, là sợ hãi do bản tính tự nhiên con người. Td: sợ nóng, sợ đói, sợ đau, sợ thất nghiệp, sợ chết .v.v… chính Đức Giêsu cũng sợ chết, sợ đến nỗi mồ hôi Ngài như máu nhỏ xuống tại vườn Giệtsimani. Xét cho cùng nỗi sợ do bản tính tự nhiên là cần thiết, vì nó giúp ta tránh được những khó khăn nguy hiểm trong cuộc sống. Td: chạy xe đến khúc quanh hay đến ngã tư đường, ta giảm tốc độ vì sợ té, sợ đụng xe, v.v…
Thứ hai, là nỗi sợ làm tê liệt ý chí khiến ta nhát đảm, không sống đúng với những gì lương tâm mách bảo, hay Lời Chúa chỉ dạy. Td: Thật thà thường thua thiệt, vì sợ thua thiệt nên ta không dám sống thật thà; tranh đấu thì trâu đánh, vì sợ bị trâu đánh nên ta không dám tranh đấu cho lẽ phải, cho sự công bằng. Đó là sự sợ hãi làm tê liệt ý chí.
Khi căn dặn đừng sợ, thì Đức Giêsu muốn ám chỉ nỗi sợ hãi làm tê liệt ý chí này. Hỏi rằng tại sao đừng sợ? Vì ba lý do.
·                     Lý do I, đó là “không có gì che dấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết”. Ý nghĩa của câu này là chân lý Tin Mừng sẽ chiến thắng. Châm ngôn La tinh có câu: “Chân lý vĩ đại, và chân lý sẽ thắng”. Bạo lực có thể treo cổ người Kitô hữu, nhưng không thể treo cổ được chân lý Tin Mừng. Khi người Kitô hữu chịu hy sinh đau khổ, thậm chí tử đạo vì đức tin thì ta hãy nhớ rằng, một ngày kia mọi sự việc sẽ được phơi bày, và sự anh dũng của người Kitô hữu sẽ được tưởng thưởng xứng đáng, như lời Đức Giêsu đã hứa trong bài Tin Mừng: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”.
·                     Lý do II khiến người môn đệ đừng sợ hãi, đó là “Đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn anh em”. Sự sống là quí giá, ta cần phải trân trọng, mất sự sống là mất tất cả. Tuy nhiên, sự sống có nhiều cấp độ. Có sự sống thân xác, nhưng cũng có sự sống linh hồn, có sự sống đời này, nhưng cũng có sự sống đời sau. Sự sống đời này thì chóng qua, sự sống đời sau là vĩnh cửu, sự sống thân xác mau suy tàn, còn sự sống linh hồn là bất diệt. Ta phải yêu quí cả hai sự sống, nhưng khi không thể giữ gìn vẹn toàn cả hai, thì phải biết chọn sự sống cao quí, vĩnh cửu, đó là linh hồn, là sự sống đời sau.
Cố nhạc sĩ Văn Cao, một người có thiện cảm với đạo, xem ra đã thoáng thấy sự sống vĩnh cửu ấy khi ông dệt những vần thơ rất đẹp như thế này: “Giữa sự sống và sự chết, tôi chọn sự sống. Để bảo vệ sự sống, tôi chọn sự chết”. Còn các thánh tử đạo của Giáo hội Việt Nam chúng ta thì có lập trường rõ nét hơn. Là con cháu các tiền nhân tử đạo, khi đứng trước những chông gai thách đố của đức tin, liệu chúng ta có đủ can đảm tuyên xưng Chúa, hay chúng ta cúi đầu chối Chúa trước mặt thiên hạ. Điều đáng buồn là lắm khi ta tuyên xưng đức tin ngoài miệng, nhưng lại chối Chúa trong cuộc sống. Ta vẫn biết theo Chúa là đi vào con đường hẹp, con đường mang bóng hình thập giá, nhưng trong cuộc sống ta chỉ lưu tâm tìm kiếm những tiện nghi và thoải mái, tìm kiếm những tiện nghi và thoải mái bằng bất cứ giá nào. Ta biết Chúa dạy bảo ta hãy tha thứ, nhưng ta lại vẫn sống trong giận dữ, cay đắng và hận thù. Ta biết Chúa đã chịu chết vì yêu thương ta, nhưng trong cuộc đời ta, lại thiếu vắng sự phục vụ, tình yêu và lòng quảng đại.
·                     Lý do III khiến người môn đệ đừng sợ hãi, đó là hãy tin vào Chúa quan phòng. Đức Giêsu bảo: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em”. Tại sao chim rơi xuống đất? Có hai lý do, lý do thứ nhất, chim bay trên trời, rơi xuống đất nghĩa là chim chết. Lý do thứ hai, chim bay trên trời, đoạn nó đáp xuống và nhảy nhảy trên mặt đất để kiếm ăn. Như vậy, không phải Thiên Chúa chỉ lưu tâm đến con chim sẻ rơi xuống và chết đi, nhưng Ngài con lưu ý đến mỗi lần nó đậu xuống và nhảy trên đất. Nếu Thiên Chúa chăm lo đến một con chim sẻ như thế, thì huống gì là chúng ta, những người con của Ngài, Ngài sẽ chẳng quên chẳng bỏ chúng ta. Vậy thì, chúng ta còn sợ ai?
Qua vài phân tích trên, ta thấy mình được Thiên Chúa yêu thương quan tâm chăm sóc; do đó, ta sẽ không sợ người đời, vì người đời chỉ giết được thân xác mà không giết được linh hồn. Ta sẽ không sợ mất mạng sống, vì sự sống thân xác nay còn mai mất, chẳng tồn tại dài lâu. Nói không sợ cũng không đúng hẳn, đau đớn khổ cực ai mà không sợ? Nhưng như Đức Giêsu trong Vườn Giệtsimani, dù kinh hoàng sợ hãi, vẫn cứ bước vào cuộc khổ nạn. Người môn đệ vẫn can đảm tuyên xưng Danh Chúa, chấp nhận những khó khăn hiểm nguy đe dọa, chấp nhận những đau đớn, thua thiệt chóng qua đời này, với niềm tin vững chắc rằng chính Thiên Chúa nhân lành quan phòng mọi sự. Ngài sẽ ban thưởng cho ta hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta xác tín mạnh mẽ vào lời Chúa hứa, để sống trung tín với Ngài trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ - Mô hình căn bản của Giáo hội (27/4/2020)

Đàng Thánh Giá được Đức Thánh Cha chủ sự vào thứ Sáu 10.4.2020 (12/4/2020)

Chúa Nhật V Mùa Chay -Năm A - Thầy là sự sống lại và là sự sống (28/3/2020)

Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A - Đức Kitô- Ánh sáng trần gian (21/3/2020)

Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm A - Tìm về mạch suối trong (14/3/2020)

Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A - Chúa biến hình (8/3/2020)

Chúa nhật I Mùa Chay – Năm A Đức Giêsu chịu cám dỗ (2/3/2020)

Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A - Yêu thương kẻ thù (22/2/2020)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn