Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
 10 NGHĨA VỤ CẦN THỰC HIỆN KHI CHA MẸ TỚI TUỔI GIÀ


Bạn có bao giờ nghĩ đến bổn phận phải có với cha mẹ khi các ngài trở nên già yếu không? Tôi không nói đến nghĩa vụ theo pháp luật (thực ra luật pháp cũng không có gì mấy). Tôi đang đề cập đến khía cạnh đạo đức, luân lý về sự đáp trả của con cái. Đó là cái mà tôi suy nghĩ rất nhiều, đặc biệt là sau khi chúng ta nhận ra biết bao điều cha mẹ đã hy sinh để chăm lo cho cuộc sống tốt đẹp khi ta còn trẻ. Dưới đây là mười điều mà tôi tin rằng chúng ta còn nợ cha mẹ khi các ngài đạt đến tuổi “hoàng kim”.
 

CHÚNG TA NỢ GÌ KHI CHA MẸ VỀ GIÀ?

Trước khi xem chúng ta cần làm gì khi cha mẹ về già, tôi muốn chia sẻ một trích dẫn tuyệt vời của Tia Walker, đồng tác giả sách Người chăm sóc đầy năng lực (The Inspired Caregiver). Nhà văn viết “Chăm lo cho người đã từng nuôi dưỡng chúng ta là một vinh hạnh cao quý nhất”. Tôi rất đồng ý. Vì thế, nghĩ đến những nghĩa vụ dưới đây là có trong tay niềm vinh hạnh đó.

     
1. Đối xử với lòng trân trọng và tôn kính

Trước tiên và trên hết, đối đãi với cha mẹ cách trân quý và tôn trọng như các ngài xứng đáng được như vậy. Hầu như tất cả các nghĩa vụ tiếp theo đều thể hiện điều này, nhưng rất quan trọng để nói đến nó một cách rõ ràng. Mỗi một con người trên trái đất này, từ trẻ tới già, đều xứng đáng được đối xử bằng lòng trân trọng. Hơn nữa, tôn trọng là điều được nhận từ những gì đã cho đi nhưng không, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý cha mẹ đáng nhận được nó nhất. 
 
2.      
        2. Đừng xem cha mẹ như con nít

Trong xã hội ngày nay, chúng ta thường đối xử với cha mẹ già như đối xử với trẻ con. Nếu không tin, các bạn thử ngẫm lại mà xem, cách chúng ta nói với cha mẹ và nói với con trẻ; giống hệt nhau. Điều này gọi là “trẻ con hóa” họ. Chuyên gia đạo đức học Randall Horton đã viết một bài đăng trên tờ Huffington Post, “Tại sao lại hạ phẩm giá họ như vậy?”
 
3.      
       3. Hãy  lắng nghe các ngài

Cha mẹ đã tiêu tốn thời gian, ít nhất là 18 năm, để lắng nghe chúng ta. Họ đã kiên nhẫn trả lời 10.000 lần câu hỏi “tại sao” khi chúng ta còn nhỏ. Họ đã quan tâm thật sự đến từng chiếc lá cây, con sâu bọ… trong những chuyện hấp dẫn chúng ta trong sân trường mẫu giáo của mình. Suốt những năm tuổi dậy thì, họ đã lắng nghe những lời than phiền, trách móc (cằn nhằn, cẳn nhẳn) của chúng ta về những người bạn không tốt, những thầy cô giáo không hay và những bất công trong cuộc sống.

Bây giờ, đến lượt chúng ta, hãy lắng nghe các ngài. Vâng, ngay cả lúc cha mẹ nói với ta một câu chuyện, lặp đi lặp lại hoài. Hãy nhớ biết bao nhiêu lần chúng ta đã được các ngài lắng nghe bao nhiêu câu chuyện tầm thường, nhỏ bé trong đời mình.
 
4.      
      4. Dành thời gian cho cha mẹ

Chúng ta quá bận rộn với đời sống người lớn đến nổi quên gọi về nhà và ít thăm ba mẹ thường xuyên. Điều đó thường xảy ra, và điều đó không có nghĩa bạn là một người con không tốt. Cha mẹ biết hiện nay bạn có “cuộc sống của riêng mình”. Tuy nhiên, cuộc sống đó cũng phải bao gồm luôn cha mẹ nữa!

Cứ mỗi lần họ nói “Không sao đâu!” khi bạn quên ngày sinh nhật hoặc gọi trễ sau ngày lễ mừng, là một lần họ khóc thầm trong bụng. Chúng ta nợ ba mẹ mình thời gian, sau những gì họ đã hy sinh hầu như cả đời mình cho chúng ta.
 
5.      
      5. Hỗ trợ cha mẹ

Một bác sĩ gạt đi việc khai bệnh của các ngài, khi nói “Chỉ là một phần của tuổi già!” thay vì quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi, bạn hãy hỗ trợ bằng cách đứng về phía cha mẹ mình. Hãy nhớ đến bao nhiêu lần ba hay mẹ đã bênh vực mình với những thầy giáo khó tính, những bạn bè khó chịu, những bác sĩ cho rằng những biểu hiện bệnh của bạn “Chỉ là một phần của tuổi mới lớn”!

Nếu song thân phụ mẫu của chúng ta không thể (hay không biết, vì khác thế hệ) bênh vực cho quyền lợi của mình, thì chính chúng ta phải làm điều đó. Ba mẹ càng già càng cần con cái nâng đỡ họ. Với người mắc chứng lãng trí càng đặc biệt cần điều này, khi tiếng nói của họ hầu như không còn ý nghĩa nữa.
 
6.      
    6. Học hỏi từ người cao tuổi

Ngoài bổn phận đối với cha mẹ khi các ngài ngày càng già, học hỏi nơi cha mẹ già là một tình trạng thực sự lợi ích vô cùng. Cha mẹ sẽ yêu thích được ở gần chúng ta. Chúng ta “có lợi” vì được cha mẹ dạy cho những phương truyền của gia đình, chia sẻ những câu chuyện trong quá khứ và trải nghiệm được sự khôn ngoan của các ngài. Chúng ta “có lợi” bởi vì chúng ta sẽ không hối tiếc khi ba mẹ ra đi. Bạn sẽ không ân hận vì đã không hỏi cách làm món ăn ngon nhất mà mẹ đã thủ đắc, hay thời gian trải nghiệm binh nghiệp của ba trong chiến tranh. Con cháu của bạn và mọi thế hệ trong gia đình cũng thừa kế việc “có lợi”, bởi vì chúng sẽ cảm thấy được nối kết với lịch sử gia tộc mình.
 
7.      
   7. Hướng dẫn các ngài

Ngoài học hỏi từ cha mẹ, dĩ nhiên còn là việc chỉ dạy cho người cao tuổi những điều mới lạ đối với họ. Chúng ta thường có quan niệm sai lầm là người già thì không thể học hỏi thêm điều mới, giống như những chú quân khuyển đã già thì không thể học thêm những chiêu mới được. Mọi người hay cười cợt ông bà già về vấn đề công nghệ…

Thay vì chọc ghẹo ông bà vì không thể tham gia trò chuyện trên mạng Internet trong ngày nghỉ của gia đình, hãy hướng dẫn cho ông bà cách sử dụng nó. Ông rất muốn học. Ông muốn hiểu biết thế hệ của bạn và muốn cảm nhận được những đam mê của các bạn. Chỉ cố gắng nhớ, hãy kiên nhẫn! Ông bà đã kiên nhẫn khi tập cho bạn chạy xe đạp, hay hơn nữa khi tập cho bạn lái chính chiếc xe máy của ông bà.
 
8.      
    8. Hãy bảo đảm cho cha mẹ có một nơi gọi là nhà

Ngoài những bổn phận chúng ta đã đề cập đến, đây thực sự chỉ là một vấn đề tài chánh tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng nằm trong những gì quan trọng nhất. Khi pháp lý không bắt chúng ta phải có một ngôi nhà cho cha mẹ an dưỡng lúc về già, chắc chắn về mặt đạo đức chúng ta phải lo cho họ một nơi cư trú để chắc chắn cha mẹ không phải là người vô gia cư. Nếu phải để cha mẹ sống với ta, hãy làm điều đó. Nếu ba mẹ chọn sống với những người cao tuổi ở nhà hưu dưỡng, bổn phận của bạn cũng chưa phải là chấm dứt. Một tổ ấm chứ không chỉ là một mái nhà che đầu. Phụ mẫu ta xứng đáng có một nơi để sống thoải mái và được đối đãi tử tế.

Buồn thay, tùy thuộc vào chủng tộc và văn hóa nền tảng, bạn cần ủng hộ nhiều nhiều hơn để điều này có thể được thực hiện. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, người già các vùng miền sống trong nhà dưỡng lão là tiêu biểu cho việc thiếu sự chăm sóc, thiếu nhân lực và thiếu quan tâm một cách trầm trọng.
 
9.      
     9. Tìm hiểu và tôn trọng ước muốn của cha mẹ

Một trong những nhiệm vụ khó khăn của con cái đối cha mẹ khi các ngài về già là khi gần cuối đời – hãy tôn trọng những mong ước của họ và thực hiện chúng khi các ngài yêu cầu. Hy vọng rằng, con đường đó sẽ còn rất dài. Vì thế bây giờ, hãy ngồi xuống nói chuyện với cha mẹ già và thực lòng tìm hiểu xem cha mẹ mong ước điều gì. Cố gắng đừng bỏ qua. Đó là một vấn đề khó khăn, nhưng bàn thảo từ bây giờ tốt hơn là sau này quyết định chỉ bằng cảm xúc riêng của mình.
 
10.  
    10. Đừng tính toán khi giúp đỡ cha mẹ

Cuối cùng, nhưng quan trọng, bạn phải thực hiện những điều đã nêu trên nhưng không làm nặng đầu cha mẹ. Đừng thường xuyên kể lể sự hy sinh của mình để chung sống với các ngài. Đừng tự mãn, hay tỏ ra ta đây khi chỉ dẫn các ngài những điều mới lạ.

Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là, đừng thi hành những điều này với tâm thế bị buộc phải làm. Cha mẹ không bắt ép chúng ta. Các ngài đã nuôi dưỡng và hy sinh cả đời vì ta. Con cái nợ cha mẹ tất cả mọi điều. Eleanor Roosevelt đã nói: “Người trẻ tốt đẹp là sự tình cờ của tạo hóa, nhưng người già tốt đẹp là một công trình nghệ thuật”. Hãy đối đãi với cha mẹ như họ là tài sản quý giá và là công trình nghệ thuật mà các ngài là hiện thân.
 
 
10 Duties We Have Towards Our Parents When They Get Older / Cành Dương chuyển ngữ
 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Làm sao để nhận ra người cao tuổi là kho báu của gia đình. (1/3/2020)

Tình yêu của Bố - Người làm con sẽ ứa nước mắt khi đọc xong (10/2/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Có một nơi tôi muốn gọi là Nhà… (16/1/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Thầy tôi (1/1/2020)

Chào mừng 25 năm Sống Tin Mừng Tình Yêu - Được, Mất (5/12/2019)

Các gia đình là giáo hội tại gia, công trình sống động của Thiên Chúa (16/11/2019)

2 tác hại khi bố mẹ hồn nhiên gần gũi con (1/11/2019)

Bảy gợi ý dành cho người Công giáo khi online (24/10/2019)

Chăm sóc những thương tích gia đình (2/10/2019)

12 bí quyết cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc (12/8/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn