Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa nhật I Mùa Chay – Năm A
 
 
ĐỨC GIÊSU CHỊU CÁM DỖ

Kinh nghiệm cho thấy, sống ở đời là chấp nhận chịu cám dỗ, bởi vì con người vừa mang trong mình một khát vọng vươn tới Đấng vô biên, vừa thấy mình luôn bị một mãnh lực xấu kéo trì xuống. Bài Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay hôm nay cho thấy Đức Giêsu cũng chịu cám dỗ, và Ngài đã chiến thắng. Ta hãy suy nghĩ xem Đức Giêsu đã chiến đấu và chiến thắng như thế nào, để từ đó rút ra bài học cho cuộc sống đức tin.
Khởi đầu bài Tin Mừng, thánh Matthêu cho thấy Đức Giêsu được Thánh Thần dẫn vào hoang địa 40 ngày và chịu Xatan cám dỗ.
Cơn cám dỗ thứ nhất là biến đá thành bánh. Sau một thời gian dài nhịn ăn, Đức Kitô cảm thấy đói. Cái đói làm tê liệt và đe dọa sự sống, điều duy nhất cần thiết đối với người đói là tấm bánh để ăn. Chính vì nhận ra Đức Giêsu đang đói, nên Xatan đã cám dỗ Ngài: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi”. Đức Kitô không phủ nhận sự cần thiết của cơm bánh vật chất, nhưng Ngài cho thấy con người không chỉ sống nhờ cơm bánh, mà còn nhờ Lời Chúa nữa. Cũng vậy, lợi nhuận trong kinh tế là điều quan trọng, nhưng không được quên giá trị văn hóa, luân lý, tôn giáo … Lắm khi cái đói vật chất chi phối ta, nhưng ta đừng để mình thỏa mãn cơn đói bằng bất cứ giá nào, bởi vì bên kia sự sống thể lý, còn sự sống tâm linh vĩnh cửu, cần được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa qua việc sống theo Lời Chúa dạy bảo. Vì thế Đức Giêsu nói với Xatan: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
 
Cơn cám dỗ thứ hai ma quỷ đề nghị Đức Giêsu gieo mình từ nóc cao Đền thờ xuống đất như vận động viên nhảy dù và Thiên Chúa sẽ nâng đỡ Ngài. Xatan nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống đi”. Cơn cám dỗ này có vẻ đạo đức, nhưng kỳ thực lại là dấu hiệu của sự thiếu lòng tin. Tôi tự đưa mình vào tình thế hiểm nghèo để bắt Chúa hành động. Tôi muốn có những thành công mà không chịu nỗ lực, không chịu cố gắng làm việc. Cơn cám dỗ này thúc đẩy người ta dùng Thiên Chúa để phục vụ cho những ước vọng ngông cuồng của mình, chứ không đến với Chúa trong tâm tình của người con thảo đối với Cha hiền. Vì thế, Đức Giêsu đã vạch trần âm mưu của ma quỷ, Ngài chỉ cho ta cách xử sự của người con thảo, Người con thảo tin cậy, phó thác và luôn làm theo ý Cha, chứ không bao giờ dám thách thức Cha. Người con hiếu thảo vâng lệnh Cha sai bảo, chứ không bao giờ dám sai bảo Cha. Đức Giêsu nói: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa, là Thiên Chúa của ngươi”.
Cơn cám dỗ thứ ba, là bái lạy ma quỷ để được quyền lực và vinh quang. Xatan nói với Đức Giêsu: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. Quyền lực và vinh quang là cơn cám dỗ muôn thuở của nhân loại. Từ ngàn xưa, vua chúa các nước hay các nhà độc tài đã không ngừng gây chiến để tranh dành quyền lực. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đã xuất hiện những cuộc chiến mới, người ta không còn giết nhau bằng gươm giáo hay súng đạn, nhưng bằng quyền lực kinh tế, khoa học kỹ thuật theo kiểu cá lớn nuốt cá bé, ấy là chưa kể đến những kẻ vì chiếc ghế quyền bính và danh vọng, họ đã không ngần ngại đạp lên người khác để mình được thăng tiến. Đứng trước cơn cám dỗ này, Đức Giêsu đã cương quyết từ chối danh vọng quyền bính, Ngài còn chỉ cho ta con đường duy nhất phải theo, đó là thờ phượng Thiên Chúa. Ngài nói với Xatan: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. Chỉ có thờ phượng Thiên Chúa mới đem đến cho con người sự tự do đích thực, tự do trong tâm hồn, không phải cúi đầu làm nô lệ cho Xatan, hay cho tham vọng của mình. Thế là Xatan thất bại và nó phải rút lui.
Chúng ta đang sống trong những ngày đầu của mùa Chay, Mùa Chay là thời gian thuận tiện để giúp ta nhận diện cơn cám dỗ của riêng mình. Cuộc sống văn minh hôm nay cung cấp cho ta nhiều cám dỗ hơn, ngọt ngào hơn, hấp dẫn hơn và cũng tinh vi hơn: Cám dỗ chiếm đoạt và sở hữu; cám dỗ thống trị bằng quyền uy và trí tuệ; cám dỗ sống buông thả theo bản năng … Cơn cám dỗ nào cũng đặt ta trước sự chọn lựa, và chọn lựa nào cũng đòi hỏi từ bỏ, hy sinh. Lắm khi, vì ngại từ bỏ hy sinh, nên tôi buông mình trong vòng vây êm ái của những cơn cám dỗ. Có thể tôi nhận được một vài niềm vui sướng và hoan lạc, nhưng kỳ thực tôi lại trở thành nô lệ, nô lệ cho ma quỉ, cho cái tôi hẹp hòi ích kỷ của mình. Ngược lại, nếu tôi chấp nhận từ bỏ hy sinh, thì cơn cám dỗ có thể làm tôi lớn lên, và cứng cáp hơn sau mỗi lần chiến thắng.
Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta chiến thắng được những cơn cám dỗ, nhờ tỉnh thức và cầu nguyện, nhờ chay tịnh và làm chủ bản thân. Nhất là xin Chúa giúp ta có can đảm chỗi dậy sau mỗi lần vấp ngã, vì ta vững tin vào Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót và thứ tha.
 
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A - Yêu thương kẻ thù (22/2/2020)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn