Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH – NĂM C

Ở LẠI VÀ BAN BÌNH AN


 
Người Việt ta thường bảo: “Xa mặt cách lòng”, nghĩa là khi xa cách thì người ta dễ quên nhau, bằng cớ là có nhiều đôi vợ chồng gãy gánh giữa đường vì sống xa nhau; nhiều người con xa cha mẹ dễ trở nên hư hỏng; hoặc đầy tớ, khi chủ vắng nhà thì như gà bới bếp … Vì muốn các môn đệ khỏi lâm vào cảnh xa mặt cách lòng, nên trong bài Tin Mừng hôm nay, trước viễn cảnh sắp ra đi, ra đi chịu chết, và cũng là đi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu hứa rằng Ngài sẽ ở lại với các ông, đồng thời Ngài ban cho các ông sự bình an của Ngài, để các môn đệ đừng sợ hại và xao xuyến. Ta hãy đọc lại trang Tin Mừng để rút ra bài học cho cuộc sống.

Vào lúc sắp chia tay các môn đệ để về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã loan báo việc Ngài ở lại, Ngài nói: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở với người ấy”. Qua câu này, ta thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa “yêu mến” và “tuân giữ”. Yêu mến thúc đẩy tuân giữ; và tuân giữ là bằng chứng của yêu mến thực sự. Yêu mến là tình cảm tích cực ở bên trong, cái bên trong được bộc lộ ra bên ngoài qua việc tuân giữ. Hệ quả của yêu mến và tuân giữ là ở lại trong Chúa. Động từ “ở lại trong” đã diễn tả sự liên kết thật thân tình, thật chặt chẽ đến nỗi cả hai nên một. Cành nho khác với thân nho, nhưng cả hai đều là nho, vì đều chia sẻ một giòng nhựa sống.

Ai trong chúng ta cũng biết rằng, khi rước lễ, ta được kết hiệp mật thiết với Chúa, ta ở lại trong Chúa như Đức Giêsu đã từng khẳng định: “Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56). Nhưng đó là ở với Chúa, ở trong Chúa qua bí tích; còn trong cuộc sống đời thường, ta ở với Chúa, ở trong Chúa qua việc  yêu mến và tuân giữ lời Ngài. Một người con bảo rằng mình rất yêu cha mẹ nhưng lại xem thường, hay bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ hợp tình hợp lý của cha mẹ, thì đó là người con đích thực hay là người con giả dối của Chúa? Tiêu chuẩn để ta đánh giá, đó là ta có yêu mến và tuân giữ lời Chúa hay không?

Mặt khác, để động viên khích lệ các môn đệ đang hoang mang xao xuyến trước cuộc ra đi của Ngài, Đức Giêsu hứa ban cho các ông sự bình an. Ngài bảo: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian”. Đâu là sự khác biệt giữa bình an Chúa ban và bình an của thế gian?

Thông thường, trước một cuộc đi xa, người ở lại sẽ chúc bình an cho người ra đi, nhưng nơi Đức Giêsu thì lại khác, người ra đi gởi gắm bình an cho người ở lại. Đối với chúng ta, bình an vẫn là một sự cầu mong, một lời chúc, như chúng ta chúc tuổi nhau trong ngày tết, nhưng với Đức Kitô, bình an ấy là một thực tại, một quà tặng được Ngài trao cho chúng ta: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy…”. Động từ “để lại” và “ban cho” đã nói rõ điều ấy. Cuối cùng, bình an thế gian có nghĩa là ổn định, không gặp trắc trở, đó là những gì thuộc lãnh vực tự nhiên, ở bên ngoài và không bền vững. Còn bình an Chúa ban có tính nội tâm, vẫn tồn tại giữa những đau khổ và gian truân thử thách. Bằng cớ là, trước khi ra đi chịu chết, Đức Giêsu ban bình an cho các môn đệ, sau khi Phục sinh, Ngài lại ban bình an và cho các ông xem các vết thương của Ngài (Ga 20,19-20). Như vậy, bình an là tên gọi khác của ơn cứu độ, ta đón nhận bình an Chúa ban nhờ lòng tin, cậy, mến.

Chúng ta đang sống trong một thế giới tiến bộ, nhưng cũng là một thế giới mang nặng nỗi lo âu: lo âu vì chiến tranh, thiên tai, bệnh hoạn ; lo âu vì công ăn việc làm, vật giá leo thang, vệ sinh an toàn thực phẩm; lo âu vì chuyện gia đình cha mẹ, vợ chồng, con cái …

Trong thánh lễ hôm nay, xin Thánh Thần, Đấng Bảo trợ củng cố lòng tin cậy mến còn non yếu của chúng ta, để chúng ta biết nhiệt thành tuân giữ Lời Chúa, nhờ đó, chúng ta sẽ có được bình an giữa những thách đố của cuộc đời.  

LM. Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn